DOTA 2: Những thể loại đồng đội “nản” nhất mà ai cũng muốn tránh
Không ít người từng gặp phải những tình huống dở khóc dở cười bên cạnh đồng đội DOTA 2 bất hủ của mình. Theo bạn, người chơi ngán nhất gặp thể loại đồng đội nào?
DOTA 2 là tựa game 5 người, yêu cầu phối hợp với đồng đội để chiến thắng. Tuy nhiên, câu đó nói thì dễ mà làm mới khó, không ít người từng gặp phải những tình huống “khóc không được mà cười không xong” bên cạnh đồng đội bất hủ của mình. Vậy theo bạn, người chơi ngán nhất đồng đội “theo thể loại gì”?
1. Nhóm đồng đội đã gà nhưng còn pick Meepo
Có thể nói rằng Meepo – Geomancer là một trong những hero khó chơi bậc nhất của thế giới DOTA 2. Cùng một lúc bạn sẽ phải điều khiển từ 4-5 hero và nếu để 1 trong số những con tướng này chết, tất cả đám còn lại cũng sẽ chết theo. Vì vậy, hero này thực sự là nỗi ác mộng khi ở trong tay các game thủ có kỹ năng micro chỉ ở mức trung bình.
Bên cạnh đó, họ pick Meepo ngay từ lượt pick đầu tiên, để cho team địch rất nhiều lựa chọn counter, thậm chí họ pick Meepo dù trong team địch đã có Lich, Earthshaker. Nhóm đồng đội kiểu này sẽ khiến bạn chia tay 25 điểm MMR trong sự bất lực.
2. Nhóm đồng đội thích dùng “ngoại ngữ”
Một người chơi để queue một ngoại ngữ và dùng tiếng mẹ đẻ cả game. Điều này có gì đáng trách? Nó làm giảm đi khả năng kết nối của cả đội chơi trong game. Valve có lẽ nên có những cách xử lý thích hợp với nhưng gamer kiểu như thế này. Họ vào game, tranh giành mid, feed mạng, sau đó liên tục đổ lỗi, sỉ nhục tất cả người chơi khác bằng thứ tiếng mẹ đẻ. Nghe quen phải không, dám chắc bạn đã từng gặp kiểu đồng đội như thế này rồi.
3. Loại đồng đội pick support nhưng đòi làm carry
Video đang HOT
Đội hình của bạn trông khá ổn sau 4 lượt pick. Tuy vậy, đáng buồn là người chơi cuối pick support nhưng… không hề có ý định làm support. Thay vào đó, anh ta hướng đến Lina trong vai trò carry. Ngay lập tức, team bạn vướng vào những tranh cãi không hồi kết khi mà Lina từ chối mua gà, cắm mắt, giành farm. Thông thường một team có quá nhiều carry thường rất khó chơi và bị đì liên tục đến tận gần cuối mid game. Rất nhiều đội chơi không chịu nổi áp lực khi không có support và sớm gõ “gg”
4. Nhóm đồng đội không bao giờ chịu nhận lỗi
DOTA 2 là một tựa game mà không game thủ nào dám thừa nhận mình đã hiểu hết. Ngay cả những gosu trong các trận competitive đỉnh cao cũng có thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, có những nhóm người, từ mới chơi cho đến chơi lâu, không bao giờ nhận lỗi về mình mà luôn tìm cách đổ cho người khác. Bạn báo missing và ping liên tục, nhưng họ vẫn bị gank và đổ lỗi cho bạn.
Họ thiếu sự chú tâm đến game và cứng đầu một cách kỳ lạ, bạn phải hò hét họ cả tá lần “Get Back”, tuy nhiên họ vẫn cắm đầu cắm cổ farm lẻ trước khi bị cả đội hình team địch lao ra “làm gỏi”. Những người chơi dạng này thường pick carry, feed mạng, không bao giờ nhận lỗi và liên tục blame support trong cả game đấu.
5. Dạng đồng đội &’Mid or Feed’
Thông thường ở lượt pick đầu tiên, một người chơi sẽ pick một hero chuyên đi mid, ví dụ như Pudge. Mọi chuyện sẽ không có vấn đề gì nếu như không có những người khác im lặng pick những QoP, Outworld Devourer. Mọi việc tỏ ra khá ổn trong lượt pick, nhưng khi vào game, họ bắt đầu gõ “mid or feed”, tranh giành nhau midlane và lúc này team bạn sẽ rơi vào trạng thái rất khó xử. Khi không giành đc mid, họ tỏ ra bực bội và trở thành những kẻ phá đám.
Túm năm tụm ba ở mid, mặc cho các solo lane khác kêu cứu khản cổ. Sau khi mãi mới lên được lv6, những tay midlaner này bỏ mặc luôn cả mid, đi gank trong tình trạng “lang thang”. Hiển nhiên là sau đó cả 3 lane đều vỡ vụn và trong một thế trận nghèo nàn như vậy, thật khó để “mơ” về một cuộc lật kèo.
Theo Gamek
Những nhận định sai lầm của người chơi MOBA về Dota 2
Rất nhiều người hiện nay đều đang có những nhận định sai lầm về Dota 2.
Dota 2 kén người vì cấu hình?
Nhiều người đã từng nghĩ Dota 2 là một game rất nặng. Điều này hoàn toàn không đúng. Dota 2 yêu cầu vài thông số phần cứng nhất định, và nó nằm ở mức rất bình thường để có thể thưởng thức game.
Thậm chí nhiều người vẫn chơi bình thường dù cấu hình họ còn thấp hơn những gì Valve yêu cầu. Có chăng là khi bạn cần max cấu hình game, bạn sẽ cần một cỗ máy có phần cứng ổn hơn cấu hình tối thiểu dưới đây mà thôi.
Đường truyền mạng mới là vấn đề lớn đối với Dota 2, không phải ai cũng có một đường truyền tốt và ổn định để tham gia game. Một điểm khó khăn nữa ở Steam, một client nước ngoài, có độ phức tạp nhất định khi dùng. Không phải ai cũng có thời gian để bỏ ra tìm hiểu một thứ rối rắm như vậy cả.
Hệ thống Rank là thước đó chính xác trình độ?
Hệ thống Rank (MMR) trong Dota 2 nhằm sắp xếp và phân loại người chơi, làm cho game cân bằng hơn, tránh tình trạng "kẻ mạnh, người yếu".
Nhưng không phải lúc nào hệ thống này cũng phản ánh chính xác trình độ của một người chơi. Ví dụ như tất cả cùng có một khởi điểm ban đầu như nhau, cùng lập nick Dota 2 và cùng chơi khi chưa biết gì. Sau khi tính xếp hạng thì con số này sẽ chính xác hơn rất nhiều.
Trong Dota 2 không phải khởi điểm của mọi người đều là chưa biết gì. Có những người đã chơi DotA hoặc MOBA tương tự, cũng có người thì lập lại nick. Thế nên, một người có thể sở hữu nick chính Rank khá tồi tệ nhưng clone lại có mức điểm khá cao.
Ngoài ra việc chia Role trong game hay do sở thích cá nhân cũng ảnh hưởng khá nhiều. Một người chỉ chơi thuần Support sẽ không có được điểm Rank cao như những người chơi Carry hay Solo Mid.
Tất nhiên không thể so sánh một anh chàng 2000 MMR và một người chơi giỏi tầm 4500 đến 5000 MMR được. Nhưng khi cách nhau chỉ 200 đến 300 MMR mọi thứ sẽ khó đoán định hơn. Không thể khẳng định chắc chắn theo kiểu: "Tôi hơn anh 200 MMR có nghĩa tôi giỏi hơn anh".
Chơi nhiều, hiểu biết nhiều và bạn sẽ thành pro
Dota 2 là một game đặt nặng ở cả hai khía cạnh: Teamwork và Skill cá nhân. Thiếu một trong hai sẽ rất khó để bạn trở thành một người chơi giỏi.
Người viết có khá nhiều bạn bè chơi Dota 2 đã 2-3 năm. Một số có những tiến bộ nhất định, một số khác thì lại không dù họ chơi nhiều và hiểu biết cũng nhiều.
Vậy giải thích điều này như thế nào. Có khá nhiều nguyên nhân, từ tuổi tác, cách chơi, tố chất,...
Phần lớn game nói chung hay Dota 2 nói riêng đều có một điểm tương đồng ở việc xử lý tình huống nhanh nhạy, đưa ra các quyết định chính xác, sau đó là thao tác trên bàn phím và chuột. Càng lớn tuổi thì bạn càng chậm trong việc xử lý nhanh nhạy. Hay nói đúng hơn bạn không thể "click" nhiều hơn những cậu bé cấp 2, cấp 3.
Hoặc nếu bạn chỉ chơi vì vui, không quan tâm nhiều vào việc nâng cao trình độ. Bạn cũng sẽ không có được mức Rank cao. Dota 2 đòi hỏi tìm tòi và tập luyện rất nhiều để đạt đến một trình độ nhất định. Chỉ chơi không là không đủ.
Chơi game cũng là học hỏi, bạn học đến đâu bạn có đến đó, đừng than vãn tại sao khi mình nhồi vào đầu đủ thứ nhưng vẫn không khá hơn một thằng nhóc cấp 2 là bao.
Support là vị trí cho "gà"
Một nhận định xuất hiện ở hầu hết các tựa game MOBA. Quan niệm này không hẳn là hoàn toàn sai, nhiều người quan niệm Support không thể "gánh team" nên tầm ảnh hưởng không lớn, có feed cũng chả sao.
Thế nhưng hãy nhìn vào các top team thế giới, Support hầu như chỉ dành cho những đội trưởng, người có khả năng đọc trận đấu tốt nhất.
Support là vị trí đòi hỏi hoạt động nhiều và hầu như suốt cả trận đấu. Nên người chơi nó không chỉ giỏi về kiến thức game mà còn phải biết tính toán đường đi nước bước trong suốt thời gian trận đấu diễn ra, đặc biệt là trong Combat.
Vậy nên khi có ai đó vào game và nói: "I'm Support". Hãy biết cảm ơn họ, họ đã gánh rất nhiều phần việc lên vai đấy.
Theo Game4v
Tâm sự game thủ nữ: Chơi hỗ trợ Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam quá thiệt thòi Ở chuyên mục tâm sự game thủ lần này, chúng tôi sẽ đưa các bạn tới một chủ đề vô cùng nhức nhối của cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam bấy lâu nay - Hỗ trợ quá phế vật. Chuyên mục Tâm Sự Game Thủ luôn đem đến cho người đọc những quan điểm cá nhân, những câu chuyện buồn vui,...