DotA 2 và cách tính Matchmaking Rating
Valve đã cập nhật chế độ đấu xếp hạng cho DotA 2 vào hồi đầu tháng 12, Matchmaking rating ( MMR) được xây dựng với mục đích tạo ra những trận đấu cân bằng và có trình độ tương đương giữa cả hai đội. Hãy cùng tìm hiểu về chế độ đấu xếp hạng này và cách tính rating của chế độ MMR mới này nhé.
Giải thích về Matchmaking rating
Valve sử dụng hệ thống đánh giá TrueSkill hoặc một hệ thống tương tự cho matchmaking. Hệ thống này khá phức tạp nhưng nói đơn giản, skill thực sự của bạn được đánh giá bởi một giá trị trung bình được ẩn đi và một giá trị “không chắc chắn”. Bởi skill có thể thay đổi qua các game, hệ thống chỉ đơn giản đưa ra đề xuất rằng skill trong mỗi game phần lớn sẽ xấp xỉ với giá trị trung bình tuy nhiên cũng sẽ có khả năng bạn sẽ chơi tệ hơn hoặc hay hơn so với skill level được đề xuất.
Ví dụ, một người chơi có rating skill trung bình là 3000 và giá trị “không chắc chắn” là 500. Hệ thống dự đoán rằng 95% khả năng người chơi có thể chơi ở trình độ của những người có rating trung bình trong khoảng 2000-4000. Tuy nhiên vẫn có ít hơn 1% khả năng họ sẽ có thể chơi với trình độ như những người có rating trung bình là 4500 hoặc tệ như những người rating trung bình chỉ là 1500.
Điều đáng chú ý đó là rating skill trung bình không giống với MMR mà bạn thấy. Dựa trên TrueSkill, rating mà bạn thấy chỉ là dựa đoán tương đối về rating skill thực sự của bạn. Microsoft xác định rằng rating mà bạn thấy thấp hơn 3 lần so với rating skill trung bình có nghĩa là 99% bạn đang chơi ở một trình độ cao hơn. Nếu như skill rating trung bình của bạn là 3000 và giá trị “không chắc chắn” là 500, MMR mà bạn thấy sẽ chỉ là 1500.
Điều chỉnh rating trung bình sau các game
Skill rating trung bình tăng sau một trận thắng và giảm sau 1 trận thua. Không quan trọng bạn chiến thắng như thế nào, cách biệt bao nhiêu, GPM cuối trận, K/D/A, tất cả đều không quan trọng. Việc điều chỉnh rating chỉ quan tâm tới việc bạn thắng hay thua.
Rating của bạn sẽ thay đổi bao nhiêu được xác định dựa trên giá trị “không chắc chắn” và rating trung bình của team bạn so sánh với đối thủ. Nếu team bạn có rating trung bình cao hơn và bạn thắng, nó sẽ được cho là đúng như dự đoán, vì vậy team bạn sẽ có được ít điểm hơn. Nếu team bạn có rating thấp hơn mà giành chiến thắng, bạn sẽ được nhiều điểm hơn. Áp dụng ngược lại trong trường hợp bạn thua.
Số điểm này sau đó sẽ được chia ra cho các người chơi dựa trên giá trị “không chắc chắn” của họ. Nếu như giá trị đó của bạn cao, bạn sẽ có hoặc mất lượng phần trăm lớn hơn so với các player khác trong team bạn. Về cơ bản, nếu giá trị “không chắc chắn” của bạn là 500 và tổng giá trị “không chắc chắn” của team bạn là 1500, kết quả là bạn sẽ nhận hoặc mất 33% tổng số điểm mà team bạn được nhận.
Video đang HOT
Điều chỉnh giá trị “không chắc chắn” sau các game
Sau mỗi game, hệ thống sẽ “biết” và chắc chắn hơn về rating của bạn. Điều này được phản ánh qua giá trị “không chắc chắn” giảm dần. Ở trong game mà hệ thống gần như nghiêng về khả năng chiến thắng của team bạn do rating cao hơn và bạn thắng, giá trị đó sẽ rất ít thay đổi bởi nó không phải là một điều gì đó bất ngờ. Nếu một team thua hoặc thắng một cách bất ngờ, giá trị đó sẽ thay đổi rất nhiều.
Nếu như giá trị này giảm dần về không thì sẽ là một vấn đề bởi nếu vậy bạn sẽ không nhận hay mất điểm sau mỗi game, điều này sẽ ảnh hưởng đến rating của bạn. Để tránh điều này, hệ thống sẽ làm cho giá trị “không chắc chắn” của bạn tăng một ít trước mỗi game. Điều này cho phép hệ thống theo dõi sự cải thiện của người chơi theo thời gian và đảm bảo rằng giá trị “không chắc chắn” không bao giờ giảm xuống bằng 0.
Tôi thắng toàn bộ 10 game và MMR của tôi là 3000 trong khi bạn tôi thua toàn bộ 10 game và MMR là 4000. WTF Volvo???
10 game đó của bạn không thực sự quyết định tới MMR của bạn như những gì mà valve khiến các bạn tin. MMR của bạn đã được quyết định từ trước đó bởi skill trung bình của bạn trước khi có ranked match. Đây là lí do tại sao bạn không được ghép đối đầu với người chơi hoàn toàn mới ở game đầu tiên. Rating của bạn không phải bắt đầu từ con số 0.
Rating của bạn sẽ thay đổi nhiều hơn so với khi bạn chơi ở chế độ unranked nhưng sẽ không nhiều tới mức có thể tạo ra một sự thay đổi lớn đối với rating. Nếu rating của bạn là 2500 và bạn thắng 10 trận, giá trị đó sẽ là 3000 nhưng bạn của bạn có thể có rating là 4500 nên sau khi thua 10 trận, nó sẽ giảm xuống 4000.
Tôi đã chơi xong 10 game, vậy tại sao tôi vẫn chơi với những người mới chơi game đầu tiên?
10 trận chỉ là một con số tùy ý. Rating của bạn đã có từ trước khi bạn chơi game đầu tiên. Sau 10 game, nó chỉ có nghĩa là hệ thống đã chắc chắn hơn về rating của bạn. Thực tế, cần nhiều hơn 10 trận để có thể xác định rating chính xác của bạn với một giá trị “không chắc chắn” rất thấp.
Tôi vừa thắng 1 game, có GPM cao nhất và giết nhiều nhất, tại sao MMR của tôi lại giảm?
Trước hết, GPM và kill không có bất kì một ảnh hưởng gì tới rating. Hệ thống chỉ xác định dựa vào việc bạn thua hay thắng.
MMR có thể giảm sau khi thắng và tăng sau khi thua. Nếu bạn nhớ cách mà MMR của bạn được tính từ skill rating trung bình: MMR = giá trị trung bình – 3 x giá trị “không chắc chắn”. Giá trị trung bình luôn tăng sau một game thắng và giảm sau 1 game thua. Ở trong game mà hệ thống gần như nghiêng về khả năng chiến thắng của team bạn và bạn thắng, giá trị “không chắc chắn” của bạn sẽ giảm rất ít và bạn sẽ được rất ít điểm. Như ở trên đã nói, hệ thống sẽ làm cho giá trị “không chắc chắn” của bạn tăng một ít trước mỗi game. Trong những game như vậy, giá trị “không chắc chắn” của bạn giảm không đủ để bù vào phần được cộng thêm vào và nó sẽ làm cho giá trị “không chắc chắn” của bạn bị tăng lên cùng với việc giá trị trung bình của bạn chỉ tăng lên rất ít, dẫn tới MMR của bạn bị giảm.
Ví dụ, giá trị trung bình là 6000 và giá trị “không chắc chắn” là 500 suy ra MMR sẽ là 4500. Một game đấu vừa kết thúc và team bạn có lợi thế rất lớn đê thắng. Team bạn có được 300 điểm chia cho những người trong team. Hệ thống cộng thêm 50 điểm vào giá trị “không chắc chắn” trước khi bắt đầu và giá trị “không chắc chắn” của bạn trước đó là 480 suy ra hiện tại giá trị đó là 530. Tổng giá trị “không chắc chắn” của team là 2000 nên bạn sẽ nhận (530/2000)x300=80 điểm. MMR mới của bạn sẽ là 6080 – (3×530) = 4490. MMR của ban giảm 10 điểm.
Valve nói rằng sự thể hiện của cá nhân có ảnh hưởng nhất định tới MMR. Tôi có một game K/D là 20-0 tuy nhiên team tôi noob và tôi thua game đó. Tôi vẫn mất điểm mặc dù đã chơi rất tốt. Lí do là?
TrueSkill không tính tới sự thể hiện của cá nhân. Microsoft nói về điều này như sau:
Trong một game đồng đội, cách duy nhất để xác định kĩ năng của người chơi đó chính là dựa trên thành quả của cả team. Tất cả các giá trị bổ trợ như số mạng giết, tỉ lệ K-D… đều có thể bị lợi dụng. Nếu là số mạng giết, người chơi sẽ đâm đầu vào combat nhằm kiếm được nhiều kill nhất có thể. Nếu là tỉ lệ K-D, họ sẽ có thể lùi về nhằm giữ mạng thay vì bảo vệ đồng đội. Bất kì một giá trị bổ trợ nào cũng có thể bị lợi dụng và dẫn tới việc làm méo mó trò chơi. Hiển nhiên là rất khó để có thể đánh giá kĩ năng cá nhân chỉ dựa trên kết quả của cả team.
Kết luận: Cho tới nay, tất cả những gì mà chúng ta được biết về cách tính MMR vẫn chưa hề rõ ràng và phần lớn đều dựa trên những giả thiết. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, MMR không nên hoàn toàn dựa vào chỉ số cá nhân vì nếu như MMR chỉ dựa trên các chỉ số cá nhân thì việc chúng ta được thấy những support chỉ cắm đầu vào farm cũng như ks để kiếm kill sẽ hủy hoại hoàn toàn trò chơi.
Theo VNE
Phim của Dương Di - Mã Quốc Minh bị chế giễu là..."bom xịt"
Kết thúc phát sóng với rating ảm đạm, "On call 36 hour 2" của Dương Di - Mã Quốc Minh đã lặng lẽ góp tên vào danh sách "bom xịt" truyền hình đáng thất vọng nhất năm qua.
Tuần qua, 2 tập cuối của phim truyền hình On call 36 hour 2 đã được phát sóng. Dù cố gắng đẩy các tình tiết lên cao trào như cho nhân vật Trương Nhất Kiện (Mã Quốc Minh) hồi tỉnh sau hôn mê hay Mỹ Tuyết (Huỳnh Trí Văn) được Bỉnh Xán (Viên Vỹ Hào) cầu hôn nhưng On call 36 hour 2 cũng không cách nào thu hút thêm khán giả.
"On call 36 hour 2" từng được xếp vào hàng phim "bom tấn" đáng mong chờ nhất năm 2013
Được biết, rating trung bình tuần cuối của phim là 26 điểm, thời điểm cao nhất là 28 điểm và thấp nhất là 23 điểm. Tính ra, rating trung bình cả bộ On call 36 hour 2 chỉ đạt 26,1 điểm, con số này chẳng những khiến On call 36 hour 2 lọt khỏi danh sách Top 10 phim truyền hình rating cao nhất TVB 2013 mà còn làm cho phim bị xếp vào hàng "bom xịt" đáng thất vọng chẳng thua gì Thâm cung nội chiến 2 đã phát sóng trước đó.
Tuy nhiên nội dung phim lại bị khán giả không ngớt lời chê bai là rời rạc, thiếu cuốn hút
On call 36 hour 2 khai thác đề tài y học, phim là câu chuyện về cuộc chiến chống lại bệnh tật của các bác sĩ Hồng Kông. Ngoài bộ đôi nam nữ chính Dương Di - Mã Quốc Minh, On call 36 hour 2 còn có sự góp mặt của dàn sao đình đám như: Ngô Khải Hoa, Chu Thiên Tuyết, Sầm Lệ Hương, La Trọng Khiêm, Cổ Minh Hoa...
So với phần 1, On call 36 hour 2 bị khán giả chê bai chẳng ngớt lời là có nội dụng cẩu thả và thiếu sáng tạo. Một số tình tiết liên quan đến khoa học bị trích dẫn sai, diễn viên diễn xuất chưa thuyết phục, các tuyến vai nhập nhằng, tạo cảm giác rối rắm và mờ nhạt. Dù trong suốt quá trình phim phát sóng, Dương Di và Mã Quốc Minh đã không ít lần trấn an khán giả là hãy chờ xem diễn biến câu chuyện nhưng cho đến tập cuối cùng, nhiều khán giả cho rằng vẫn chẳng tìm thấy điểm thú vị ở bộ phim.
Theo Pháp luật xã hội
Những phim truyền hình xứ Hàn có rating cao nhất 2013 "The Heirs", "I Hear Your Voice", "Master's Sun"... là những bộ phim có tỷ suất người xem đài cao ngất ngưởng, mang đến doanh thu lớn cho nhà đài trong năm nay. Dẫn đầu bảng xếp hạng rating là bộ phim A Hundred Years Inheritance của Eugene và Lee Jung Jin với con số rating đạt mức trung bình 22,2% cho 50 tập...