Đốt phá cột phát sóng 5G vẫn chưa đủ, những kẻ theo thuyết âm mưu còn dọa giết cả các kỹ sư viễn thông
Các lập luận khoa học, các tuyên bố của những nhà chức trách vẫn không ngăn được đà lây lan của thuyết âm mưu nguy hiểm về 5G và virus corona.
Các thuyết âm mưu về mối liên hệ giữa virus corona và mạng 5G tiếp tục cho thấy tác hại nguy hiểm của chúng. Những người tin vào thuyết âm mưu này không chỉ đốt phá các cột phát sóng 5G mà giờ đây mối đe dọa còn hướng đến các kỹ sư viễn thông xây dựng nên các cột phát sóng này.
Theo báo cáo từ Radio 1 Newsbeat của Anh, nhiều kỹ sư viễn thông nói rằng họ bị đe dọa và quấy rối khi đang tiến hành xây dựng các cột thu phát sóng cho mạng viễn thông tiên tiến này. Cụ thể hơn, theo các liên đoàn lao động đại diện cho hàng nghìn kỹ sư này trên khắp nước Anh, đã có khoảng 120 báo cáo về việc kỹ sư của họ bị lăng mạ trong khi làm việc.
Các báo cáo này còn bao gồm cả các trường hợp về những hành động bạo lực cực đoan.
“ Chúng tôi có cả các trường hợp người bị đe dọa bằng dao, đe dọa bằng các hành vi bạo lực thể chất và trong một số trường hợp, họ còn bị dọa hạ sát.” Andy Kerr, phó tổng thư ký của Liên Đoàn Công nhân Viễn thông (CWU – Communication Workers Union). Hiện CWU đang đại diện cho khoảng 40.000 kỹ sư viễn thông trên cả nước Anh.
Theo ông Andy, thậm chí phần lớn trường hợp bị đe dọa còn đang không làm việc với các cột phát sóng 5G – họ có thể chỉ đang làm việc bảo trì mạng lưới và các nhiệm vụ quan trọng khác.
Video đang HOT
Cơ quan Tội phạm Quốc gia cũng xác nhận rằng gần đây đã có một loạt các cuộc tấn công cố ý vào các kỹ sư cũng như các hành vi tội phạm phá hoại nhắm vào các cột phát sóng viễn thông.
Các hộp điện bị đốt phá.
Tình hình nguy hiểm đến mức, một số kỹ sư khi được phỏng vấn bởi kênh Newsbeat chỉ dám chia sẻ câu chuyện của mình trong trường hợp danh tính của họ được giữ kín, do lo sợ ảnh hưởng đến an toàn của mình.
Theo Sam, một kỹ sư đến từ Plymouth cho biết: “ Một cư dân đã quyết định khóa bánh xe tải của chúng tôi vì ông ta nghĩ tôi đang xây dựng mạng 5G. Do vậy tôi đã phải thực hiện một số thay đổi trong cách làm việc. Chúng tôi loại bỏ các biển báo trên xe của mình và chúng tôi còn phải mặc bộ đồng phục không có phù hiệu của công ty.”
“ Các sự cố đến từ những người la mắng, sỉ nhục chúng tôi, quay phim và hỏi chúng tôi tại sao lại dựng lên các cột tử thần này, tại sao chúng tôi lại muốn nướng chín họ.” Mike, một kỹ sư khác đến North Yorkshire cho biết. “ Họ còn ném vật lạ vào các kỹ sư…Có người còn dọa bắn chúng tôi nếu chúng tôi không rời đi.”
Các cột phát sóng viễn thông bị đốt phá do thuyết âm mưu về virus corona.
Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn khẳng định rằng không có mối liên hệ nào giữa các mạng không dây tốc độ cao với virus corona.
Olga Robinson, chuyên gia của kênh BBC về virus corona và thuyết âm mưu về 5G, cho biết: “ Các nhà khoa học cho biết 5G và virus corona hoàn toàn là những thứ khác nhau – như pho mát và đá phấn – vì vậy bạn không thể bị nhiễm virus corona vì dùng 5G. Họ cũng nói 5G không thể tác động đến hệ thống miễn dịch của bạn và làm bạn suy yếu bởi vì sóng radio đang được sử dụng không đủ mạnh để phá hủy tế bào, cơ thể hay hệ thống miễn dịch của bạn.”
Nhưng dường như các lý lẽ khoa học đang không đủ ngăn cản được sự lây lan của thuyết âm mưu và những mối đe dọa của chúng cho sự an toàn của cộng đồng.
Nguyễn Hải
Facebook rót hàng tỉ USD đầu tư vào hãng viên thông lớn tại Ấn Độ, hi vọng bá chủ thị trường đầy màu mỡ còn sót lại này
Facebook cho biết khoản đầu tư thể hiện "sự cam kết" của Facebook với Ấn Độ.
Facebook mới đây cho biết đã đầu tư 5,7 tỉ USD để đổi lấy 9,99% cổ phần Jio Platforms, nhà vận hành dịch vụ viễn thông thuộc tập đoàn Ấn Độ Reliance Industries. Sau thương vụ này, Facebook sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Jio. Mặc dù mới chỉ thành lập được 4 năm song Jio hiện tại đã có hơn 388 triệu người dùng, Facebook nói trong một thông cáo.
Facebook cho biết khoản đầu tư thể hiện "sự cam kết" của Facebook với Ấn Độ.
Động thái đầu tư của Facebook cho thấy mong muốn khẳng định vị thế của mình tại Ấn Độ, một thị trường cực kì quan trọng cho Facebook và ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Trước đó, nhờ dân số đông và tệp người dùng đang phát triển, Ấn Độ trở thành một "chiến trận" mà nhiều ông lớn công nghệ hướng đến.
"Ấn Độ là một quốc gia đặc biệt với chúng tôi," Facebook nói. "Khoản đầu tư này khẳng định tính cam kết của chúng tôi với Ấn Độ".
Trong vài năm trở lại đây, Reliance Industries đã đầu tư nhiều tỉ USD và có những tác động lớn đến thị trường viễn thông Ấn Độ. Ông Mukesh Ambani, chủ tịch tập đoàn, thậm chí còn muốn biến ông lớn năng lượng này thành một công ty dịch vụ số mới với đa dạng các dịch vụ như tin tức, âm nhạc, phim ảnh hay ứng dụng.
Mukesh Ambani mới đây cũng tuyên bố sẽ bơm tiếp 15 tỉ USD vào Jio để sớm đưa công ty này vào trạng thái sạch nợ. Về phần mình, Jio nói khoản đầu tư của Facebook sẽ giúp làm nhẹ gánh nợ nần và đẩy mạnh tốc độ chuyển đổ số cho tập đoàn.
"Một trong những tập trung của chúng tôi khi hợp tác với Jio là tạo ra những cách thức mới để người dùng cá nhân và doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn trong nền kinh tế số," Facebook nói.
Lê Nam Khánh
Sáng tạo khi làm việc tại nhà: kỹ sư NASA dùng kính 3D 2 màu xanh, đỏ để điều khiển robot thám hiểm Sao Hỏa Không có hệ thống máy tính trị giá cả ngàn USD, các nhà nghiên cứu phải tìm tới phương pháp khác. Vẫn hiệu quả là được phải không? Những người có thể làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội này có thể dựa vào điện thoại, tablet hay máy tính để soạn email công việc, thực hiện các cuộc...