Đột nhập khoa sản để tận mắt chứng kiến quá trình vượt cạn xem có đáng sợ như lời đồn
Đối với các mẹ chưa sinh con hay với những người chưa từng bước chân vào khoa sản thì chuyện vượt cạn dường như rất đáng sợ. Cùng đột nhập vào khoa sản để chứng kiến tận mắt xem có đáng sợ như các mẹ vẫn kể?
Đối với những người phụ nữ thì lần đầu tiên mang thai là một trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc, xen với đó là nỗi lo âu, căng thẳng chờ đợi đến ngày lâm bồn. Dưới đây là những hình ảnh miêu tả chân thực về các mẹ bầu trước giờ chuyển dạ tại bệnh viện Chang’An Hospital (Trung Quốc).
Quách Giai (21 tuổi) là một sản phụ rất sợ đau đẻ, cô đang được y tá hướng dẫn phương pháp hít thở sâu để giảm cơn đau.
Trong phòng chờ sinh, tử cung của Quách Giai đã mở được 6cm. Y tá đang hướng dẫn sản phụ điều hòa nhịp thở.
Cơn đau ập đến khiến Quách Giai đứng không vững, cô đành phải bám víu vào nữ y tá.
Nhờ qua phương pháp hít thở sâu, cơn đau của Quách Giai đã giảm. Lúc Quách Giai nhìn thấy một mẹ bầu vượt cạn thành công, cô rất hiếu kỳ và đến ngắm đứa trẻ mới chào đời.
Trước khi Quách Giai lên bàn đẻ, chồng cô đã vào gặp gỡ và nói lời động viên với vợ.
Video đang HOT
Quách Giai được y tá dìu đến phòng sinh, cô cảm thấy rất tự tin vì được người nhà động viên vào thời khắc quan trọng.
Quách Giai sinh tự nhiên và quá trình sinh diễn ra suôn sẻ trong 10 phút. Bé gái chào đời nặng 3kg, thể trạng của bé rất khỏe mạnh và hiếu động.
Y tá đặt bé lên bụng mẹ để hai mẹ con da tiếp da lần đầu tiên.
Một sản phụ khác tên là Lưu Li (30 tuổi) do một số nguyên nhân nên được đưa vào phòng sinh mổ.
Lưu Li đang được bác sĩ tiến hành gây tê, cô đang được y tá động viên tinh thần trước giờ sinh.
Bác sĩ và ê kíp phẫu thuật đã hoàn thành công tác chuẩn bị. Bác sĩ nói lời động viên với sản phụ và bắt đầu tiến hành mổ.
Khi đứa trẻ được đưa ra khỏi bụng mẹ, y tá lập tức ôm bé đến cho hai mẹ con gặp nhau.
Bé trai nặng 3,7kg. Bé khóc lóc và cái miệng nhỏ nhắn chu lên như khát bầu sữa của mẹ.
Y tá bồng bé ra cho gia đình gặp mặt lần đầu tiên. Nhìn thấy bé hồng hào, đáng yêu, cả gia đình sản phụ Lưu Li đều rất vui mừng.
Nữ y tá họ Lý cho biết: “Tôi cũng là một người mẹ và con của tôi được 9 tuổi. Mỗi lần bồng một bé sơ sinh vừa mới chào đời, tôi cảm thấy rất xúc động giống như chính mình vừa sinh con lần nữa”.
Sau khi chị Lưu Li được đưa về phòng hậu phẫu, y tá đặt bé nằm bên cạnh mẹ để hai mẹ con được gần nhau. Vết mổ khiến chị Lưu Li rất đau, nhưng khi nhìn thấy đứa con bé bỏng, chị cảm thấy rất hạnh phúc.
Theo 52rkl/Helino
Bị đau đầu thường xuyên, có nên tiêm thuốc bổ não?
Thời gian gần đây, tôi bị đau đầu nhiều, nghe cô bạn mách nên tiêm thuốc bổ não (đợt trước cô ấy cũng hay bị đau đầu như tôi, tiêm thuốc nên đỡ nhiều). Nhưng tôi còn băn khoăn mong báo tư vấn sớm giúp tôi. Xin cảm ơn quý báo!
Nguyễn Hạnh Hoa (Bình Phước)
Đọc câu hỏi của chị mà tôi thấy giật mình vì chị suy nghĩ đơn giản quá! Đau đầu có bao nhiêu loại? Bổ não dùng loại nào đây? Đọc đến đây thì chắc chị đã hiểu tùy tiện dùng thuốc như người ta mách là rất nguy hiểm và lãng phí! Tôi xin lý giải cụ thể như sau:
Có nhiều loại đau đầu:
Theo hiểu biết của tôi thì con người đã ghi nhận được 160 loại đau đầu.
- Có những nguyên nhân gây đau đầu nằm ngay trong đầu như động kinh, u não, chấn thương sọ não, thiểu năng tuần hoàn não, viêm động mạch thái dương, migraine, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, tâm thần phân liệt...
- Có nguyên nhân gây đau đầu nằm ngoài đầu như suy thận, suy tim, đái tháo đường, viêm dạ dày, áp-xe ở ngón chân, đau răng, viêm họng, viêm xoang, glucom, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới...
Vậy nguyên nhân đau đầu của chị là bệnh nào trong số tôi vừa nêu trên? Xin chị đừng quên, mỗi loại đau đầu lại có một cách chữa khác nhau. Ví dụ động kinh thì phải dùng thuốc chống động kinh, tâm thần phân liệt thì dùng thuốc an thần, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì dùng thuốc chống thoái hóa tĩnh mạch, áp-xe ngón chân thì dùng kháng sinh...
Có nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não:
Có rất nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não (người dân hay gọi đơn giản là thuốc bổ não), nhưng có thể được xếp vào 3 nhóm dưới đây:
- Nhóm giãn mạch máu não: caviton, cinarizin...
- Nhóm tăng sử dụng oxy của tế bào não: piracetam, cerebrolysin, luotai, citicolin...
- Nhóm thuốc kết hợp: phezam.
Mỗi loại thuốc có một số ưu và nhược điểm, chúng có các chỉ định chặt chẽ cho một số bệnh nhất định, nếu dùng sai có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân bị đau đầu do trầm cảm hoặc do động kinh mà được tiêm piracetam hoặc cerebrolysin thì bệnh không khỏi mà trái lại, bệnh nhân sẽ mất ngủ và lên cơn động kinh nhiều thêm.
Các thuốc tăng tuần hoàn não đều phải dùng theo từng đợt, tương đối dài ngày, giá thuốc thường rất đắt đỏ nên chi phí của bệnh nhân sẽ rất lớn.
Bởi lý do nêu trên, tôi khuyên chị nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phác đồ điều trị cho thích hợp! Chúc chị mạnh khỏe!
Theo Sức khỏe đời sống
Người trẻ cũng mất ngủ Theo các chuyên gia y tế, tình trạng mất ngủ hay còn gọi rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng ở người trẻ (từ 18 đến 30 tuổi). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do áp lực cuộc sống, lo âu và nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều...