Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 dự báo lưu lượng giao thông sẽ tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ta.i nạ.n giao thông và ùn tắc giao thông.
Lực lượng cảnh sát giao thông điều tiết giao thông phía đầu cầu Chương Dương, hướng vào nội đô. Ảnh (tư liệu): Minh Quyết/TTXVN
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan: Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các tổ chức chính trị – xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ.
Theo đó, có phương án bảo đảm năng lực, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa, nhất là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và hoạt động đi lại của học sinh, sinh viên; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị đầu mối giao thông lớn (bến xe, nhà ga, cảng hàng không, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa) thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để bán vé điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, thời gian và loại hình dịch vụ; không để xảy ra tình trạng chen lấn gây ùn tắc tại các bến xe, nhà ga, bến cảng, tình trạng nhồi nhét hành khách, chở quá số người quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, nhất là trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, các tuyến đường thủy từ bờ ra đảo, các điểm du lịch; kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển hành khách và người lái ngay từ đầu bến, nhà ga, bến cảng; tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các hư hỏng; rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, đặc biệt tại các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, nhất là trên tuyến, khu vực có nguy cơ cao xảy ra ta.i nạ.n giao thông, ùn tắc giao thông, các trục chính ra vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, đầu mối giao thông trọng điểm, địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, bến xe, bến tàu, nhà ga, các điểm đang thi công; ứng dụng khoa học công nghệ để sớm phát hiện các vụ ùn tắc giao thông trên các tuyến, đầu mối giao thông trọng điểm và có giải pháp xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Triển khai “Tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường – tháng 9″, các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên, tăng cường hướng dẫn học sinh chấp hành các quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện để bảo đảm an toàn giao thông; phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực cổng trường học; kiểm soát chặt chẽ dịch vụ vận chuyển đưa đón học sinh.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; chú ý các hành vi vi phạm nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ta.i nạ.n giao thông, ùn tắc giao thông, như vi phạm tốc độ, vi phạm quy định nồng độ cồn, m.a tú.y, chở quá số người quy định, vi phạm tải trọng, không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều, xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; vi phạm khi qua đường ngang; chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật; không trang bị dụng cụ cứu sinh, chống đắm; không có giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép; cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ.
Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đặc biệt trên đường cao tốc. Các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên cập nhật kịp thời tình hình ta.i nạ.n giao thông, ùn tắc giao thông, các thông tin hỗ trợ hướng dẫn đi lại trong dịp nghỉ Lễ; kiên trì vận động nhân dân thực hiện “Đã uống rượu, bia – không lái xe”; “Không sử dụng điện thoại khi lái xe”; “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”; “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô”; tuân thủ quy tắc giao thông; phòng ngừa ta.i nạ.n đường đèo dốc, trên những cung đường miền núi có nguy cơ cao xảy ra ta.i nạ.n giao thông đường bộ, đường ngang qua đường sắt, đường thủy nội địa.
Công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của các cơ quan trung ương, của từng địa phương nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về tình hình trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ; bảo đảm phương án ứng trực theo chế độ 24/7 để tiếp nhận thông tin, giải quyết, khắc phục kịp thời các vụ việc phát sinh.
Số vụ, số người bị thương do ta.i nạ.n giao thông giảm sâu
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) vừa có báo cáo chi tiết kết quả triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Trật tự ATGT cơ bản được đảm bảo
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGTQG Khuất Việt Hùng, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp áp lực về lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao do dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát và tập trung nhiều đợt cao điểm nghỉ lễ như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần (nghỉ 9 ngày), dịp 30/4 - 1/5, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 về cơ bản được bảo đảm, số vụ và số người bị thương do ta.i nạ.n giao thông (TNGT) tiếp tục được kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: giảm 663 vụ (-10,41%) và giảm 793 người bị thương (-17,69%).
Đuôi xe khách bị xe tải tông từ phía sau cùng chiều trong vụ TNGT nghiêm trọng tại Khánh hòa ngày 13/7. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn nhiều hạn chế như: Còn xảy ra không ít vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chế.t và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là vụ lái xe say rượu gây TNGT tại Bắc Giang đêm ngày 2/6/2022 làm 3 người chế.t gây bức xúc dư luận xã hội. Số người chế.t do TNGT trong tháng 3 - 4/2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 4,69% và 14,07%), TNGT tháng 6 năm 2022 tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chế.t và số người bị thương.
Riêng 6 tháng đầu năm số người chế.t do TNGT tăng 2,44%, trong đó, số người chế.t do TNGT đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ tái diễn tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Lãnh đạo Ủy ban ATGTQG chia sẻ, nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự ATGT ở các địa phương còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT giữa các cơ quan, lực lượng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm soát tải trọng phương tiện và kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém và cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.
Qua tìm hiểu, về TNGT 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 5.703 vụ TNGT, làm chế.t 3.314 người, bị thương 3.690 người. So với 6 tháng đầu năm 2021, số vụ TNGT giảm 663 vụ (-10,41%), tăng 79 người người chế.t (2,44%), giảm 793 người bị thương (-17,69%); có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chế.t do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 10 địa phương có số người chế.t giảm trên 20% so với cùng kỳ năm 2021 gồm: Thái Nguyên, Quảng Bình, Lai Châu, Sơn La, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Quảng Trị, Bình Thuận; còn 26 địa phương có số người chế.t do TNGT tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó 12 địa phương có số người chế.t tăng trên 10% so với cùng kỳ gồm: Bình Định, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Đà Nẵng, Điện Biên, Yên Bái.
Đang quan ngại là có 13 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ gây bức xúc dư luận xã hội, làm chế.t 37 người, bị thương 29 người tại các tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Tiề.n Giang và Thừa Thiên Huế. Xảy ra 1 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường thủy tại Quảng Nam, làm chế.t 17 người.
Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 50 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân, do TNGT, sự cố phương tiện: 29 vụ (chiếm 58%); ảnh hưởng của thiên tai: 10 vụ (chiếm 20%); lưu lượng phương tiện đông: 09 vụ (chiếm 18%); thi công sửa chữa đường: 02 vụ (chiếm 4%)...
Tập trung giám sát ATGT những đợt cao điểm cuối năm
Để tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 48 của Chính phủ và Kế hoạch số 36 của Ủy ban ATGTQG về Kế hoạch Năm ATGT thông 2022; nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đặt ra trong năm 2022 kéo giảm TNGT trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chế.t và số người bị thương ít nhất 5% so với năm 2021, 6 tháng cuối năm 2022, Ủy ban ATGTQG đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả Năm ATGT 2022; phối hợp với Bộ Công an, Bộ GTVT tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 32/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trong quý IV/2022 và chỉ đạo, huy động các lực lượng chuyên ngành tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong các đợt ra quân đảm bảo trật tự ATGT từ nay đến hết năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT chị đạo các đơn vị bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm, kế hoạch bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông; tiếp thu kiến nghị của lực lượng cảnh sát giao thông và người dân, tiến hành rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh; có phương án tổ chức, bảo đảm giao thông hiệu quả, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức cảnh báo, điều tiết, bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong mùa mưa, lũ. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
Đặc biệt, Bộ Công an khẩn trương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về m.a tú.y, nồng độ cồn, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, vi phạm tốc độ trên đường bộ, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, cảng, bến thủy nội địa không phép... Mở cao điểm bảo đảm trật tự ATGT dịp lễ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và nghỉ tết Dương lịch 2023; đồng thời, rà soát, đán.h giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp, kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các "điểm đen", điểm tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT.
Các Bộ Thông tin và Truyền thông, Quốc Phòng, Xây dựng, Tài chính, Y tế... thành viên Ủy ban ATGTQG theo nhiệm vụ Chính phủ giao tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT; triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện an toàn giao thông đường bộ; trình Quốc hội phương án điều tiết kinh phí xử phạt vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương; tập huấn hướng dẫn thực hành cấp sơ cứu TNGT...
Ngoài ra, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương, các đô thị loại 1, các địa phương có đông khách du lịch... xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông. Trước mắt, cần tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí trạm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố; thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, các điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết và tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT mùa mưa, lũ...
Ẩn họa tàu 'chui' xâm nhập vịnh Hạ Long Từ nhiều tháng nay, trên luồng đường thủy nội địa quốc gia ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) xuất hiện nhiều tàu 'lạ' neo đậu đón trả khách gây mất an toàn giao thông đường thủy, tiềm ẩn nguy cơ thảm họa. Đủ kiểu "tung hoành" Theo phản ánh của nhiều thuyền trưởng tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, từ khoảng tháng...