Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Theo dõi VGT trên

Trong hàng thập kỷ, nhiều người trẻ tuổi đột tử trong khi ngủ chưa rõ nguyên nhân. Di truyền học hiện đại và sự phát triển dịch tễ học đã giúp tìm ra lời giải thích.

Trong thần thoại Hy Lạp, Hypnos (giấc ngủ) là anh em sinh đôi với Thanatos (tử thần), con của thần Erebus (bóng tối) và nữ thần Nyx (màn đêm). Dường như luôn có mối liên hệ giữa giấc ngủ và đột tử.

Tử thần đến trong màn đêm

Khi ra đi trong giấc ngủ, dường như đó là cách tiễn biệt bình yên và gần như lý tưởng. Tuy nhiên, sự vĩnh biệt chưa bao giờ là dễ dàng. Hội chứng đột tử trong khi ngủ không rõ nguyên nhân (SUNDS) là một chứng rối loạn thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á.

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 1

Bức tranh của John William Waterhouse với tên gọi “Sleep and His Half-Brother Death” mô tả lại hai anh em Hypnos (giấc ngủ) and Thanatos (cái chết).

Rối loạn này là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết “tự nhiên” ở dân số châu Á trẻ, khỏe mạnh, được gọi bằng nhiều thuật ngữ mô tả ở các quốc gia khác nhau, như pokkuri (đột tử không rõ nguyên nhân vào ban đêm) ở Nhật Bản, lai-tai (chết trong khi ngủ) ở Thái Lan, và bangungut (hét lớn rồi chết trong khi ngủ) ở Philippines. Dù tên là gì, hội chứng đều giống nhau: đột tử ở những người đàn ông trẻ khỏe mạnh vào ban đêm.

Khám nghiệm tử thi đôi khi cũng không tìm được nguyên nhân. Giấy chứng tử thường ghi những lý do rất mơ hồ: suy tim, tử vong vì nguyên nhân tự nhiên, thậm chí là “do tuổi cao sức yếu”. Nhưng nhờ di truyền học hiện đại và nghiên cứu dịch tễ học đã làm sáng tỏ hội chứng bí ẩn này. Việc hiểu rõ các nguyên nhân có thể dẫn đến đột tử trong khi ngủ sẽ hữu ích để phòng tránh.

Chấn thương, Độc tố và Ma túy

Một số trường hợp, đột tử trong khi ngủ xảy ra do một số yếu tố bên ngoài. Ví dụ, một trận động đất làm sập nhà có thể dẫn đến một cái chết đau thương trong giấc ngủ. Có thể do ngộ độc khí carbon monoxide vì hệ thống thông gió bị lỗi. Các vụ án mạng xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm.

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 2

Bức tranh “The Nightmare” (1781) của Johann Henrich Fssli mô tả về cơn ác mộng của một người phụ nữ. Các chấn thương, dù là bên trong hay bên ngoài, đều có thể dẫn đến đột tử trong khi ngủ.

Thuốc được dùng để điều trị các rối loạn y tế, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chữa trị mất ngủ, có thể làm tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Nguy cơ ấy càng tăng nếu sử dụng quá liều, đặc biệt khi uống chung với rượu.

Tim ngừng đập

Loại trừ xác suất những tác động từ bên ngoài, có bằng chứng cho thấy tim có thể bị căng thẳng khi ngủ. Đặc biệt, rối loạn dễ xảy ra trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (Rapid eye movement sleep, giai đoạn của giấc ngủ khi não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ). Rối loạn chức năng tim cũng thường xảy ra vào đêm muộn và gần thời điểm thức dậy.

Hội chứng Brugada

Loại trừ xác suất những tác động từ bên ngoài, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng Brugada (rối loạn nhịp tim, thường mang tính gia đình) thường dẫn đến đột tử trong khi ngủ mang một đột biến trong gen gọi là SCN5A. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng – ngất xỉu không rõ nguyên nhân là phổ biến nhất – thì có 50% khả năng họ sẽ tử vong trong vòng 10 năm. Hội chứng Brugada hiện được cho là nguyên nhân gây ra tới 20% số ca tử vong ở những bệnh nhân có cấu trúc tim bình thường.

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 3

Hội chứng Brugada được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột tử trong khi ngủ. Ảnh: Very Well Health

Mặc dù căn bệnh này thường tấn công những người bước vào tuổi trung niên, nhưng nhiều trường hợp đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh chỉ vài ngày tuổi. Hiện tại, phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất vẫn là cấy ghép máy khử rung tim với chi phí lên tới 30.000 USD/người.

Đau tim

Đau tim xảy ra khi một mạch máu (hoặc động mạch vành) cung cấp cho mô cơ bị tắc nghẽn và mô bị hư hỏng hoặc chết. Những cơn nhồi máu cơ tim có thể bao gồm từ những biến cố nhỏ ảnh hưởng nhẹ cho đến những tắc nghẽn nghiêm trọng dẫn đến suy tim hoàn toàn.

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 4

Đau tim, suy tim, đột quỵ làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu có thể dẫn đến hiện tượng đột tử trong khi ngủ. Ảnh: Insider

Nếu máu không được lưu thông, các hệ thống khác của cơ thể nhanh chóng bị hỏng, dẫn đến đột tử trong khi ngủ.

Suy tim sung huyết

Suy tim, còn gọi là suy tim sung huyết (CHF), có nghĩa là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo thời gian, các vấn đề như động mạch bị thu hẹp (bệnh động mạch vành) hoặc huyết áp cao dần dần làm cho tim suy yếu hoặc xơ cứng, không thể bơm hiệu quả.

Video đang HOT

Suy tim bên trái nhanh chóng tác động đến bên phải của tim, dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi (khó thở, đặc biệt là khi nằm) và phù nề ở bàn chân và chân gọi là phù ngoại biên. Nếu tim bị quá tải, lưu thông máu có thể ngừng lại.

Đột quỵ

Nhịp tim không đều có thể dẫn đến cục máu đông di chuyển lên não và gây đột quỵ. Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, có thể làm tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Nếu một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến thân não, khả năng thở, mở mắt, kiểm soát cơ và ý thức có thể bị ảnh hưởng. Những cơn đột quỵ này có thể gây đột tử trong khi ngủ.

Ngưng hô hấp

Phổi và tim hình thành nên một nhóm ăn ý. Nếu một bên bị lỗi thì bên kia cũng sẽ nhanh chóng trở nên suy yếu.

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 5

Phổi không khỏe mạnh về lâu dài dẫn đến khó thở, dễ dàng ngưng thở khi ngủ dẫn đến đột tử. Ảnh: Dying Matters

Bệnh phổi thường mãn tính và các tác động có thể phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, khi đạt đến ngưỡng nào đó, có thể gây tử vong, bao gồm cả đột tử trong khi ngủ.

Ở mức độ cơ bản nhất, phổi có nhiệm vụ trao đổi oxy và CO2 với môi trường. Khi chúng không hoạt động bình thường, nồng độ oxy giảm xuống, nồng độ CO2 tăng lên và những thay đổi nguy hiểm trong cân bằng axit-bazơ trong cơ thể có thể xảy ra.

Sự tắc nghẽn cấp tính có thể dẫn đến ngạt thở, có thể xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ dẫn đến đột tử.

Suy hô hấp có thể xảy ra do bệnh mãn tính, thoái hóa, bao gồm cả hen suyễn. Phổi cũng có thể bị hỏng do những thay đổi trong cơ hoặc hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS hay bệnh Lou Gehrig) hoặc bệnh nhược cơ.

Thậm chí có những rối loạn bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng thở như hội chứng giảm thông khí trung ương (CCHS – hay còn được gọi là bệnh Ondine’s curse (Lời nguyền của Ondine) – dựa theo câu chuyện dân gian của Pháp về nữ thần biển Ondine và tình nhân Palemon). Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng biểu hiện tình trạng không thở bình thường trong khi ngủ.

Khi Tử thần chậm rãi tiến đến, một kiểu thở đặc trưng – gọi là hô hấp Cheyne-Stokes – xảy ra. Thường được ghi nhận ở những người bị suy tim, sử dụng thuốc gây mê và tổn thương thân não, nó có thể báo hiệu người đó sắp ngừng thở và tử vong.

Rối loạn giấc ngủ

Đột tử trong khi ngủ có thể đến từ một số rối loạn khác, bao gồm cả rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, co giật có thể gây tử vong. Trên thế giới có một hiện tượng gọi là đột tử khi động kinh (SUDEP) vẫn chưa được khám phá hết.

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 6

Ảnh 6 Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến đột tử trong khi ngủ. Ảnh: Medical News Today

Thậm chí, đột tử có thể đến từ chính các “hành vi khi ngủ”. Mộng du có thể dẫn ai đó vào những tình huống nguy hiểm, như rơi khỏi ban công, rơi khỏi tàu hoặc lang thang trên đường phố vô thức.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể dẫn đến ngã ra khỏi giường và chấn thương đầu khi ngủ. Điều này có thể gây ra xuất huyết nội tạng, tụ máu ngoài màng cứng có thể nhanh chóng gây tử vong.

Nguy hiểm hơn do dễ bị bỏ qua, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột tử trong khi ngủ. Thiếu ngủ mãn tính có thể làm tăng tỷ lệ tử vong nói chung sau nhiều năm “trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”.

Tránh tử vong trong khi ngủ

Để tránh tử vong trong khi ngủ, hãy lưu ý một số dấu hiệu như mất ngủ, thức dậy quá sớm hoặc các triệu chứng ngừng thở khi ngủ (tạm dừng thở, ngáy, tiểu đêm, chứng nghiến răng, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, tâm trạng, khả năng nhận thức…).

Đột tử trong khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Hình 7

Một giấc ngủ ngon là “liều thuốc” rất hiệu quả. Ảnh: CNN

Rối loạn giấc ngủ có thể điều trị được, song tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì giấc ngủ lành mạnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa đột tử trong khi ngủ.

Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không?

Đột tử là một thách thức với cả người bệnh và các chuyên gia. Đến nay, dù phần lớn nguyên nhân được xác định, song không có cách trị dứt điểm. Thậm chí, nhiều ca không thể xác định được nguyên nhân.

Hội chứng đột tử là gì?

Hội chứng đột tử (SDS) là một thuật ngữ chỉ một loạt các hội chứng tim ngừng hoạt động đột ngột và có thể tử vong. Một số hội chứng này là kết quả của các vấn đề về tim. Số khác có thể là kết quả của sự bất thường của xung điện sinh học. Tất cả có thể gây ra chết tim đột ngột, ngay cả ở những người khỏe mạnh, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? - Hình 1


Vấn đề về tim được cho là nguyên nhân trực tiếp chủ yếu dẫn đến đột tử. Ảnh: Daily Mail

Hầu hết mọi người không biết mình mắc hội chứng đột tử này cho đến khi tim ngừng đập đột ngột. Nhiều trường hợp SDS cũng không được chẩn đoán chính xác. Khi một người bị SDS và qua đời, cái chết có thể được liệt kê là nguyên nhân tự nhiên hoặc đau tim. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ, có thể phát hiện ra các dấu hiệu của hội chứng đột tử.

Một số ước tính cho rằng có ít nhất 4% ca đột tử không có bất thường về tim. Hội chứng đột tử phổ biến ở người trẻ và trung niên. Nếu nguyên nhân cái chết không rõ, họ bị xếp vào nhóm hội chứng đột tử ở người lớn (SADS). Đột tử cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, gọi là SIDS.

Một ví dụ cụ thể là hội chứng Brugada có thể gây ra hội chứng chết đột ngột về đêm (SUNDS). Vì SDS thường bị chẩn đoán nhầm hoặc hoàn toàn không được chẩn đoán nên không rõ có bao nhiêu người mắc hội chứng này. Các ước tính cho thấy cứ 10.000 người thì có 5 người mắc hội chứng Brugada.

Hội chứng QT kéo dài (bệnh lý về tim khi hệ thống điện tim trở nên bất thường) là một hội chứng đột tử khác, có thể xảy ra ở 1/7.000 người. Hội chứng QT ngắn thậm chí còn hiếm hơn, chỉ có 70 trường hợp được xác định trong hai thập kỷ.

Đôi khi có thể biết liệu bạn có thể bị đột tử hay không. Bạn có thể điều trị nguyên nhân cơ bản của SDS nếu mắc phải.

Ai có thể bị đột tử?

Đột tử không loại trừ ai. Những người bị hội chứng đột tử thường có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh trước khi xảy ra có vấn đề về tim đầu tiên hoặc tử vong. SDS thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc một số bệnh liên quan đến SDS của một người.

Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? - Hình 2


Có những nhóm có nguy cơ đột tử cao hơn, song thực tế, đột tử có thể xảy ra với bất kỳ ai. Ảnh: New York Times

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại SDS. Chẳng hạn, những người bị SADS (hội chứng đột tử vì loạn nhịp tim) có nguy cơ đột tử cao hơn 20% so với người bình thường.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ca đột tử có một trong những gen này. Chỉ 15 đến 30% các trường hợp được xác nhận mắc hội chứng Brugada có gen liên quan.

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng bị đột tử hơn nữ giới.

Vị trí địa lý: Người Nhật Bản và Đông Nam Á có nguy cơ mắc hội chứng Brugada cao hơn.

Ngoài các yếu tố nguy cơ này, một số bệnh khác và thuốc dùng cũng làm tăng nguy cơ đột tử:

Rối loạn lưỡng cực: Đôi khi bác sĩ kê Lithium để điều trị bệnh này có thể gây ra hội chứng Brugada.

Bệnh tim: Bệnh động mạch vành là bệnh tim phổ biến nhất liên quan đến đột tử. Cứ 2 ca tử vong thì có 1 người bị. Dấu hiệu đầu tiên là tim ngừng đập.

Bệnh động kinh: Mỗi năm, cứ 1.000 người thì có 1 người đột tử do chứng động kinh (SUDEP) xảy ra. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ngay sau một cơn động kinh.

Rối loạn nhịp tim: Xảy ra khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường. Tim có thể đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng như ngất xỉu hoặc chóng mặt, thậm chí đột tử.

Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic cardiomyopathy): Đây là bệnh gây nên tình trạng một phần của tim trở nên dày lên mà không có nguyên nhân rõ ràng, dẫn đến việc tim giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả, từ đó làm loạn nhịp tim.

Điều quan trọng cần lưu ý là bất chấp các yếu tố rủi ro đã được xác định này, không phải tất cả các ca đột tử đều rơi vào một trong số đó. Thực tế, bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, đều có thể có thể bị đột tử.

Điều gì gây ra đột tử?

Đến nay, nguyên nhân gây ra đột tử vẫn là điều khiến các nhà nghiên cứu đau đầu. Nhìn chung, có có 4 nhóm nguyên nhân chính trực tiếp gây nên đột tử, bao gồm: vấn đề tim mạch, đột quỵ (tai biến mạch máu não), thuyên tắc mạch phổi (cục máu đông làm tắc mạch phổi) và vỡ động mạch chủ.

Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? - Hình 3


Mỗi ca đột tử lại thêm vào một câu đố y học kéo dài hàng thế kỷ. Ảnh minh họa: Virgina Magazine

Sâu xa hơn, đột biến gen có liên quan đến nhiều ca đột tử (nhưng không phải ai đột tử cũng do gen). Một số loại thuốc có thể gây ra các hội chứng có thể dẫn đến đột tử. Ví dụ, hôi chứng QT kéo dài có thể do sử dụng thuốc kháng histamin (Antihistamine), thuốc trị nghẹt mũi, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần.

Các triệu chứng đột tử như thế nào?

Điều tồi tệ là, triệu chứng hoặc dấu hiệu đầu tiên của hội chứng đột tử là cái chết đột ngột.

Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? - Hình 4


Đột tử thường đến bất ngờ, nhưng nhiều trường hợp có dấu hiệu báo động trước. Ảnh: Medical News Today

Tuy nhiên, nhiều trường hợp đột tử cũng có dấu hiệu "báo động đỏ" sau:

- Đau ngực, đặc biệt là khi tập thể dục thể thao

- Mất ý thức

- Khó thở

- Chóng mặt

- Tim đập nhanh hoặc cảm giác lâng lâng

- Ngất xỉu không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi tập thể dục thể thao

Khi có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, tốt nhất đến gặp bác sĩ để xác định đâu là nguyên nhân.

Cấp cứu và phòng ngừa đột tử như thế nào?

Nếu tim ngừng đập, nhân viên y tế sẽ can thiệp bằng CPR (hồi sức tim phổi) và khử rung tim. Sau khi hồi sức, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để đặt máy khử rung tim cấy ghép (ICD) nếu thích hợp. Thiết bị này có thể gây sốc điện vào tim của bạn nếu nó lại ngừng đập trong tương lai. Lưu ý là vẫn có thể bị chóng mặt và bất tỉnh.

Hiện tại không có cách chữa trị cho hầu hết các nguyên nhân của hội chứng đột tử. Chỉ có thể đặt ICD nếu thực sự có triệu chứng.

Do đó, phòng hơn chống. Chẩn đoán sớm là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa đột tử.

Đột tử là gì, có thể phòng ngừa không? - Hình 5


Sống lành mạnh và tinh thần thoải mái được xem là "thần dược" ngăn ngừa đột tử tốt nhất. "Tâm" khỏe thì "thân" mới khỏe. Ảnh: Metro Continuing Education

Nếu gia đình có tiền sử bị đột tử, bác sĩ có thể xác định xem bạn có mắc hội chứng có thể dẫn đến cái chết bất ngờ hay không. Từ đó, bạn có thể:

- Tránh dùng các loại thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng, như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh.

- Không để sốt kéo dài.

- Tập thể dục, chơi thể thao một cách thận trọng.

- Thực hành các biện pháp tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

- Khám sức khỏe đều đặn.

Ngoài việc tìm đến bác sĩ, cũng nên nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về tình trạng và sức khỏe tâm thần của bạn. Họ có thể giúp đối phó với những thay đổi bất thường về mặt tâm lý cũng rất có thể dẫn đến hội chứng đột tử.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vongTự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong
06:48:51 21/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?
21:01:12 20/01/2025
Cấp cứu sau bữa ăn thịnh soạn cuối nămCấp cứu sau bữa ăn thịnh soạn cuối năm
21:26:40 21/01/2025
Nhiễm sán dây bò dài cả mét vì đam mê món thịt bò sốngNhiễm sán dây bò dài cả mét vì đam mê món thịt bò sống
09:17:28 20/01/2025
Cảnh giác với tai nạn bỏng trong dịp TếtCảnh giác với tai nạn bỏng trong dịp Tết
09:19:06 20/01/2025
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
09:22:48 20/01/2025
Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết ápNghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp
20:58:55 20/01/2025
Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?
21:12:31 20/01/2025

Tin đang nóng

Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hônCuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hôn
21:22:47 21/01/2025
Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Tuyên tử hình kẻ phóng hỏa, đốt nhà người tình khiến 2 người tử vongTuyên tử hình kẻ phóng hỏa, đốt nhà người tình khiến 2 người tử vong
21:07:15 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
12 triệu người xem Chu Thanh Huyền đối đáp với cánh mày râu làm "mát mặt" Quang Hải, đáp trả bình luận tiêu cực12 triệu người xem Chu Thanh Huyền đối đáp với cánh mày râu làm "mát mặt" Quang Hải, đáp trả bình luận tiêu cực
20:45:20 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025

Tin mới nhất

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa mỗi ngày?

06:28:03 22/01/2025
Sữa chứa tryptophan, một loại axit amin giúp thư giãn và buồn ngủ, hỗ trợ giấc ngủ ngon. Do đó, để thức đẩy thư giãn cũng như ngủ ngon, bạn nên bổ sung sữa vào chế độ ăn của mình.
Leo cầu thang có tác dụng gì?

Leo cầu thang có tác dụng gì?

06:23:07 22/01/2025
TS. Qi cho biết, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về tác dụng bảo vệ của việc leo cầu thang đối với nguy cơ mắc ASCVD, đặc biệt là đối với những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc ASCVD.
6 loại thực phẩm giúp bác sĩ trẻ hơn tuổi thật 20 tuổi

6 loại thực phẩm giúp bác sĩ trẻ hơn tuổi thật 20 tuổi

06:12:41 22/01/2025
Cá hồi là một trong những loại cá có hàm lượng axit béo omega-3 cao, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch, cung cấp năng lượng và xây dựng tế bào. Thêm cá hồi vào thực đơn của gia đình sẽ giúp có lợi cho sức khỏe.
Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

05:57:02 22/01/2025
Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Các chuyên gia y tế đưa ra nhiều khuyến cáo về cách bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này.
4 dấu hiệu sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

4 dấu hiệu sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

05:54:50 22/01/2025
Khó thở, hụt hơi có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của COPD. Sau khi đi bộ nhiều giờ hoặc leo núi, nếu bạn bắt đầu nhận thấy mình cảm thấy rất mệt mỏi và hụt hơi suốt cả ngày, đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy phổi đang yếu đi.
Loại rau ở nông thôn mọc đầy, nhưng lại ẩn chứa những 'bí mật' tuyệt vời cho sức khỏe

Loại rau ở nông thôn mọc đầy, nhưng lại ẩn chứa những 'bí mật' tuyệt vời cho sức khỏe

05:52:34 22/01/2025
Không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, lá lốt còn có khả năng phòng chống ung thư và cải thiện sức khỏe làn da một cách đáng kinh ngạc.
Đắk Lắk: 2 bệnh nhân tử vong vì bệnh dại trong 1 tháng

Đắk Lắk: 2 bệnh nhân tử vong vì bệnh dại trong 1 tháng

05:47:57 22/01/2025
Theo người nhà, bệnh nhân làm nghề buôn bán chó nên thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo. Cách đây 2 năm bệnh nhân bị chó cắn nhưng không tiêm vaccine phòng bệnh.
Loại cỏ dại mọc đầy trên núi: Hoa nở như kim cương, được ví như 'nhân sâm' không phải ai cũng biết

Loại cỏ dại mọc đầy trên núi: Hoa nở như kim cương, được ví như 'nhân sâm' không phải ai cũng biết

05:40:12 22/01/2025
Tất nhiên, khi lá non phát triển với số lượng lớn, để tận dụng tối đa nguồn lá non này người ta thường chế biến thành các sản phẩm khác như phơi khô, làm đồ uống để bảo quản được lâu hơn.
Kiểu ăn 'kỳ lạ' giúp tan mỡ bụng, chống tiểu đường

Kiểu ăn 'kỳ lạ' giúp tan mỡ bụng, chống tiểu đường

05:26:43 22/01/2025
Một kiểu ăn bất thường vừa được chứng minh là an toàn và có thể cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, làm tan mỡ bụng.
Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

05:45:36 21/01/2025
Một nghiên cứu khác xác nhận những người tham gia uống hơn nửa cốc nước cam mỗi ngày trong hơn 20 năm có tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

05:42:14 21/01/2025
Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cà rốt là falcarinol và falcarindiol. Bên cạnh đặc tính kháng nấm, các hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Có thể bạn quan tâm

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Hậu trường phim

05:59:45 22/01/2025
Nhờ vai Lăng Diệu Diệu, Ngu Thư Hân thu hút thêm được rất nhiều fan mới. Không ít người cho biết họ vốn không thích cô nàng, nhưng sau đó đã phải quay xe sau khi xem Vĩnh dạ tinh hà .
(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

(S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven lập nhóm nhạc sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Nhạc việt

05:56:54 22/01/2025
Sau những màn kết hợp ăn ý trong Anh trai vượt ngàn chông gai , (S)TRONG Trọng Hiếu và Cường Seven chính thức lập nên nhóm nhạc nam Sx7 và úp mở sản phẩm âm nhạc mới.
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng

Tv show

05:56:15 22/01/2025
Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 sẽ tiếp tục có sự xuất hiện của các nghệ sĩ kỳ cựu đã gắn bó với chương trình này hơn 2 thập kỷ qua
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Thế giới

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Phim lãng mạn hot nhất Valentine năm nay: Nữ chính nhan sắc thế nào sau 2 thập kỷ gây sốt?

Phim lãng mạn hot nhất Valentine năm nay: Nữ chính nhan sắc thế nào sau 2 thập kỷ gây sốt?

Phim âu mỹ

23:35:44 21/01/2025
Loạt phim Tiểu Thư Jones gây bất ngờ lớn với người xem toàn cầu khi công bố phần 4 mang tên Tiểu Thư Jones: Suy Vì Anh (tựa gốc: Bridget Jones: Mad About The Boy)