Đột Kích vẫn sống tốt tại thị trường Việt Nam
Mặc dù Crossfire bị tạm ngưng tại Hàn Quốc nhưng đây là một game mà ngay từ khi xuất xưởng nó đã được định hướng để dành cho nước ngoài, những thị trường dễ tính hơn.
Trong ngày 12/6 vừa qua, thông tin về việc CrossFire Hàn Quốc đóng cửa đã gây xôn xao trong cộng đồng game thủ Việt, bởi CrossFire hay còn được gọi với tên Đột Kích tại Việt Nam đang là một sản phẩm MMOFPS duy nhất và ăn khách nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu là một game thủ am hiểu thị trường game bắn súng thì thông tin trên không có gì là quá bất ngờ.
Thông tin đang tải trên trang web của Neowiz
Crossfire được SmileGate phát triển và Neowiz Games phát hành từ 3/2007, tuy nhiên sản phẩm MMOFPS có cấu hình thấp, lối chơi đơn giản, dễ chơi này dường như không thu hút được sự chú ý của gamer xứ sở Kim Chi khi họ còn đang “đắm mình” trong thế giới của World of Warcraft, Starcraft, LineAge 2, Mabinogi, Mapble Story… Chưa kể đến thị hiếu chơi game cũng như nhu cầu của game thủ Hàn Quốc là cực kì khắt khe và khó tính. Cũng như sự phát triển của công nghệ giải trí của Hàn Quốc với sự lớn mạnh của K-pop, sự phong phú và đa dạng của điện ảnh, game chỉ chiếm một phần tương đối trong đời sống tinh thần của họ.
Hàn Quốc là thị trường lớn nhưng rất khắc nghiệt.
Đến năm 2008, Neowiz Games đã biết cách biến những yếu điểm của mình thành ưu điểm khi tối ưu lại engine Lithtech, một engine linh hoạt nhưng chỉ đòi hỏi cấu hình máy cực kì thấp, để xuất khẩu sang các thị trường game dễ tính và ít cạnh tranh hơn. Chính sách này đã thành công một cách rực rỡ khi trong năm 2008 có đến 3 nước là Việt Nam (VTC Game), Nhật Bản (Arario) và Trung Quốc (Tencent) đều đã “ôm” về để phát hành. Trong năm 2009, đến lượt các NPH ở thị trường Bắc Mỹ, Philippin, Indonexia cũng mua về và vận hành. Và rồi đến năm 2010, 2011, Crossfire vẫn có mặt tại các nước như Đài Loan, Brazil, Nga… mặc dù đến lúc đó, Crossfire đã tròn 4-5 tuổi.
Đột Kích vẫn có giá trị riêng với cấu hình thấp, dễ chơi.
Video đang HOT
Hàn Quốc được coi là một đất nước giàu vì game và sống vì game, nhưng đây lại chính là một chiến trường có sự đào thải cực kì khắc nghiệt. Con số 5 năm tồn tại của Crossfire (tính từ 3/2007 đến 12/6/2012) đã là một kỳ tích mà rất nhiều sản phẩm chết yểu khác phải mơ ước. Trong năm 2011-2012, nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng sẽ lại bùng nổ một cuộc chiến MMOFPS khác giữa các nhà phát hành lớn tại đất nước này khi liên tục có tên các sản phẩm như Arctic Combat (Webzen), Firefall, Warface, Battlefield Online, Shadow Company, Spiecial Force 2… những sản phẩm được coi là bom tấn, với cấu hình khủng, đồ họa khủng, yêu cầu đường truyền khủng và tất nhiên cái giá phải trả cũng khủng. Và chắc cũng còn rất lâu lâu nữa mới tới lượt game thủ Việt được “sờ” vào một cách chính thống.
Khác hẳn Hàn Quốc, Đột Kích luôn là game được yêu thích tại Việt Nam.
Quay lại câu truyện về tấm bảng thông báo đóng cửa trên trang chủ của Crossfire Hàn Quốc. Đại diện của Neowiz và SmileGate cũng đã công bố rằng, việc đóng cửa Crossfire tại Hàn Quốc là điều tất yếu, họ (cả Neowiz và SmileGate) sẽ vẫn duy trì sự phát triển của Crossfire tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và đây là sản phẩm trọng tâm của Smilegate và Neowiz trong tương lai dài. Đồng thời, Neowiz và Smilegate cũng cam kết sẽ đồng hành với các NPH trên lộ trình eSport hóa sản phẩm, nỗ lực giảm tối đa ảnh hưởng của hack với trò chơi trong thời gian tới.
Giải đấu là điểm mà Đột Kích luôn phát huy thế mạnh.
Tại Việt Nam, Đột Kích vẫn được coi là mũi nhọn của VTC Game, trong nhiều năm liền, sản phẩm này vẫn chiếm được lượng đông các fan hâm mộ. Đồng thời, với những chính sách phát triển lâu dài để Đột Kích tiến lên eSport như thành lập Liên Minh, CF Ranking, các giải đấu dày đặc… đã là những hành động chứng minh sự lớn mạnh của và phát triển của MMOFPS duy nhất của làng game Việt.
Với sự có mặt của Liên Minh, cộng đồng sẽ chủ động và chuyên nghiệp hơn trong các giải đấu.
Bên cạnh một vấn đề chung của Đột Kích là vấn nạn hack, một vấn đề không chỉ nhức nhối ở Việt Nam mà còn trên toàn bộ các phiên bản quốc tế của game. Nhìn nhận một cách lạc quan thì đây cũng là điều tất yếu khi một game có tuổi thọ hơn 5 năm được phát hành tới tận 15 quốc gia gặp phải. Chính sự phổ biến và thành công của Đột Kích đã trở thành món ngon cho bất cứ hacker nào.
Với lối chơi linh hoạt, cấu hình chỉ bao gồm 512 mb RAM, chip Pentium 4 1.5 GHz, card đồ họa rẻ tiền cũng “chiến” được thì có lẽ không sản phẩm nào có thể thay thế được Đột Kích, cũng như những kỉ niệm mà nó đã đem lại trong suốt 5 năm có mặt tại làng game Việt. Vì vậy, nó sẽ sống tốt, sống khỏe trong nhiều năm nữa.
Theo Game Thủ
Lone Survivor-Cuộc chiến đơn độc
"Tên tôi là gì, điều đó chẳng còn quan trọng nữa... chỉ biết rằng tôi có lẽ là người duy nhất còn sống sót", đó là lời tự giới thiệu của nhân vật chính trong trò chơi.
Sau một cơn đại dịch khủng khiếp, gần như toàn bộ loài người bị biến dạng thành những thây ma. Bị kẹt trong căn hộ của mình giữa sự cô độc, mệt mỏi và đói khát, nhân vật chính buộc phải nghĩ cách thoát ra khỏi nơi đây để tìm kiếm những người may mắn còn sót lại như mình, dù cho hi vọng đó có mong manh thế nào đi nữa.
Từ đầu trò chơi, game thủ sẽ nhận được tín hiệu radio kêu gọi những ai còn sống sót tập trung tại một căn hộ ở phía bên kia tòa nhà chẳng dễ dàng gì khi bọn xác sống vẫn đang lang thang khắp nơi. Trong quá trình khám phá xung quanh, game thủ sẽ phải thường xuyên trở về căn phòng của mình để nghỉ ngơi, đây cũng là cách duy nhất để bạn save game. Một khi tìm được tấm bản đồ căn hộ, người chơi sẽ nhận ra ngay sự khiếm khuyết của hệ thống chỉ đường này. Bản đồ được tổng quát theo góc nhìn từ trên xuống với đầy đủ những kí hiệu cho từng căn phòng, từng cánh cửa, những nơi nào có thể vào được, những nơi nào chưa. Nhưng trò chơi lại được thiết kế theo kiểu 2D side-scrolling, vì thế cách thể hiện này khiến bạn trở nên rối rắm, khó làm quen đặc biệt là việc xác định được phương hướng. Càng về sau hệ thống bản đồ càng khiến bạn bực bội hơn khi những màn rượt đuổi với bọn zombie bắt đầu diễn ra. Trong các tình huống nguy cấp đòi hỏi mau chóng tìm đường đến nơi an toàn mà bạn phải tốn thời gian đứng lại dò hướng trên bản đồ thì quả là một cực hình, vì bầy thây ma sau lưng vẫn tiếp tục đuổi theo ráo riết. Bù lại, bạn có thể dịch chuyển tức thời giữa những địa điểm trong tòa nhà thông qua các tấm gương, giúp tiết kiệm không ít thời giờ.
Trong một game thể loại survival như Lone Survivor, lẩn trốn luôn là cách hữu hiệu nhất. Game thủ không bắt buộc phải tiêu diệt hết lụ zombie mà chỉ cần hoàn thành mục tiêu chính, khám phá cốt truyện và giải đố. Thế nên "tránh voi chẳng xấu mặt nào", hãy cố gắng tận dụng bóng tối và những góc khuất trong môi trường để ẩn mình, kiên nhẫn chờ thời cơ vượt qua bọn chúng êm thấm. Kho vũ khí của Lone Survivor khá khiêm tốn: chỉ có một khẩu súng lục duy nhất (không tính đến pháo sáng) và người chơi sẽ nhanh chóng có được nó vào đầu game. Băng đạn gồm 10 viên và có thể nhắm vào ba phần riêng biệt trên kẻ địch, nhưng món vũ khí này chẳng giúp ích gì nhiều bởi số lượng đạn được rất ít cùng cơ chế nhắm bắn khá tệ. Trừ những tình huống nguy cấp buộc phải dùng đến nó, còn lại ẩn nấp vẫn là lựa chọn tốt hơn. Ngoài những hốc tường để nép mình, người chơi có thể dùng những miếng thịt rữa (rotting meat) và pháo sáng nhằm đánh lạc hướng bọn quái vật, hoặc đôi khi bạn phải tìm một lối đi khác an toàn hơn.
Bên cạnh mối lo ngại từ bọn quái vật, game thủ còn một vấn đề quan trọng khác phải lưu tâm: sự đói khát và mệt mỏi. Ngoài ăn uống và nghỉ ngơi còn có giải pháp khác để khắc phục tạm thời, đó là những viên thuốc mà người chơi thu thập được. Viên thuốc màu đỏ giúp nhân vật của chúng ta giải tỏa cơn buồn ngủ trong khi những viên màu xanh lá và xanh biển đem lại cho bạn những giấc mơ. Những giấc mơ này không chỉ cho người chơi hiểu thêm về cốt truyện mà còn cung cấp một số item khi cần thiết, cụ thể là đạn dược với viên xanh biển và pin (dùng cho chiếc đèn pin của bạn), thực phẩm với viên xanh lá. Nhưng đừng nên sử dụng quá liều vì chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự tỉnh táo, minh mẫn của nhân vật chính. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định.
Bên cạnh nhiệm vụ chính, người chơi còn phải giải quyết những nhiệm vụ phụ nho nhỏ chẳng hạn như sửa lại lò nướng để nấu thức ăn, tìm kiếm vật phẩm cho nhân vật phụ,v.v... Hoàn thành chúng bạn sẽ có được những phần thưởng như thực phẩm, đạn, tăng máu. Suốt cuộc hành trình game thủ sẽ gặp gỡ nhiều người cùng cảnh ngộ. Việc trò chuyện với họ, làm nhiệm vụ chung hay thái độ với mỗi người sẽ tác động đến kết thúc của trò chơi. Nhưng game chỉ có 3 cái kết cho bạn khám phá.
Đồ họa 2D theo phong cách cổ điển cùng những đoạn soundtrack u buồn tạo cho Lone Survivor một bầu không khí hồi hộp, căng thẳng. Hiệu ứng âm thanh khá tốt, từ tiếng rên, tiếng hét của zombie cho đến nhịp tim đập, hay cả những giây phút tĩnh lặng cũng làm không gian u ám hơn. Dù rằng hình ảnh không đẹp nhưng sự phối hợp rất tốt giữa ánh sáng - bóng tối và những gam màu cũ kĩ làm cho người chơi thực sự bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu hấp dẫn, những lời than vãn, kêu ca của nhân vật chính cũng khiến tình huống trở nên cấp bách hơn.
Cuộc phiêu lưu "một mình chống zombie"chỉ ngắn ngủi trong vài giờ chơi, nhưng cảm giác thú vị nó đem lại không hề ít. Trừ vài lỗi nhỏ mắc phải (điển hình như zombie bỏ qua những miếng thịt, pháo sáng mà bạn ném ra) và hệ thống bản đồ khó chịu, những gì còn lại của Lone Survivor rất đáng giá, từ lối chơi cho đến âm thanh hình ảnh. Nếu bạn là một người không quá khắt khe và không ngại đồ họa retro thì đây là trò chơi hay mà bạn nên thưởng thức.
Phát hành & Phát triển: Superflat Games
Thể loại: Phiêu lưu/Hành động
Ngày phát hành: 23/4/2012
Nền: PC/MAC
Theo Bưu Điện Việt Nam
Skullgirls: Mỹ nhân đại chiến Tại vương quốc Canopy xa xôi, các cô gái xinh đẹp đang chiến đấu quyết liệt để tranh một bảo vật huyền bí. Cuộc chiến này không có sự tham gia của phái mạnh bởi bảo vật huyền bí này chỉ có khả năng ban điều ước duy nhất cho 1 người phụ nữ mà thôi. Đó chính là Skull Heart. Các nhân...