Đột nhiên có 20 triệu chuyển thẳng vào tài khoản
Đúng là những lúc khó khăn mới biết lòng người. Lâu nay em đã quá sai khi đối xử với chị như vậy
Em từng là một cô em chồng không ra gì. Thấy chị dâu hiền lành, được cả nhà quý mến, em khó chịu nên liên tục gây khó dễ cho chị. Khi chị chưa về làm dâu, em là người nấu ăn cho cả nhà. Sau này, chị dâu đảm nhiệm việc nấu nướng.
Chuyện sẽ không có gì nếu mọi người không khen chị nức nở. Đã vậy còn so sánh với em. Mẹ em còn từng nói: “Con phải xách dép theo chị dâu. Nhìn chị ấy đi, làm gì cũng ngon”. Những câu nói đó của mẹ khiến em để tâm. Thế là sau đó, em luôn tìm cách để bỏ thêm gia vị vào những món ăn của chị.
Sau khi kết hôn, anh trai em chưa muốn sinh con vì còn phải lo kinh tế. Tất nhiên bố mẹ em không chấp nhận chuyện này. Ông bà muốn được bế cháu sớm nên đã gây sức ép lên con dâu. Đáng lẽ em phải đứng về phía anh chị. Nhưng lúc ấy, em lại thêm bớt với mẹ để bà tạo áp lực lên con dâu. Cuối cùng vì không thể chịu được, chị dâu của em đã dứt áo đi khỏi nhà. Hiện tại anh chị đã mua được một căn nhà nhỏ, nhưng ấm cúng và cũng sống thoải mái hơn lúc ở cùng gia đình em.
Có lẽ nếu chuyện này không xảy ra, em sẽ không thể nào có một mối quan hệ tốt với chị dâu. Nửa tháng trước, em phát hiện mình có thai. Đó là kết quả của chuyện tình một đêm. Vì thế, người đàn ông ấy không chịu nhận trách nhiệm với con của em. Còn bản thân em dù biết sẽ có nhiều khó khăn nhưng vẫn muốn giữ con. Suy cho cùng, đó cũng là một sinh linh và cần được sống.
Em đã không tốt với chị, vậy mà chị vẫn rất rộng lượng. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ em rất giận, nhất thời, ông bà không giữ được bình tĩnh nên đã đuổi em ra khỏi nhà. May mắn là hôm ấy, anh trai em biết chuyện. Anh khuyên em về nhà anh sống một thời gian. Sau khi nghĩ kỹ, em đã xin chị dâu cho mình về ở.
Cứ ngỡ chị sẽ gây khó dễ cho mình. Nhưng không, chị dâu rất tốt với em, thậm chí còn tìm hiểu những món ăn phù hợp với bà bầu để tẩm bổ cho em nữa. Hôm ấy em thấy tài khoản của mình được một số tài khoản lạ chuyển tiền.
Video đang HOT
Em gọi lên ngân hàng kiểm tra, nhưng họ nói không có ai báo chuyển khoản nhầm. Em lăn tăn không biết ai đã giúp mình, còn nghĩ là bố mẹ đã âm thầm cho con gái. Cho đến tối hôm ấy, anh trai gọi em vào phòng nói chuyện. Anh bảo số tiền kia là của chị dâu cho em, xem như tiền phòng thân lúc bụng mang dạ chửa. Nhưng đưa tiền mặt thì sợ em không đồng ý nên mới nhờ người chuyển tiền cho em. Chị ấy nói anh giấu, nhưng anh trai em muốn kể để em biết chị dâu tốt tính thế nào.
Nghe anh nói, em thấy xấu hổ và xúc động quá. Em đã không tốt với chị, vậy mà chị vẫn rất rộng lượng. Bây giờ em đang lo lắng không biết có nên trả lại tiền không. Không trả thì lăn tăn nhưng bây giờ em cũng đang túng thiếu. Em có nên trả tiền không các chị?
(Xin giấu tên)
T.T.H.N
Tiền nong mùa dịch
Những ngày ở nhà thực hiện cách ly xã hội, chị coi đó là những ngày nghỉ ngơi dưỡng sức. Nghĩ vậy cho nhẹ người, dù với người làm công việc chân tay ở công ty tư nhân, ở nhà có nghĩa là nghỉ không lương.
Những ngày thong thả này, chị quan tâm đến mình hơn. Chị ủ tóc với dầu dừa, đắp mặt nạ với mật ong trứng gà, tẩy da chết bằng bã cà phê. Tự cho mình quyền được lười khi bảy giờ mới rời giường, trong khi bình thường giờ đó chị đã đến công ty.
Có thời gian, chị dạy con gái nấu ăn, dạy con trai dọn nhà, ba mẹ con ngày ba bữa thủ thỉ bên nhau, chị phát hiện con gái đã biết làm duyên, sáng ra rẽ ngôi tóc ba lần mới ưng. Con trai lớp Bảy rồi vẫn tồ, vẫn thích gối đầu lên tay mẹ ngủ.
Mỗi ngày trôi qua đơn giản như thế, chị lấy sách ra đọc, gọi điện về cho cha mẹ hai bên, nhắn tin thăm hỏi động viên bạn bè. Biết chị phải ở nhà, cô bạn nói giờ này bên giao hàng vẫn làm việc, tui gửi bà mấy ký cá mực nha.
Chị giãy nảy: "Thôi nhà tui có rồi. Bà rao bán đi". Bạn nạt: "Tui cho hai đứa nhỏ mà. Chuyến này chuyến cuối, mai mốt xe không chạy nữa nên tui để dành ăn và biếu. Bán buôn cả năm giàu cũng giàu rồi". Chị biết bạn bán hàng hải sản quê, mỗi chuyến hàng mấy chục triệu mà "chê" không bán, mang tặng chơi vậy.
Anh bạn cùng trường thì lo lắng: "ba mẹ con ở chung cư phải chú ý hơn nha. Hạn chế ra ngoài, chịu khó ở trong nhà. Có thiếu tiền không, nhà có những gì rồi, khẩu trang đắt vậy có mua được không, có cần mua thêm đồ ăn sữa bánh gì cho hai đứa trẻ không?". Chị nói em ổn, anh dặn: "Cần bất cứ gì cứ nói anh. Đều là dân xa quê, anh coi mày như em gái vậy đó, đừng có ngại. Thiên hạ người dưng mà còn thương nhau được huống gì.
Chiều nay tranh thủ ra tiệm thuốc mua cái đo nhiệt độ, ngày nào mấy mẹ con cũng phải tự kiểm tra thân nhiệt, ho hen hay nóng sốt gì phải báo anh nghe chưa...". Rồi anh còn dặn đi về là phải cởi khẩu trang áo khoác ngay cửa, rửa tay sạch sẽ rồi mới làm gì thì làm...
Rất lâu chị không gõ được một ký tự nào trả lời vì mắt mũi cay xè. Từ bao giờ chị không còn được nghe những dặn dò càm ràm kiểu "gà mẹ" ấy, lòng cứ rung lên những giai điệu cảm động và biết ơn.
Chị nhớ thằng bạn hồi cấp II, tới tuổi này vẫn "mi" "ta" khi nói chuyện.
Hai vợ chồng bạn mở quán bán đồ ăn, mùa dịch này chắc ảnh hưởng nhiều. Hình như trước Tết bạn mới sửa sang lại quán, dịch bệnh thế này liệu chủ có giảm tiền thuê cho không? Chưa kể hằng tháng bạn phải trả góp căn hộ chung cư nữa.
Bạn nói, hai vợ chồng đóng cửa quán cách nay hơn tháng, đứa con trai phải đi viện vì viêm phổi. Con ra viện hai vợ chồng tính mở bán lại, mà thấy tình hình không ổn nên thôi luôn. Giờ hai vợ chồng nấu ở nhà trọ, ai đặt gì nấu nấy, vợ nấu chồng đi giao, có ngày lời được hai ba trăm, ngày huề ngày lỗ, nhưng còn hơn ngồi không nhìn nhau. Chủ nhà thấy vậy không thu tiền thuê quán, nói đợi hết dịch tính sau.
Chị hỏi: "Vậy tiền ngân hàng thì sao?". Bạn bảo: "Chưa biết tính sao. Tháng trước đã vay lương hưu của bố mẹ trả rồi. Hai vợ chồng đang tính cứ đà này một hai tháng nữa phải bán căn hộ đó".
Chị nói: "Ta có 20 triệu đang để không nè. À, chính xác là 22 triệu mấy trăm. Hai triệu lẻ kia ta giữ lại "xơ cua", còn 20 đó ta gửi mi nha. Xài đi, khi nào có tính tiếp".
Bạn không nhắn tin nữa mà gọi lại, nạt: "Tiền đâu mi có dư?".
Chị kiêu ngạo: "Mi biết tính ta mà, ta hay lo xa nên trong nhà ít nhiều gì cũng phải có tiền để lỡ đêm hôm".
"Mi làm ta không biết nghĩ sao. Ta hai vợ chồng nuôi một đứa con trong khi mình mi nuôi hai đứa, mặt mũi ta vứt đâu?".
Chị hừ mũi: "Mặt mi trên cổ còn mũi mi trên mặt chứ đâu. Nói vớ vẩn chi vậy. Đưa số tài khoản đây lát ta chuyển. Nhưng ta nói rước là ta tính lãi đó. Đợi hết dịch mẹ con ta xuống quán đòi một bữa thiệt no".
Thật ra chị không nói cho bạn biết, tiền đó là học phí học kỳ II và tiền ăn của hai đứa con chị chưa kịp đóng, cộng với tiền mừng tuổi của con, lương tháng Ba vừa lấy, và ít tiền phòng thân. Nhưng nay bạn cần hơn thì chị đưa mà không cần suy nghĩ.
Chỉ nghe bạn muốn bán nhà là biết tình hình căng rồi. Mẹ con chị vẫn còn con heo đất nuôi được nửa năm, chắc phải có cả triệu, ban-công nhà chị có gần chục thùng xốp rau đang xanh, vậy đủ rồi. Cứ dìu nhau qua cơn khó này trước, rồi mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi.
Rất rõ ràng, chị nghe giọng bạn nghèn nghẹn: "Ta bật loa ngoài cho vợ ta nghe nãy giờ, hắn khóc mi ơi. Nếu lúc này mi ở đây, ta sẽ không ngần ngại mà ôm mi một cái!".
Chị cười, chị hiểu lắm cảm giác của bạn lúc này nhưng vẫn đùa:
"Ôm ôm cái gì. Hơi tí mà đòi ôm vậy, ta ôm cả trăm người rồi. Vẽ chuyện!".
Thái Phan
Vì sao đàn ông thường chiều những cô ả thực dụng hơn phụ nữ nặng tình? Chuyện tình cảm là một phạm trù rất khó đoán định. Đôi khi mình trao đi tình cảm nhiều nhưng chưa chắc đã được đáp lại, hy sinh nhiều cũng chẳng đổi lại được một tấm chân tình. Một cô vợ đã dành cả tuổi thanh xuân vì chồng, vì con, cân đo đong đếm để tươm tất từng bữa ăn, giấc ngủ...