Dota 1 (Defense of the Ancients) Một thời để nhớ
Dạo quanh phố phường và nhìn vào các hàng Net ven đường tôi bỗng thấy nhớ lại những kỉ niệm xưa thời Dota 1 – cái thời trẩu tre dẫn cả đội gào thét đập phá quán Net đến mức chủ quán phải… vào hò hét cùng.
Sự khởi đầu
Toàn cảnh bản đồ Dota 1
Defense of the Ancients (tên thường gọi là Dota) một Custom Map đặc biệt được Eul tạo ra vào khoảng thời gian đầu năm 2003. Sau đó không lâu, Eul dừng quá trình cập nhập các sự thay đổi cho game.
Trong các phiên bản được làm dựa trên bản đồ của Eul, bản đồ có tên Allstarsđược làm bởi Steve Feak (biệt danh Guinsoo) đã tạo nên được một cú Hit vào thời kì đó. Chính sự thành công không ngờ này đã tạo động lực cho anh tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sự thay đổi mới trong bản đồ của mình.
Ếch Băng nổi tiếng giang hồ
Không lâu sau đó Feak cũng dừng quá trình phát triển này lại và chuyển giao toàn bộ lại cho “người ếch nổi tiếng” thường được chúng ta biết đến với biệt danh IceFrog. Một anh chàng (hoặc giới tính khác) sống ẩn dật và thường trả lời phỏng vấn, nhận sự đóng góp qua email mà thôi.
Nhưng cũng kể từ đây, thời đại Dota 1 bắt đầu…!
Chơi vui là chính!
Ông hoàng bóng tối (Balana) -Night Stalker
Video đang HOT
Nhắc đến hồi xưa, tôi nhớ lại chuyện ngày xưa – cái ngày tôi chập chững bước vào thế giới Dota 1. Thằng bạn thân của tôi lúc đó đã sử dụng những lời đường mật để lôi kéo tôi từ DDay sang Dota 1. Lúc đầu thì tôi lưỡng lự, nhưng ngay từ lúc tôi đặt những bước chân đầu tiên vào thế giới Dota, tôi cảm giác như mình bị hút cả tâm trí vào đây. Sau đó, tôi cùng bạn mình tìm hiểu về Guide, cách chơi và tìm hero tủ. Hero tủ và cũng hero đầu tiên tôi chơi chính là Night Stalker (NS).
Phong cách lên đồ khá dị biệt mà ai cũng đã từng ít nhất 1 lần gặp trong đời
Hồi đó, mặc dù có đọc và tìm hiểu về game, nhưng bản thân vốn dốt tiếng Anh nên khi chơi game chỉ lên đồ theo sở thích mà thôi. Đầu tiên là vào game, cắm đầu lên Mid (không cần block quái) rồi farm lấy farm để, đến đêm vẫn farm. Khi lên được Battle Fury mới bắt đầu lên giày gỗ. NhưngKhi đó vẫn còn ngáo nhưng vui đáo để.
Game hay và cuốn hút quá nên tôi còn rủ cả phi đội &’xích thố’ (biệt danh chúng tôi hay đặt cho mấy chiếc xe đạp) đến hàng Net để quẩy game. Thậm chí hò hét, chửi bới vui đến nỗi, chủ quán còn đến để cổ vũ và &’phán’ cùng mấy đứa ngồi ngoài. Sau còn rủ cả anh chủ quán đánh cùng luôn cho vui. Khi đó, Dota 1 mới chỉ nổi lên như một trào lưu nhỏ mà thôi.
Rủ cả phi đội Xích thố bay đến quán Net chỉ đơn giản là để đi phá Cây Ổi và…
…Cái Tủ Lạnh bên team 2
Cho đến giờ, Dota 1 đối với chúng tôi khi ấy là thứ đã mang lại nhiều nỗi niềm đáng nhớ nhất ở cái tuổi dở dở ương ương khi ấy. Nó như một sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau.
Thần tượng của tôi lúc đó là KS.Kuroky – một trong những thánh farm thời kì Dota 1. Đã từng có lúc Kuroky cầm Sven và được đồng đội cover để farm được 2 Battle Fury, giày gỗ và BKB chỉ trong vỏn vẹn 32 phút đồng hồ. Vào thời kì đầu Dota 1, chiến thuật của bên phương Tây chính là gank, push thuần túy. Những trận đấu rất vui và thú vị, bởi các pha combat diễn ra liên tục và rất cuốn hút người xem.
Còn ở Việt Nam, StarBoba chính là những người đã đem tên tuổi của Việt Nam ra ngoài thế giới. Những người hùng mà mỗi lần chúng ta nhắc đến vẫn luôn tỏ lòng tôn trọng và ngưỡng mộ. Thậm chí vào thời đỉnh của đỉnh Nivarna, SB vẫn được đánh giá là đối thủ khó nhằn đối với họ.
Cuộc chiến đáng tự hào của SB trước Nivarna
Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn
Nạn Hack map hoành hành
Nhưng khi lên đỉnh, game bắt đầu gặp phải nạn Hack hoành hành. Bất cứ gamer thực thụ và chân chính nào dù rất mặn mà với game nhưng trước vấn nạn này, tất cả cũng dần dần rời đi để đi tìm chân trời mới cho bản thân.
Nhớ lại thời kì đầu khi chưa có Hack, các pha Highlight luôn đậm chất chuẩn không cần chỉnh và được rất nhiều người ngưỡng mộ. Thậm chí câu: “Chơi như Hack” là một cách nói ví von để bày tỏ sự tôn trọng đối với những người đã làm được những điều không thể trong Dota 1. Nhưng kể từ ngày vấn nạn Hack tràn lan câu nói trên đã dần chuyển đổi ý nghĩa.
Các công cụ Hack Map đua nhau ra đời đã phá nát 1 game đỉnh của thế giới
Từ nghĩa khích lệ, khen ngợi đã chuyển thành mỉa mai, khinh bỉ. Cứ một người tạo Highlight trong game, hay được đăng lên clip WoDota thì vẫn luôn bị nhiều gamer khác gọi là hack. Hơi buồn, nhưng đây cũng là điều dễ hiểu, bởi Dota 1 cũng chỉ là một Custom map trong Warcraft III mà thôi. Không có ai bảo trợ, và điều hướng phát triển thì việc gặp vấn nạn này là không tránh khỏi.
Tuy vậy, xét về mặt cá nhân nếu Dota 1 không có Hack thì chắc chắn tựa game sẽ còn phát triển mạnh hơn cả bây giờ. Thậm chí là vượt trội hơn cả “Đứa em cùng cha khác ông nội” – Dota 2. Gạch đá sao tôi xin chịu, nhưng đây là sự thật.
Bởi Dota 1 quá hay và nó thậm chí đã mang tới 2 định nghĩa vô cùng quan trọng đến cộng đồng game trên toàn thế giới. Một là từ MOBA và hai là eSports – thể thao điện tử. eSports về một mặt nào đó đã tách ra khỏi khái niệm chung là Game Online.
Dota 1 chính là điều kì diệu đã tạo nên một nền eSports đỉnh cao như ngày nay
Với những lý do này, tôi dám chắc một điều với bạn rằng Dota 1 chính là tựa game đã viết nên lịch sử của nền eSports hiện đại. Cho dù game có chết hoặc hấp hối, đối với tôi Dota 1 vẫn là tựa game đã mang tôi đến với cộng đồng eSports – một nơi có rất nhiều trẩu tre nhưng rất vui và sôi động, những điều mà mà ít dòng game nào có thể làm được.
Những hình ảnh thân thuộc trong Dota 1:
Theo Game4v
CGA BẾN ĐỖ MỚI CHO GAME THỦ KHI GARENA KHAI TỬ MẠNG LAN ?
Với thông tin GG đóng cửa chế độ LAN một cách nhanh chóng mà không quan tâm đến tiếng nói của khách hàng, đã đến lúc game thủ Việt nên chọn một bến đỗ mới cho mình trước khi quá muộn.
Cổng giả lập mạng LAN - CGA
Trang chủ: http://cga.mho.vn/
Đối với cộng đồng game thủ gắn bó với game chiến thuật Đế Chế - AOE thì cổng giả lập mạng LAN - CGA là một cái tên nổi tiếng. Nhưng trong một thời gian ngắn tới đây, CGA sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc với tất cả mọi người chơi khi nó chính thức được ra mắt toàn thể công chúng.
Nếu các bạn chưa biết thì CGA là một cổng đăng nhập để chơi online các game kinh điển, game offline mà các bạn chỉ có thể chơi qua mạng LAN. Khi tham gia vào CGA, người chơi sẽ được kết nối với nhau thông qua mạng internet. Nói tóm lại, chỉ cần có kết nối internet game thủ có thể chia sẻ và chơi những tựa game mà mình yêu thích mà không lo đến việc phải " Tự Kỷ".
Trước đây, mỗi khi nhắc đến DotA hay Đế Chế, người chơi đều nghĩ ngay đến vấn nạn hack map, hack lên đời... Điều này làm cho người chơi game cảm thấy cực kỳ bức xúc và khó chịu, nhưng hiện tại, thông qua cổng CGA, tất cả điều đó sẽ không còn. Nạn hack đã được nhà phát hành của cổng game CGA ngăn chặn triệt để. Game thủ không phải lo lắng mình sẽ bị gian lận khi chơi những tựa game yêu thích của mình trên cổng game này.
Một điểm ưu việt vượt trội so với các cổng game khác của CGA đó là khả năng ping máy chủ của CGA cực kỳ ổn định. Sẽ không có việc lag và delay khi chơi Half-Life, DotA hay Đế Chế trên CGA, đặc biệt bạn không cần ấn ping mỏi tay để mời được người vào phòng.
Được biết mục tiêu của MHO khi mang CGA về thị trường Việt Nam là mong muốn tạo ra một cộng đồng game thủ Việt mạnh mẽ sánh ngang với cộng đồng game thủ của các nước khác trên thế giới.
Thời gian vừa qua CGA với bản thử nghiệm của mình đã tổ chức khá thành công 2 giải đấu "Bé Yêu Cup" và "Giải Đấu Giao Hữu Giữa Các Phòng Máy Tại Hà Nội". Hiện tại ban quản trị của CGA đang gấp rút để chuẩn bị cho một sự kiện ra mắt hoành tráng và đi kèm với nó là những giải đấu lớn, nhỏ trên toàn quốc.
Dota 2: Chế độ chơi solo mid sẽ góp mặt trong chế độ Matchmaking Trong sáng ngày hôm nay (16/5), tổng số giải thưởng của mùa The International 4 đã chạm ngưỡng 5 triệu USD (khoảng hơn 100 tỷ đồng). Điều này đồng nghĩa với việc, toàn thể cộng đồng Dota 2 sẽ được mở chế độ 1vs1 (solo mid) huyền thoại trong Matchmaking. Cột mốc 5 triệu USD được nhiều người đánh giá là cột mốc...