Đột phá hạ tầng, tạo ‘đòn bẩy’ vận tải thủy
Việt Nam có mạng lưới đường thủy nội địa rộng khắp, rất thuận lợi cho hoạt động vận tải và được đánh giá còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển.
Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với nguồn vốn lớn, nhiều cơ chế đột phá, ngành đường thủy kỳ vọng có đòn bẩy để cải thiện về kết cấu hạ tầng.
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Khơi dậy tiềm năng vận tải thủy
Ông Lê Minh Đạo, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhìn nhận, hệ thống đường thủy có tiềm năng lớn và thế mạnh về vận chuyển hàng hóa giá rẻ cự ly trung bình (300-500km) so với đường bộ, đường sắt. Tuy nhiên, đến nay, đường thủy vẫn chưa khai thác được tiềm năng này, chưa tạo được sự cạnh tranh so với loại hình vận tải khác bởi điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn vốn đầu tư.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cảng – Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam, hiện đầu tư cho đường thủy nội địa; trong đó có hạ tầng rất thấp. Mặc dù thị phần vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa chiếm gần 20%, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho đường thủy chỉ hơn 1%.
Nguồn vốn hạn hẹp nên một số tuyến đường thủy trọng điểm đang bị hạn chế khả năng vận tải, lưu thông do tồn tại các nút thắt về cầu vượt sông, kênh có tĩnh không thấp như: cầu Đuống, Đồng Nai, Phước Long, Măng Thít, Nàng Hai, Rạch Ông, An Long… Ngoài ra, tính liên kết vùng, liên kết với các phương thức vận tải khác của vận tải thủy còn kém. Hoạt động logistics lĩnh vực đường thủy còn nhiều hạn chế… Riêng khu vực phía Bắc, sản lượng vận tải container còn thấp.
Mặc dù còn những tồn tại, khó khăn nhưng theo đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế (TEDI), ngành đường thủy hiện có những thuận lợi về cơ chế chính sách khi Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó là Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch và Quyết định số 21/2022/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Theo đó, có 6 dự án sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2030 gồm: Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống); Dự án WB6 – giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy – Ninh Cơ); Dự án Nâng cấp tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì – Yên Bái (sông Hồng); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia – Ka Long; Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia – giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc).
Video đang HOT
Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối với cảng biển cửa ngõ, cảng biển quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, cảng cạn (ICD), đẩy mạnh phát triển các tuyến vận tải container, tuyến vận tải sông biển (VR-SB), phát triển đội tàu chuyên dùng (container, lái mũi, cabin nâng hạ, sà lan khớp nối mềm…), đưa tàu trọng tải lớn vào sâu trong nội địa.
Cụ thể chính sách khuyến khích đầu tư
Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải dự báo đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 715 triệu tấn, tăng bình quân 8,65%/năm; vận chuyển hành khách khoảng 397 triệu lượt khách, tăng bình quân 4,6%/năm; thị phần vận tải thủy nội địa đạt 16,24% về hàng hóa và 3,79% về hành khách.
Với hành lang pháp lý, khung cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải nhận định sẽ là động lực và cơ hội lớn để đường thủy nội địa có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành các chuỗi dịch vụ đa phương thức.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cảng – Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam cho rằng, đối với đầu tư hạ tầng, vẫn phải dành vốn ngân sách tương xứng, đáp ứng đồng bộ hóa để khai thác hiệu quả toàn tuyến vận tải thủy. Cùng đó là đầu tư hạ tầng kết nối với các phương thức vận tải khác. Với huy động vốn ngoài ngân sách, cần có chính sách, cơ chế ưu tiên, ưu đãi riêng cho lĩnh vực đường thủy nội địa để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
Theo đại diện Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, xây dựng kết cấu hạ tầng và mua sắm đóng mới phương tiện luôn cần một khối lượng vốn lớn nhưng lại thu hồi chậm. Hiện các doanh nghiệp đều phải vay ngân hàng thương mại theo lãi suất thị trường với thời gian trung hạn 5 năm.
“Như vậy rất khó và dễ rủi ro cho doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch đầu tư. Vì vậy, nhà nước nên có chương trình tài chính giúp doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng và mua sắm phương tiện phục vụ cho ngành giao thông vận tải thủy nội địa, có thể là một gói vay vốn ưu đãi trong thời gian từ 10-15 năm cùng lãi suất ổn định và thấp hơn thị trường”, đại diện Hội Vận tải
thủy nội địa Việt Nam đề nghị.
Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam phân tích, điều quan trọng nhất để đường thủy tăng sức cạnh tranh là thời gian vận chuyển nhanh hơn và nâng cao năng suất vận chuyển, khai thác được phương tiện trọng tải lớn, góp phần tiết kiệm chi phí giá thành vận tải. Để làm được điều này, cần sớm đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến kênh, nạo vét đạt tiêu chuẩn luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính, đầu tư các cảng cạn nhằm tiếp nhận được phương tiện thủy vào xếp, dỡ hàng hoá.
Đưa ra các giải pháp phát triển vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ xem xét miễn phí cơ sở hạ tầng đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường thủy nội địa. Điều này nhằm tăng tính cạnh tranh, góp phần dịch chuyển cơ cấu vận tải, hàng hóa chuyển từ đường bộ xuống đường thủy nội địa và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ.
Bộ Giao thông Vận tải cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng (luồng tuyến, tĩnh không cầu…) đường thủy nội địa theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển. Bộ cũng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các Trung tâm logistics đường thủy nội địa và tham gia vận tải đa phương thức.
Đặc biệt, các tỉnh, thành phố quan tâm bố trí đất dọc theo các tuyến đường thủy nội địa chính để hình thành những cụm cảng ở khu vực thuận lợi cho việc kết nối với các khu công nghiệp, khu chế xuất… và hình thành tuyến vận tải thủy container kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế, để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động vận tải, đặc biệt phục vụ cho xuất nhập khẩu…
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian tới sẽ tập trung triển khai, cụ thể hóa 9 hành lang vận tải thủy trong quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để khai thác lợi thế đường thủy nội địa đồng thời sẽ ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển vận tải ven bờ một cách tốt nhất.
Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến khích hình thành các doanh nghiệp, các tập đoàn vận tải thủy nội địa lớn để quy tụ, hình thành các doanh nghiệp lớn với đội tàu hùng mạnh để khai thác có hiệu quả, đóng góp tỷ trọng vận tải hàng hóa lớn, giảm tải cho vận tải đường bộ, đường sắt.
Phân cấp địa phương quản lý cảng thủy trên tuyến đường thủy quốc gia
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Dự kiến, dự thảo bổ sung, sửa đổi một số quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhất là điều chỉnh thẩm quyền và phạm vi quản lý Nhà nước tại các cảng, bến thủy của Cảng vụ đường thủy từ cấp Trung ương đến địa phương.
Giao địa phương quản lý
Theo rà soát của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các cảng vụ đường thủy thuộc Sở GTVT các tỉnh, thành phố hiện nay đang thực hiện quản lý Nhà nước tại các cảng, bến thủy (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu trong vùng nước cảng biển thuộc địa giới hành chính của địa phương và trên tuyến đường thủy quốc gia được Bộ GTVT ủy quyền quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế, UBND các địa phương cũng có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định quản lý các cảng thủy, dẫn đến sự chồng chéo về kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hạ tầng, nạo vét, neo đậu, khai thác cảng thủy... giữa địa phương và trên tuyến đường thủy quốc gia (nếu phát sinh). Do đó, việc ủy quyền quản lý cảng thủy cho địa phương không phát huy hiệu quả pháp luật.
Phương tiện vận tải thủy hoạt động trên sông Hồng.
Thực tế trên tuyến đường thủy quốc gia, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang quản lý 4 cảng vụ đường thủy Trung ương, với hơn 300 cảng và hơn 3.000 bến trên đường thủy quốc gia. Một số tuyến quốc gia thuộc địa giới tỉnh Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung được Bộ GTVT ủy quyền cho địa phương quản lý Nhà nước về hạ tầng và cảng, bến thủy. Song, phương án ủy quyền chưa đảm bảo tính thống nhất với các quy định pháp luật về tổ chức Chính phủ, tổ chức chính quyền địa phương, ngân sách.
Vì vậy, dự thảo bổ sung các quy định mới, giúp phát huy trách nhiệm của chính quyền, huy động nguồn lực của các địa phương, đa dạng hóa phương thức quản lý chuyên ngành tại cảng, bến thủy; đồng thời, kiện toàn bộ máy quản lý cảng thủy chuyên ngành tại cơ sở, sau khi chuyển giao các cảng vụ đường thủy nội địa Trung ương về địa phương.
Đáng chú ý, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/CP/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, trong đó thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận cơ sở đào tạo thuyền viên đủ điều kiện hoạt động giảm bớt chỉ còn 3 loại giấy tờ: Tờ khai theo mẫu, bản sao bằng cấp và hợp đồng của giáo viên, bản sao các giấy tờ chứng minh sự hợp pháp của cơ sở vật chất (xưởng thực hành, cảng, bến, phương tiện thủy) so với hiện nay. Các thủ tục này hiện đã được kết nối trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, để người dân và các doanh nghiệp tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân và đơn vị tham gia dịch vụ đào tạo thuyền viên....
Cảng vụ đường thủy được cấp phép cho tàu thuyền tại cảng biển
Cảng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Theo lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, hiện nay, phạm vi quản lý của các cảng vụ đường vụ đường thủy nội địa Trung ương và địa phương khá rộng, bao gồm cả cảng, bến, khu neo đậu trên đường thủy và trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy quốc gia. Cảng vụ địa phương quản lý cảng, bến, khu neo đậu trên đường thủy địa phương, trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy địa phương.
Do đó, việc giao địa phương quản lý cảng, bến thủy, khu neo đậu mới trong vùng nước cảng biển nếu được áp dụng sẽ tạp điều kiện cho các địa phương bổ sung thẩm quyền, nhiệm vụ của lực lượng cảng vụ, như: Quản lý cấp phép cho phương tiện thủy, tàu biển vào, rời cảng, bến, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển; giám sát việc xếp hàng hóa từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài lên cảng, bến, kiểm tra thiết bị và người vận hành thiết bị xếp dỡ hàng hóa trong cảng, bến; tham gia kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành...
Qua tìm hiểu, tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh - Kiên Giang có tổng chiều dài hơn 1.185 km, trong đó ngoài số lượng cảng, bến thủy nếu trên, có 31 cửa sông từ Bắc - Nam thuộc phạm vi của tuyến vận tải ven biển, với cửa sông Lạch Tray ở đầu tuyến và cửa Rạch Giá ở cuối tuyến. Việc giao các địa phương quản lý còn góp phần tạo khung pháp lý minh bạch trong quản lý tuyến vận tải ven biển, phát huy hiệu quả của phương tiện vận tải và giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quản lý, khai thác vận tải thủy.
Đề xuất giảm 100% lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp Nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa và tiếp tục giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa. Ảnh minh họa: TTXVN Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa đề xuất Bộ...