Lập 3 đoàn kiểm tra hoạt động vận tải khách bằng đường thủy trên toàn quốc
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vận tải khách bằng đường thủy trên toàn quốc; trong đó tập trung tại các địa phương có tuyến vận tải khách từ bờ ra đảo và vùng lòng hồ có hoạt động du lịch bằng đường thủy.
Tàu cao tốc Trưng Nhị Express tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Các đoàn kiểm tra do các Phó Cục trưởng trực tiếp làm trưởng đoàn, có nhiệm vụ kiểm tra toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về cảng, bến và vận tải khách bằng đường thủy, nhằm phát hiện các tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp chấn chỉnh, khắc phục trong công tác quản lý, góp phần bảo đảm an toàn giao thông đường thủy.
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo bộ phận tham mưu thực hiện rà soát toàn bộ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, hoạt động của tàu thủy tuyến bờ ra đảo.
Nội dung rà soát tập trung vào công tác quản lý, cấp phép tàu rời cảng, bến; điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, phương tiện thủy, thuyền viên, bao gồm cả thiết bị giám sát AIS (thiết bị nhận dạng phương tiện), áo phao, thiết bị cảnh báo và bảo đảm an toàn; các quy định về an toàn và thông tin cảnh báo điều kiện thời tiết…
Video đang HOT
Phòng Vận tải – An toàn giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, hiện các đoàn kiểm tra bắt đầu đi kiểm tra tại các địa phương; dự kiến chương trình kiểm tra và rà soát nói trên sẽ hoàn thành trong tháng 3/2022.
Được biết, sau khi xảy ra vụ ta.i nạ.n tàu cao tốc làm 17 người thiệ.t mạn.g xảy ra ngày 26/2 trên tuyến vận tải từ bờ ra đảo Cửa Đại – Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các Cục: Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam rà soát, tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, đào tạo thuyền viên, phương tiện đối với hoạt động vận tải khách bằng tàu VR-SB (sông pha biển) trên các tuyến từ bờ ra đảo.
Quy định điều tiết bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Phương tiện vận tải thủy trên kênh xáng Xà No, đoạn qua thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVN
Thông tư quy định rõ 4 trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bao gồm:
Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn ta.i nạ.n giao thông ở khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn ta.i nạ.n giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.
Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm: Xảy ra sự cố ta.i nạ.n giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông; có vật chướng ngại trên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông; trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.
Theo đề nghị, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông.
Một trong những nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa. Triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hướng dẫn phương tiện thủy đi lại bảo đảm an toàn. Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định. Phương tiện đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt tại khu vực này.
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định; hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã công bố.
Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết; cứu nạn những trường hợp sự cố, ta.i nạ.n và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022.
Công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy đến năm 2030 Chiều 10/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức công bố Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc. Đáng chú ý, tại quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải đã định hướng ngành đường...