DOTA 2 Đông Nam Á rúng động vì scandal dàn xếp tỉ số của huyền thoại ChuaN
Wong “ChuaN” Hock Chuan là huyền thoại của DOTA 2 Đông nam Á khi anh là player SEA duy nhất có được vinh dự nâng cao chiếc khiên thánh sau chức vô địch TI2, tuy nhiên sau quá khứ huy hoàng đó thì hình ảnh của anh bị vấy bẩn khá nhiều khi gần đây rất nhiều cáo buộc dàn xếp tỉ số của anh được tung lên mạng.
Mới đây trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một blogger tên là “call ChuaN a big bro” đã đăng một loạt những bằng chứng, các đoạn chat log của ChuaN và các giao dịch ngầm của player này liên quan tới việc dàn xếp tỉ số của các trận đấu nhỏ tại khu vực SEA.
Cụ thể thì ChuaN sẽ dùng tài khoản của các player có trình độ thấp hơn này và chơi luôn trận đó, đồng thời anh cũng bet luôn và đội mình đang đánh, hơn nữa để đảm bảo không bị lộ thì ChuaN bet ngầm không thông qua các website hay kênh cá cược nào khác hợp lệ.
Những giao dịch ngầm lên tới hàng chục triệu NDT của ChuaN bị phanh phui.
Điều đang quan ngại hơn đó là ngoài việc tố cáo ChuaN, post đó còn khẳng định rằng rất nhiều các trận đấu ở các giải đấu có trình độ trung bình đổ xuống ở Đông Nam Á đang bị điều khiển theo cách này, thậm chí là có cả trường hợp thuê người khác đánh hộ.
ChuaN đang ngày càng gây nhiều tiếng xấu trong cộng đồng DOTA 2.
Vụ này đã gây được sự chú ý rất lớn trong cộng đồng DOTA 2 Trung Quốc và Đông Nam Á, đặc biệt là ông chủ Vương Tư Thông của team IG, team cũ của ChuaN, cũng vào cuộc và tố cáo thái độ kém cỏi của player này.
Theo Thông ca thì ChuaN là kiểu người ích kỉ, dối trá, chỉ quan tâm đến tiền, ăn cháo đá bát và là người duy nhất ông chủ lắm tiền này xóa khỏi WeChat trong khi vẫn liên lạc với mọi thành viên cũ của IG.
Video đang HOT
Có lẽ do quá chán nản với ChuaN và DOTA 2 nên Thông ca quan tâm LMHT hơn chăng?
Đấu trường bán chuyên đã bị vấy bẩn như vậy, thậm chí cả những trận đấu xếp hạng của Đông Nam Á cũng làm cho người chơi chán ngán vì vấn nạn Rank Abuse khi rất nhiều người chơi bị xếp chơi cùng với những đối thủ có trình độ quá chênh lệch. Việc này xuất phát từ việc rất nhiều player có mức MMR cao lợi dụng chế độ find rank theo vị trí để có những game đấu dễ dàng và leo rank nhanh chóng.
Cụ thể thì ở mức MMR cao, khoảng trên 5k, nếu bạn và 4 người bạn quen biết find rank theo 5 role khác nhau thì xác suất rất cao là bạn sẽ cùng team với cả 4 người bạn còn lại trong khi 5 người còn lại thì random để find game cho nhanh và team của bạn dễ dàng dành chiến thắng.
2 player lọt top 50 rank Immortal SEA nhờ lợi dụng sơ hở của hệ thống Rank Role.
Một player khá ấm ức do việc bị thua một cách tức tưởi như vậy đã làm một cuộc điều tra nhỏ và thấy rằng 2 player Luk và Wommy, 2 người có mức rank immortal đều nằm trong top 50 SEA, đều find ra khoảng 6 player luôn cùng team với 2 người này. Thậm chí thanh niên này còn thu thập số liệu từ 100 games trước đó của 2 player này và thấy rằng họ chỉ có 137 đồng đội khác nhau so với con số trên 300 của các player nổi tiếng khác như Inyourdream, Bulldog hay Armel.
Rank Role cần được IceFrog sửa ngay nếu không muốn bị vứt xó.
Đây chắc chắn là lỗ hổng cực lớn trong hệ thống Rank role của Valve và gây ra sự ức chế dành cho người chơi khi họ phải chơi một trận đấu cầm chắc phần thua. Dẫu biết rằng rankrole là một sự cải tiến trong hệ thống match making của Valve, tuy nhiên ông trùm Gabe hay IceFrog cần phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn những kẻ phá rank này lại nếu không muốn chế độ Rank role chả ai thèm ngó ngàng tới.
Theo GameK
DOTA 2 Việt Hóa: Nên hay Không nên?
Gần đây, cộng đồng đã dấy lên không ít cuộc tranh cãi về vấn đề Việt hóa DOTA 2. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem tại sao lại có những ý kiến trái chiều nhau như vậy. Tất nhiên, bài này sẽ không nói về việc đúng hay sai, vì những người đã dám đứng ra làm một dự án phi lợi nhuận và có ích cho cộng đồng như vậy thì lúc nào cũng đáng được hoan nghênh.
Cộng đồng DOTA 2 tranh cãi những gì?
Việt hóa một game không bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với một trò chơi mang nặng nét văn hóa phương Tây như DOTA 2. Những câu từ, ngữ pháp của họ đều rất khác chúng ta. Do vậy nên khi dịch ra sẽ có một vài thứ đọc rất dài dòng và không tự nhiên.
Tuy nhiên, cũng có những thứ khi dịch ra sẽ giúp ích rất nhiều cho người chơi vì nó giúp họ hiểu hơn về hero mình thích mà không làm mất đi cái chất của DOTA 2. Tất nhiên không phải ai cũng thích điều đó. Một số người cho rằng DOTA 2 không nên dịch ra như vậy.
Tại sao họ lại nghĩ như thế? Phần lớn những người không thích Việt hóa DOTA 2 thường là những người chơi lâu năm, họ đã hiểu khá rõ về game rồi. Và họ không cần tiếng Việt trong game. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: Nếu không thích họ có quyền không sử dụng tiếng Việt và cứ chơi bằng tiếng Anh như bình thường.
Không phải vì thế mà họ có định kiến với bản Việt hóa. Chúng ta nên hiểu rằng, những ý kiến như vậy cũng chỉ là sự góp ý (tuy có một số người góp ý hơi tiêu cực) để phát triển bản Việt hóa được tốt hơn, trơn tru hơn. Dưới đây là một số thứ không nên khi Việt hóa mà cộng đông DOTA 2 tranh cãi rất nhiều những ngày qua:
Tên riêng của skill - item
Những banner ingame ( Megakill, Double kill, Triple kill, Rampage,...)
Tên riêng của từng vị tướng.
Chat wheel Hero (DOTA plus)
Tại sao lại không nên?
Sau đây là những lý do mà không nên Việt hóa những điều trên. Thứ nhất, tên riêng heros/items, banner ingame và chat wheel Hero là đặc sản của DOTA 2. Điều này rất đúng, khi đã là tên riêng thì không nên dịch vì rất dễ sai nghĩa hoặc ngữ cảnh. Mà nếu dịch theo nghĩa bóng và đúng ngữ cảnh thì sẽ rất khó giữ được cái chất của từng hero/item.
Thứ hai, về Chat wheel và banner ingame thì có chung một vấn đề. Đó là khi dịch ra tiếng Việt thì vô tình voice và wheel/banner không đồng bộ với nhau. Ví dụ, khi bạn giết được 2 mạng liên tiếp, banner hiện ra là: "vừa giết được 2 mạng" trong khi voice thì lại là : "double kills"; Khi bạn sử dụng chat wheel, dòng chat hiện ra sẽ là: "That was genious" trong khi voice thì lại là: "Đó quả là thiên tài". Điều đó dẫn đến sự không đồng nhất giữa 2 thứ với nhau, khiến người chơi thấy khá khó chịu.
Có nên phát triển thêm bản DOTA 2 Việt hóa?
Phần lớn cộng đồng DOTA 2 đều rất hứng khởi khi bản Việt hóa được ra đời. Đó là công lao của 1 nhóm người đã cất công nghiên cứu và xây dựng với mục đích phát triển mạnh hơn nữa DOTA 2 ở Việt Nam. Tuy đã có một số bản Việt hóa đã được công bố trước đây, nhưng nhóm dịch này đã cho thấy được sự nghiêm túc trong việc đầu tư phát triển của mình. Họ đáng được vinh danh và chấp nhận. Biết đâu một ngày nào đó, Valve sẽ vô tính ngó sang Việt Nam và thấy được sự phát triển của DOTA 2 mạnh mẽ ở đây. Khi đó, lại biết đâu được sẽ có một giải đấu mang tầm quốc tế do chính Valve tổ chức ở Việt Nam? Điều đó sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận. Và tất nhiên, con đường phát triển cho những tài năng ở Việt Nam là đó chứ đâu.
Còn riêng bản Việt hóa hiện tại, tuy có một số vấn đề nhưng nó hoàn toàn có thể được phát triển thêm. Dịch đúng hay dịch sai không quan trọng, việc quan trọng là cộng đồng người chơi DOTA 2 nên góp phần vào xây dựng nó. Cũng đã từ rất lâu rồi mọi người mới thấy được sự quan tâm của dư luận về DOTA 2 Việt Nam nhiều như vậy.
Việc thích hay không đó là tùy thuộc vào mỗi người. Thích cũng được, không thích cũng được. Nhưng những gì mà team Việt hóa đã làm là không thể phủ nhận. Họ đang cố gắng cứu cái từ lâu đã được gọi vui là "dead game" ở Việt Nam. Hy vọng trong tương lai gần, họ sẽ phát triển hoàn thiện hơn nữa bản Việt hóa này nhé.
Theo GameK
Vừa tung DOTA Plus, Valve khiến cộng đồng DOTA 2 điên đầu vì toán với bản 7.11 Một phiên bản DOTA 2 hiếm hoi mà Valve không đả động gì tới các hero cũng như trang bị nhưng nó hứa hẹn sẽ khiến cho meta game thay đổi một cách khá mạnh mẽ. Bản cập nhật này sẽ tập trung vào việc thay đổi lượng gold và cách hoạt động của công thức buyback Lượng gold tiêu tốn khi buyback...