DOTA 2 Talent Guide: Lycan, cả thế giới bỗng chốc bé lại bằng ba con sói
Đã một thời gian, Lycan gần như biến mất hoàn toàn khỏi các giải đấu chuyên nghiệp, cũng như trở thành một trong những lựa chọn ít được xuất hiện nhất tại các trận đấu rank, pub. Tuy nhiên với những thay đổi gần đây, Lycan đang dần tìm lại được chỗ đứng của mình trong các trận đấu DOTA 2.
Đã một thời gian, Lycan gần như biến mất hoàn toàn khỏi các giải đấu chuyên nghiệp, cũng như trở thành một trong những lựa chọn ít được xuât hiện nhất tại các trận đấu rank, pub. Một phần nguyên nhân xuất phát từ lối chơi có phần tương đối nhạt nhẽo của Lycan, một phần khác lại tới từ sự phức tạp khi chơi vị tướng này. Tuy không đến nỗi cần quá nhiều thao tác tay như Chen hay Meepo, thế nhưng đừng tưởng rằng chơi Lycan là nhàn, khi mà với hai Wolves triệu hồi, cùng đàn đệ tới từ Necronomicon cũng đã đủ khiến người chơi Lycan phải cảm thấy mỏi tay.
Cộng thêm với việc Helm of Dominator đang trở nên phổ biến, người chơi Lycan hoàn toàn có thể biến DOTA 2 trở thành một sở thú di động với khả năng triệu hồi đệ của mình. Thế nhưng trong phiên bản mới này, với việc Impulse được làm lại cũng như những chỉnh sửa tới từ Howl càng khiến cho người chơi Lycan bắt đầu suy nghĩ lại về một lối lên đồ có phần trực diện hơn, thiên về damage như phong cách Lycan cổ điển thay vì chăm chăm lên Necronomicon theo xu thế push nhà như trong thời gian trước đó.
Cụ thể, trong phiên bản mới, lượng sát thương bonus thêm tới từ Howl bị giảm đi một nửa, nhưng đổi lại kỹ năng này có thể gia tăng lượng máu cho đồng đội, cũng như hiệu quả của skill này được nhân đôi về đêm. Bên cạnh đó, lượng damage của Feral Impulse cũng được tăng lên gấp bội, đổi lại với việc kỹ năng này đã không còn tăng tốc độ đánh cho Lycan. Khả năng hồi máu mới có tới từ Feral Impulse cũng là một trong những điều khiến Lycan có thể khởi đầu game đấu một cách thuận lợi hơn so với trước.
Tuy nhiên, sức mạnh của hắn cũng đã bị giảm đi đôi chút trước khi được đưa lại vào chế độ Captain Mode trong phiên bản 7.02, khi mà mana cost của Howl cũng như lượng tăng thêm agility mỗi level giảm xuống chỉ còn 1.0. Điều này càng nhấn mạnh sự thiếu hụt tốc đánh của Lycan ở thời điểm hiện tại.
Nhưng nên nhớ rằng, với việc có thể thay đổi các item trong backpack, khả năng rat doto tới từ Lycan cũng vẫn được giữ nguyên, khi hắn hoàn toàn không mất nhiều thời gian trong việc đổi slot TP từ backpack ra để sử dụng. Và đừng hỏi về độ phũ khi push nhà của Lycan, đặc biệt là khi hắn ở dạng sói.
Nên nâng hệ thống Talent Tree cho Lycan như thế nào:
Video đang HOT
Level 10: 20 sát thương hoặc 150 máu
Đa phần người chơi Lycan đều sẽ thiên về lựa chọn có thêm 20 sát thương ở cột mốc level 10 này. Rõ ràng 150 máu không phải là lựa chọn cần thiết cho Lycan, khi mà lối chơi của Lycan không yêu cầu quá nhiều về khả năng chống chịu, nhất là máu. Thêm vào đó, có thêm 20 damage tuy không thật sự quá lớn nhưng đổi lại, lượng sát thương có thêm sẽ khiến cho Lycan cải thiện tốc độ farm rừng cũng như đóng góp được nhiều hơn trong những tình huống combat. Không lạ khi có tới 73.3% người chơi Lycan lựa chọn tính năng này cho vị tướng của mình.
Level 15: -25 giây thời gian hồi sinh hoặc 12 strength
12 strength sẽ mang lại một lượng damage cũng như máu đáng kể dành cho Lycan. Đó đều là những chỉ số cần thiết dành cho vị tướng này. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 25 giây thời gian hồi sinh được giảm là một chỉ số cần thiết mà bất kỳ vị tướng nào cũng nên lựa chọn nếu có trong hệ thống Talent của mình.
Thế nhưng với Lycan thì ngược lại, thực tế chứng minh rằng, có tới 65.5% người chơi lựa chọn có thêm 12 strength, và tỷ lệ đông đảo này hoàn toàn có lý khi theo thống kê, pick này sẽ mang lại thêm 5.3% winrate dành cho người chơi Lycan.
Level 20: giảm 15% cooldown hoặc có thêm 15% né
Đa phần người chơi sẽ chọn lựa việc có thêm 15% né để tăng trực tiếp sức mạnh của bản thân. Đồng ý rằng đây là lựa chọn dù không quá cần thiết nhưng vẫn hợp lý hơn so với việc được giảm 15% cooldown, khi mà bộ kỹ năng của Lycan không có quá nhiều điểm đặc sắc cũng như không mang lại nhiều khác biệt với cooldown ngắn hơn.
Level 25: 15 giây thời lượng hóa sói hoặc có thể triệu hồi thêm 2 wolves
Sức mạnh của Lycan chủ yếu đến khi hắn đang ở dạng sói. Nếu không có ultimate và ở dạng người thường, Lycan gần như trở nên vô hại và dễ dàng bị counter bởi những item đơn giản như Ghost hay Force Staff bởi sự thiếu linh hoạt của mình. Đừng chần chừ gì mà hãy chọn việc có thêm 15 giây tác dụng bonus thêm trong dạng sói, khi mà tính năng này chắc chắn sẽ mang lại tối đa hiêu quả cho bạn.
Theo GameK
DOTA 2: Top 4 vị tướng sở hữu khả năng biến DOTA 2 trở thành SỞ THÚ DI ĐỘNG
Lycan, Chen, Enchantress và Beastmaster chính là 4 vị tướng DOTA 2 trong danh sách này.
The International 4 được mệnh danh là kỳ TI chán nhất trong lịch sử các kỳ chung kết thế giới, khi mà trận đấu được chờ đón nhất, quyết định chủ nhân của chiếc khiên Aegis lại diễn ra một cách chóng vánh và gần như không có chút bất ngờ gì.
Newbee hạ gục VG 3-0 trắng, và không có bất kỳ ván đấu nào vượt quá phút 25 trong game. Đó cũng là thời điểm mà trào lưu push tổng lực lên ngôi, và chưa bao giờ DOTA 2 trở nên đơn giản như vậy, khi cứ push khỏe là thắng. Và cũng tại thời điểm đó, các hình mẫu hero có khả năng triệu hồi đệ, tăng cường sức push bằng số lượng cũng là những gương mặt hot nhất lúc bấy giờ.
Thế nhưng, đáng tiếc thay cho những gương mặt trong bản danh sách này, khi ở thời điểm hiện tại, với những thay đổi to lớn trong meta game, chúng đã và đang dần dần mất đi chỗ đứng. Nhưng với việc Helm of Dominator được nâng cấp một cách toàn diện trong phiên bản mới thì trào lưu sở thú di động đang dần dần có dấu hiệu quay trở lại.
Lycan
Hãy bắt đầu với Lycan, một hard carry nổi tiếng bởi tốc độ farm cũng như sức push trụ của mình. Đây cũng có thể coi là hard carry ít được ưa chuộng bậc nhất trong DOTA 2, một phần vì sức mạnh của hắn quá dựa dẫm vào form ultimate, nhưng phần lớn không chuộng Lycan bởi sự rắc rối và phức tạp khi dù chơi ở vị trí hard carry, nhưng hắn lại có yêu cầu micro đệ tương đối cao.
Ở đầu game, những chú Wolves gần như chỉ có tác dụng hỗ trợ farm. Thế nhưng dần dần theo đó Wolves còn được sử dụng như một công cụ để track hoặc soi sight team địch tương đối hiệu quả. Đó là còn chưa kể, phong cách Lycan dí đến chết đối thủ với Necronomicon vẫn đang cực kỳ thịnh hành. 2 Wolves và thêm 2 đệ tới từ Necronomicon, và chưa kể một vài người chơi Lycan còn cố gắng lên thêm Helm of Dominator cho mình, Lycan hoàn toàn có thể vác nguyên sở thú cá nhân của mình và push trụ một cách tàn nhẫn.
Chen
Có lẽ không cần phải giới thiệu quá nhiều về vị tướng này, khi hắn được mệnh danh là chúa tể của rừng xanh. Có khả năng thu phục những creep rừng từ level đầu tiên một cách vô cùng chủ động, Chen hoàn toàn có thể trở thành nhà luyện thú tài ba, khi mà ở cấp độ lớn nhất, kỹ năng thu phục của vị tướng này có thể khiến hắn sở hữu tối đa 4 creep. Đó là chưa kể, với Ahganim's Scepter, Chen hoàn toàn có thể gia nhập vào thế giới Ancient Creep với những tính năng riêng biệt dành cho người.
Giờ đây, Chen ít khi được sử dụng theo xu hướng push tổng lực như trước, mà đa phần đều hướng tới việc lựa chọn hero này trong vai trò roam gank nhằm kiếm thêm những lợi thế sớm ở giai đoạn đầu game. Thế nhưng, dù đi đâu và làm gì, chắc chắn rằng vị tướng này không thể bỏ quên sở thú di động của mình.
Enchantress
Cũng giống với Chen, Enchantress có khả năng farm rừng từ rất sớm, với kỹ năng Enchant của mình. Chưa kể, ngay từ level 1, Enchantress đã có thể có cho mình 2 chú đệ từ khá sớm, dù rằng chúng bị giới hạn về thời gian tồn tại.
Thường thì ít người ưu tiên cộng max kỹ năng này, đặc biệt là khi passive slow tốc đánh cũng như skil hồi máu tỏ ra hữu dụng hơn hẳn. Phần lớn người chơi Enchantress chỉ lấy một điểm vào Enchant ở những cấp độ đầu để thuận tiện cho việc farm rừng, cũng như có thêm đôi chút hiệu ứng slow. Thế nhưng trong các thế trận yêu cầu push tổng lực, đừng ngần ngại mà học max Enchant để có thể triệu hồi sở thú đông không kém so với Chen.
Beastmaster
Chúa tể của muôn loài, Beastmaster cũng là một trong những quái nhân có thể điều khiển sở thú một cách vô cùng đa dạng. Mặc dù có khá nhiều kỹ năng gọi đệ, nhưng lối chơi của Beastmaster lại vô cùng đơn giản, chứ không nặng về micro như các vị tướng khác.
Ngay từ bộ kỹ năng của mình, hắn đã có thể triệu hồi Hawk để soi sight, cung cấp lượng tầm nhìn vô cùng lớn cho cả team. Spirit Bear thì mang lại khả năng làm chậm tương đối khó chịu, cùng khả năng last hit tốt ở giai đoạn đầu game. Bên cạnh đó, trận phái Necronomicon cũng là một item không bao giờ thiếu đối với người chơi Beastmaster. Cộng thêm passive Inner Beast có thể hỗ trợ tối đa đàn đệ của mình, Beastmaster hoàn toàn có thể kết thúc bất kỳ kẻ thù nào chỉ trong một lần sử dụng ultimate Roar.
Theo GameK
DOTA 2 Talent Guide: I am Juggernaut! Bất chấp sự vươn lên đầy mạnh mẽ của những người đồng nghiệp như Lone Druid, Sniper, cộng thêm sự thay đổi khó đoán về meta game, Juggernaut vẫn đang là sự lựa chọn được đánh giá là vô cùng toàn diện và cực kỳ cơ động. Trong suốt năm 2016, và thậm chí kể cả khi phiên bản big update ra mắt...