Đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Nếu đột quỵ xảy ra, một vùng não bộ bị gián đoạn cấp máu khiến cho các tế bào não bị tổn thương hoặc chết đi. Từ đó dẫn đến chức năng của cơ thể mà phần não đó chi phối sẽ bị rối loạn, suy yếu hoặc mất hoàn toàn chức năng. Đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống ra sao?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn (thể nhồi máu) hoặc bị vỡ (thể chảy máu), khiến cho 1 phần não bị tổn thương hoặc chết đi do không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Hậu quả của quá trình này là tổn thương não kéo dài, tàn phế vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Tác động của đột quỵ tới sức khỏe phụ thuộc phần lớn vào vị trí mạch máu bị tắc nghẽn/chảy máu và phần não bị chi phối bởi mạch não đó.
Do mỗi bán cầu não chi phối vận động của phần cơ thể bên đối diện nên đột quỵ thường gây những biến chứng thần kinh ở một bên cơ thể mà nó chi phối.
Đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Đột quỵ não trái
Nếu đột quỵ xảy ra ở vùng não trái thì phần cơ thể phía bên phải sẽ bị ảnh hưởng, gây ra một số hoặc tất cả những biến chứng sau:
Liệt hoặc yếu phần cơ thể bên phải
Khó khăn về ngôn ngữ: Khó nói, nói ngọng, chậm hiểu lời nói, khó diễn đạt ý
Vận động chậm và thận trọng
Mất trí nhớ
Video đang HOT
Mất trí nhớ là một trong những hậu quả sau đột quỵ
Đột quỵ não phải
Nếu đột quỵ xảy ra ở vùng não phải thì phần cơ thể bên trái sẽ bị ảnh hưởng, những biến chứng có thể gặp phải như sau:
Liệt hoặc yếu nửa người bên trái
Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi
Vận động nhanh và vội vàng
Mất trí nhớ
Người bệnh thường có biểu hiện yếu nửa người bên trái nếu đột quỵ não phải
Đột quỵ thân não
Thân não nằm ngay phía trên của tủy sống, có vai trò kiểm soát chức năng hô hấp, tim đập và huyết áp. Nó còn chi phối chức năng ngôn ngữ, nuốt, nghe và cử động của mắt. Khi đột quỵ xảy ra ở vùng thân não, tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương, nó có thể ảnh hưởng tới cả 2 bên cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng liệt toàn thân. Với trường hợp nặng, người bệnh nhìn chung không thể nói và không thể vận động từ phần cổ trở xuống.
Ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn
Đột quỵ xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh và có thể để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời và phù hợp thì những triệu chứng sau khi phục hồi sẽ nhẹ hơn so với những triệu chứng trong giai đoạn cấp.
Ví dụ, các triệu chứng đột quỵ ở giai đoạn đầu gồm yếu tay hoặc thậm chí mất khả năng cử động cánh tay thì những biến chứng sau khi phục hồi có thể sẽ nhẹ hơn như là bị tay bị tê theo từng đợt, thỉnh thoảng ngứa ran, run tay, có chỉ bị liệt nhẹ. Nếu các triệu chứng ban đầu gồm giảm và mất thị lực, thì biến chứng lâu dài sẽ nhẹ hơn là mờ mắt nhẹ. Triệu chứng đột ngột của yếu liệt chân và ngứa chân có thể sẽ chuyển thành đau và mất cảm giác chỉ ở một phần nào đó của chân.
Triệu chứng đột quỵ ở giai đoạn phục hồi có thể nhẹ hơn trong giai đoạn cấp
Điều trị đột quỵ bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Để giải quyết bài toán “Đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống”, người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2.
Thuốc Đông y thế hệ 2 với sự tổng hòa của các vị thuốc như: Nhân sâm, đương quy, tần giao, mạch môn, ngũ vị tử,… có tác dụng hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch giúp làm tan cục máu đông, tăng cường dòng máu lên não. Từ những đặc tính này, thuốc không những điều trị đột quỵ, đẩy nhanh quá trình phục hồi di chứng mà còn giúp dự phòng cơn đột quỵ ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bởi vậy, người bị đột quỵ giai đoạn cấp hoặc giai đoạn hồi phục đều có thể dùng thuốc Đông y thế hệ 2 để điều trị bệnh và phục hồi, phòng ngừa di chứng nguy hiểm.
Đột quỵ vì kiêng cơm
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Ảnh minh họa
Bà Trần Thị Hà (Lào Cai) được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ. Các bác sĩ xác định bà bị đột quỵ thể nhẹ do biến chứng của đái tháo đường nhiều năm. Nguyên nhân là do bà quá kiêng khem, một thời gian bỏ cơm, chuyển sang ăn khoai, miến, bánh mì để giảm đường máu.
Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Tuy nhiên, các thức ăn là tinh bột, đường đều làm tăng đường, do đó trong các bữa ăn chính cần phải ăn vừa đủ khẩu phần chất bột, tránh ăn thừa tinh bột, gây ra đường huyết cao.
Nếu ăn thêm loại tinh bột khác thì cần giảm bớt cơm thì mới kiểm soát được đường huyết. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, đạm và chất béo...
Việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, nếu bỏ hẳn chất bột cũng không phải là chế độ dinh dưỡng phù hợp.
KT ghi
Những di chứng mạch máu não thường gặp TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. TS Nguyễn Anh Tuấn tư vấn cho người bệnh. Đột...