Đột quỵ trong bóng đá: Khi cầu thủ đột nhiên dừng lại và đổ gục xuống bất động, mối nguy cơ đang bị đánh giá quá thấp
Đột quỵ trong bóng đá đã bị đánh giá quá thấp trong hàng thập kỷ. Đã đến lúc cần phải đánh giá lại sát thủ vô hình đối với các cầu thủ rồi.
Trận đấu giữa đội tuyển Đan Mạch và Phần Lan trong khuôn khổ giải bóng đá UEFA Euro 2020/2021 đã phải ngưng lại, sau khi cầu thủ Christian Eriksen đột nhiên đổ gục trên sân, nằm bất động dù không phải chịu bất kỳ tác động nào.
Theo thông tin mới cập nhật thì thật may mắn, Eriksen sau khi rời sân bằng cáng đã tỉnh lại, tình trạng cũng đã ổn định. Tuy nhiên, trong lịch sử bóng đá cũng từng có nhiều trường hợp tương tự như vậy, và họ không may mắn giống như anh.
Christian Eriksen đột nhiên ngã quỵ trong trận đấu
Chẳng hạn như cầu thủ Marc-Vivien Foe, chơi cho đội tuyển Cameroon. Anh tử vong vào năm 2003 khi đang chơi cho đội tuyển, hưởng thọ 28 tuổi. Hay như cựu trung vệ Anh Ugo Ehiogu từng là huấn luyện viên cho Tottenham, đã tử vong vào năm 2017.
Tất cả đều vì một nguyên nhân: truỵ tim, đột quỵ!
Trên thực tế thì tại Mỹ, cứ 2 – 3 ngày lại có một vận động viên trẻ tử vong vì ngưng tim dẫn đến đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu dẫn đến cái chết của các vận động viên trẻ tuổi khi đang tập luyện.
Piermario Morosini – cầu thủ chơi cho giải Serie B của Ý tử vong vì đột quỵ giữa trận đấu
Đa số các trường hợp, đột quỵ xảy ra không có dấu hiệu báo trước. Nó có thể đến ngay giữa trận đấu, trong lúc tập luyện. Cầu thủ chỉ đơn giản là đi chậm dần lại rồi đổ sụp xuống. Trái tim khi đó ngưng lại, mất khả năng bơm máu.
Giới hạn thời gian sẽ chỉ có vài phút, nếu không kịp điều trị, nạn nhân có thể mãi mãi ra đi hoặc để lại di chứng vĩnh viễn cho não bộ.
Video đang HOT
Sát thủ thầm lặng
Theo các bác sĩ thể thao, những căn bệnh gây ảnh hưởng đến cơ tim có thể xem là sát thủ vô hình đối với các vận động viên, và 90% các trường hợp đột quỵ trong bóng đá là vì nguyên nhân này. Đó là lý do vì sao các câu lạc bộ luôn có chương trình khám tổng quát và chẩn đoán bệnh lý tại học viện cho các cầu thủ trẻ vào năm 16 tuổi. Đối với các vận động viên đẳng cấp cao, rủi ro có thể lớn hơn nữa vì bệnh tim có thể vô tình kích hoạt những căn bệnh tiềm ẩn khác.
Ngoài ra thì adrenaline (hormone tiết ra khi cơ thể căng thẳng), thay đổi điện giải, mất nước… cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, có một thực tế là không ai có thể chắc chắn về độ phổ biến của các trường hợp tử vong do ngưng tim khi chơi thể thao là như thế nào.
Các ước tính sơ bộ cho thấy, có ít hơn 2:100.000 vận động viên là nạn nhân của câu chuyện này. Nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2018, con số phải cao hơn như vậy gấp 3 lần – lên tới 7:100.000.
Giáo sư tim mạch Sanjay Sharma – trưởng nhóm nghiên cứu tại ĐH London cho biết: “Điều này có nghĩa chúng ta cần phải nhận thức được rằng tỉ lệ tử vong vì đột quỵ và ngưng tim là cao hơn so với tưởng tượng, dù chúng vẫn khá hiếm.”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, kéo dài hơn 2 thập kỷ với số liệu thu thập từ 11.168 cầu thủ trẻ tại Anh. Họ tìm ra 42 cầu thủ ẩn chứa nguy cơ trụy tim. Tất cả đều trải qua điều trị – bao gồm phẫu thuật và dùng thuốc. Dẫu vậy, chỉ có 30 người có thể tiếp tục sự nghiệp. Số còn lại được khuyên nên giải nghệ, ngừng chơi những môn thể thao có tính cạnh tranh.
Khi chẩn đoán cũng không hoàn hảo
Fabrice Muamba – cựu cầu thủ của Bolton vào tháng 3/2012 đã khiến làng túc cầu thế giới chấn động khi đột nhiên đổ sụp xuống trong trận đấu tranh cup FA của Anh. Anh sống sót, nhưng các bác sĩ cho biết trái tim của anh khi đó đã ngừng đập, trong ít nhất là 72 phút.
Fabrice Muamba được đưa ra ngoài. Các bác sĩ xác nhận trái tim anh đã ngưng lại trong 72 phút
Cũng trong nghiên cứu trên, đã có 8 cầu thủ tử vong. Tuy nhiên, chỉ 6 người được chẩn đoán bệnh tim khi khám sàng lọc. Chính bởi vậy, Liên đoàn Bóng đá Anh đã phải bổ sung thêm 3 lần khám tổng quát bắt buộc nữa cho các cầu thủ, vào năm 18, 20 và 25 tuổi, nhằm làm giảm rủi ro không đáng có.
Cùng với các chương trình chẩn đoán, các câu lạc bộ hiện cũng phải trang bị cả máy khử rung tim để đối phó với các trường hợp khẩn cấp. “Có lẽ là so với 10 năm trước, cầu thủ hiện tại đã được bảo vệ tốt hơn.”
Bác sĩ nói gì về "thời gian vàng" trong điều trị đột quỵ?
Khi câp cưu và điêu trị đôt quỵ các bác sĩ thương nhăc đên "thơi gian vàng". Điêu này có ý nghĩa gì?
Chia sẻ tại môt buôi hôi thảo mơi đây, TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ Bác cho biết, không phải tất cả mọi bệnh viện đều có thể chữa được đột quỵ kể cả ở các nước phát triển hay tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả các bác sĩ sau khi học 6 năm trong ngành Y đều có thể chẩn đoán ban đầu bệnh nhân có bị đột quỵ hay không nhưng không phải bác sĩ nào khi chẩn đoán được đột quỵ là có thể điều trị tốt cho bệnh nhân. Viêc chưa trị phụ thuộc rất lớn vào nhiêu yếu tố khác và viêc điều trị đột quỵ không phải nơi nào cũng giống nhau.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ đang can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ
Điều kiện để điều trị tốt cho bệnh nhân đột quỵ
Bác sĩ Cường cho răng, yếu tố nhân lực, đội ngũ chuyên môn là điều kiện cần và không thể thiếu trong tất cả các mô hình điều trị đột quỵ. Đối với một trung tâm đột quỵ/bệnh viện đột quỵ để đạt chuẩn trong điều trị bắt buộc phải có tối thiểu 5 chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Can thiệp nội mạch.
Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu: Nếu bệnh nhân đột quỵ đến mà không có bác sĩ hồi sức cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, nếu không cấp cứu kịp thời thì chỉ cần 4 phút bệnh nhân đã tử vong.
Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh: Nếu có tất cả các thiết bị như CT scan, MRI... mà không có bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để đọc phim 24/24 thì không thể chẩn đoán được được sớm nhất cho bệnh nhân.
Chuyên khoa Nội thần kinh: Các bác sĩ nội thần kinh giúp đánh giá, phân loại đột quỵ như nhồi máu não hay xuất huyết não, đánh giá thang điểm glasgow, khám để loại trừ bệnh nhân có phải đột quỵ hay không.
Chuyên khoa Ngoại thần kinh: Trong trường hợp bệnh nhân có xuất huyết, túi phình, dị dạng, nhồi máu não diện rộng... khi đó bác sĩ ngoại thần kinh sẽ tham gia vào việc mở sọ giải ép, dẫn lưu não thất... Nếu đơn vị đột quỵ mà không có bác sĩ ngoại thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Can thiệp mạch máu: Nếu một trung tâm đột quỵ/bệnh viện đột quỵ mà không có bác sĩ Can thiệp nội mạch sẽ có đến 30% bệnh nhân tử vong nếu bệnh nhân có những tắc nghẽn mạch máu lớn.
TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân.
Trong một bệnh viện, bắt buộc nhà lãnh đạo phải chuẩn bị được 5 nguồn nhân lực đó, phải xem vai trò của các chuyên khoa là như nhau, không có chuyên khoa nào quan trọng hơn chuyên khoa nào, phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng cùng đặt sinh mạng bệnh nhân lên hàng đầu.
Song song với điều kiện vê con người, trung tâm/bệnh viện đột quỵ còn phải có điều kiện đủ về cơ sở vật chất. Phải có máy móc trang thiết bị hiện đại như 2 máy MRI, 1 máy chụp mạch máu xóa nền DSA, 10 máy thở, hoặc ít nhất phải có CT để chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết não hay nhồi máu não, CT phải đa lát cắt, phải chụp được thuốc tương phản cho bệnh nhân.
Để hoạt động một mô hình trung tâm/bệnh viện đột quỵ đòi hỏi sự đầu tư rất lớn, vì vậy không phải bệnh viện nào cũng có đủ những thiết bị này.
Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Theo Bác sĩ Trân Chí Cương, môt yếu tố quan trọng quyết định viêc câp cưu thành công cho bênh nhân đôt quỵ là môc thơi gian vàng.
Khi một trường hợp đột quỵ đã có những dấu hiệu rõ ràng, các bác sĩ khuyến cáo người dân không đi đến một nơi mà không điều trị đột quỵ như tuyến xã, tuyến huyện. Ngươc lại khi bệnh nhân còn tỉnh táo như tê yếu, nói khó, miệng méo... cần nên đến ngay Trung tâm đột quỵ hoặc Bệnh viện đột quỵ gần nhất để được cứu chữa một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đa số người dân còn lơ là chủ quan, cho rằng bệnh nhẹ, tự ở nhà theo dõi đến khi bệnh hôn mê, mất tri giác... mới đưa đến bệnh viện, như vậy vô hình chung đã mất đi thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ.
Bác sĩ Cường nhấn mạnh: "Bệnh nhân đột quỵ cần đến trung tâm y tế có cấp cứu đột quỵ gần nhất chứ không phải trung tâm y tế gần nhất. Vì trung tâm y tế gần nhất nếu không có cấp cứu đột quỵ sẽ càng làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Chỉ trong một trường hợp tiên quyết khi người bệnh mất tri giác, hôn mê sâu, thở khó, hoặc cần một hồi sức hỗ trợ đường thở cấp tính, khi đó cần phải đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu ban đầu nhằm bảo vệ đường thở cho bệnh nhân, sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có cấp cứu đột quỵ gần nhất".
Bác sĩ Cường cũng khuyến cáo, để giảm thiểu bệnh đột quỵ, cách phòng bệnh hiệu quả nhât chính là giảm rượu bia, giảm thuốc lá, luyện tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân béo phì, kiểm soát huyết áp, chủ động tầm soát nếu có những triệu chứng bất thường như tê yếu tay chân, nói đớ, nói ngọng, nói khó...
Cũng theo chuyên gia này, việc nâng cao hiểu biết về các dấu hiệu, các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng tránh sẽ tốt hơn so với việc khi đột quỵ rồi mới quan tâm điều trị ở đâu và như thê nào.
Có nên bổ sung kali để phòng đột quỵ? Tôi năm nay 62 tuổi, nghe nói bổ sung kali có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm bổ sung kali, vậy xin hỏi tôi có nên mua về dùng? Mong giải đáp. Trần Mạnh Hà (Hà Nội) Trong cơ thể, kali là một trong những chất điện giải chính cùng với...