Đột nhập lò luyện thi công chức Hàn Quốc
Làng Thi cử hay còn gọi là Goshiwon, một trong những ký túc xá tư nhân là nơi các sinh viên đổ xô tới ôn luyện trước kỳ thi tuyển công chức tại Seoul.
Có khoảng 30.000 cư dân tại một khu phố buồn tẻ của thủ đô Hàn Quốc, còn được biết tới với cái tên Làng Thi cử, nơi các sĩ tử chuẩn bị cho những kỳ thi tuyển công chức.
Giới trẻ tại quốc gia không dễ gì để tìm được một công việc như Hàn Quốc, đặc biệt là những người tốt nghiệp các trường đại học ít tiếng tăm, ngày càng cảm thấy thất vọng sau khi ra trường.
Kim Sa-myeong (27 tuổi) đang học tại một căn phòng nhỏ của mình.
Video đang HOT
Kim Sa-myeong đi tới phòng tắm.
Tại một lớp học ở Goshiwon.
Căng-tin ở Làng Thi cử.
Những sĩ tử tại Goshiwon đi bỏ phiếu sớm hôm 13/12.
Theo Sầm Hoa (Vietnamnet/Reuters)
Mách bạn 3 bí kíp ôn thi tuyệt cú mèo
Đánh nhanh thắng chắc với các bí kíp hiệu quả dưới đây các teen nhé!
Ong đầu ôn luyện cho những ngày thi sắp tới, bạn đã có kế hoạch gì để "tiêu hóa" nhanh hàng loạt kiến thức? Mọi chuyện sẽ đơn giản nếu bạn biết cách ôn thi khoa học hơn đấy. Thử 3 tip nhỏ mà chúng tớ mách dưới đây xem sao.
"Luyện" có kế hoạch các nhóm môn
Chẳng hạn như các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa chỉ cần hiểu bài cứ không cần thuộc từng câu, từng chữ này!
Nhớ là với những môn này, phải làm bài tập cho quen dạng bài rồi sau đó là "chiến" một bài thi tham khảo để xem thực lực thế nào. Hở chỗ nào thì lấp chỗ đấy, như vậy thì... chắc ăn rồi nhé!
Mỗi môn sẽ có kế hoạch "tác chiến" riêng, bạn phải thật khéo léo và ôn thật khoa học.
Còn những môn xã hội như Văn, Sử, Địa, bọn mình nên chịu khó ghi nhớ thật chắc kiến thức. Nói vậy không có nghĩa là cứ ngày đêm ngồi "tụng" để nhồi nhét kiến thức của các môn này. Cách tốt nhất để thuộc bài là vẽ sơ đồ hình cây các ý chính rồi nhớ thật chắc hoặc cũng có thể dùng chiêu mà các bậc "tiền nhân" hay làm là... vừa học vừa ghi ra giấy.
"Chiến" những bài bạn nghĩ không - nên - học
Cẩn thận kẻo bị "tủ" đè nếu bạn chỉ "ôm" một lốc kiến thức mà bạn nghĩ rằng... đề thi sẽ có.
Thường thì các sĩ tử có tâm lý phân chia ra thành 2 dạng bài: bài nên học, bài học cũng được, không cũng chẳng sao. Nguyên nhân chính có thể là trong quá trình học các bạn thấy thầy cô lơ là mảng này. Thực tế thì những kiến thức này dù không trọng tâm nhưng hay có mặt trong đề thi để "đè" teen có thói quen học tủ. Đến lúc đấy thì "đau đớn" đừng hỏi. Những kiến thức này không cần học kĩ quá, cũng không cần tìm hiểu phần nâng cao của chúng bởi sẽ khiến bạn phát ngán. Cách hay ho để "chiến" đây: Hãy học bình thường với tâm lý "mai sẽ phải trả bài" rồi tranh thủ alo cho đứa bạn thân để nhờ nó check hộ!
Có thể rủ thêm bạn ôn thi cùng để tăng sự hứng thú, ngoài ra thỉnh thoảng còn kiểm tra hộ nhau nữa.
Nhẩm bài trước khi ngủ
Để tránh trường hợp chữ vào tai này rồi bay qua tai kia!
Dành khoảng 5-10 phút để chốt lại những gì bạn đã học của ngày hôm nay. Không nhất thiết phải liệt kê tất cả nhưng phải chắc chắn là đã "thâu tóm" được kiến thức để không để nó bay theo lời mời của... giấc ngủ. Khoa học đã chứng minh những gì chúng ta nghĩ trước khi ngủ có nhiều khả năng sẽ có mặt trong những giấc mơ. Nếu muốn có một giấc mơ đẹp về kì thi cử thì trước tiên teen nên "dọn dẹp" đầu óc thật sạch để kiến thức có một chỗ cư ngụ ổn định. Tuy nhiên, đừng để ám ảnh vì nghĩ về kì thi quá nhiều. Nhớ đấy, chỉ 5-10 phút trước khi ngủ là "đủ đô" rồi.
Theo Đất việt
Đi học thêm sớm, HS sẽ ỷ lại và lười suy nghĩ Cha mẹ cho con đi học thêm từ rất sớm ngay từ cấp học tiểu học nên một bộ phận không nhỏ các em thường ỷ lại, lười suy nghĩ mà chủ yếu trông vào sự kèm cặp và ôn luyện từ các lớp học thêm để có đủ hành trang trước mỗi kỳ thi. Đó là những chia sẻ của ông Phạm...