Đồng yen yếu khiến Nhật Bản đứng trước ‘ngã ba đường’
Sự giảm giá mới của đồng yen xuống mức thấp nhất trong 34 năm đã ảnh hưởng tới các kế hoạch của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo, do chi phí nhập khẩu tăng cao đẩy lạm phát tăng nhưng cũng ảnh hưởng đến mức tiêu dùng và hoạt động của nền kinh tế.
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nguồn tin cho biết BoJ sẽ nâng dự báo giá hàng hóa trong năm nay tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 26/4 và dự báo lạm phát sẽ ở gần mục tiêu 2% cho đến năm 2026, nhấn mạnh sự sẵn sàng tăng lãi suất từ 0 vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, BoJ cũng có khả năng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay trong các dự báo hàng quý mới, một phần do tiêu dùng và hoạt động sản xuất của các nhà máy trì trệ, các nguồn tin cho biết.
Theo cựu quan chức BoJ, Nobuyasu Atago, cách tiếp cận “phụ thuộc vào dữ liệu” mới của BoJ có nghĩa là họ sẽ đợi số liệu Tổng sản phẩm quốc nội từ tháng 4 đến tháng 6/2024 công bố vào ngày 15/8, để xác nhận liệu tăng trưởng kinh tế có thực sự phục hồi hay không trước khi quyết định điều chỉnh lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng Atago tại Viện nghiên cứu kinh tế chứng khoán Rakuten cho rằng trừ khi đồng yen giảm giá nhanh chóng, khả năng BoJ tăng lãi suất vào mùa Hè là rất thấp. Một quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cũng cho rằng: “Tiêu dùng yếu và không rõ liệu lạm phát có tiếp tục tăng hay không như vậy không có lý do gì để BoJ lại vội vàng tăng lãi suất.”
Nhật Bản: Số người nhập viện liên quan thực phẩm bổ sung của Kobayashi tăng cao
Ngày 8/4, truyền thông Nhật Bản dẫn thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này cho biết số người nhập viện do tổn hại sức khỏe liên quan thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ của hãng dược Kobayashi đã tăng lên 212 người.
Nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi tại Osaka, Nhật Bản, ngày 27/3/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo bộ này, dựa trên báo cáo từ hãng Kobayashi, đã có tổng cộng 1.224 người cần khám sức khỏe tính đến ngày 7/4 và nhà sản xuất này đã nhận được khoảng 53.000 truy vấn của khách hàng. Trong các cuộc chất vấn tại trụ sở của Kobayashi ở thành phố Osaka vào ngày 6/4, nhiều trao đổi đã được đưa ra liên quan khoảng thời gian 2 tháng từ khi nhà sản xuất nhận biết về các vấn đề với sức khỏe người dùng cho đến thời điểm công khai những thông tin đó.
Nhà kinh tế trưởng Hidetoshi Tashiro tại công ty Sigma Capital Ltd. của Nhật Bản nhận định cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm của Kobayashi cũng bộc lộ những vấn đề về tổ chức trong công ty. Là một doanh nghiệp gia đình điển hình của Nhật Bản, nhà sản xuất thuốc này dường như đã ưu tiên lợi ích gia đình hơn lợi ích của khách hàng trong việc ra quyết định, đồng thời việc họ không tiến hành các biện pháp ngay lập tức hoặc báo cáo với chính quyền về những phản ánh tổn hại sức khỏe của khách hàng đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Thực phẩm bổ sung men gạo đỏ Beni-koji Choleste Help của Kobayashi có liên quan tới 5 trường hợp tử vong do bệnh thận. Sản phẩm này được bày bán trên thị trường kể từ tháng 2/2021 kèm quảng cáo có tác dụng làm giảm cholesterol LDL. Tính đến cuối tháng 2 năm nay, Kobayashi đã bán được khoảng 1 triệu gói. Theo Bộ Y tế Nhật Bản và công ty này, một thành phần ngoài ý muốn có tên là axit puberulic, nguồn gốc từ nấm mốc xanh, đã được phát hiện trong sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của hãng tại Osaka. Nhà máy này đã đóng cửa vào tháng 12/2023. Bộ Y tế cho biết axit puberulic là một chất kháng khuẩn và chống sốt rét mạnh, có thể gây độc, nhưng vẫn chưa rõ mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe hoặc gây tổn thương thận.
Nhật Bản cam kết nỗ lực chặn đà lao dốc của đồng yen Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản Masato Kanda ngày 27/3 cho biết, Bộ Tài chính nước này sẽ thực hiện "mọi biện pháp có thể" để hạn chế những diễn biến quá mức của đồng yen, không loại trừ khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối. Đồng yen Nhật và đồng USD. Ảnh:...