Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga
Chiều 12/4, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức “Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng”.
Diễn đàn “Hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng”. Ảnh: baochinhphu.vn
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam và Liên bang Nga ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Liên bang Nga, kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (1974 – 2024).
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Chủ đề của diễn đàn hướng sự tập trung vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nói chung và Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với Liên bang Nga, đặc biệt tập trung vào chủ đề hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, du lịch, thương mại hàng hóa và dịch vụ, hợp tác năng lượng, tài chính, phát triển thành phố thông minh, bền vững.
Năm 2021, thương mại giữa ASEAN và Nga đạt khoảng 20 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu của ASEAN sang Nga là 12,6 tỉ USD với lĩnh vực dẫn đầu là máy móc và thiết bị điện tử. Trước đó, từ năm 2016-2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Liên bang Nga đã tăng gấp đôi về trị giá, đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2021, tương ứng tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Video đang HOT
Diễn đàn này một lần nữa thể hiện dòng chảy kết nối giữa phương Đông và Liên bang Nga, đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc củng cố mối quan hệ bền chặt, thân tình giữa hai quốc gia, dân tộc Việt Nam – Liên bang Nga.
Bà Bakeeva Ekaterina, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam cho rằng, thế giới đang có sự chuyển dịch nền kinh tế sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các quốc gia lớn đang nỗ lực mở rộng sự tương tác của họ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cốt lõi là ASEAN. Liên bang Nga cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ phía các hiệp hội trên nền tảng quốc tế,giải quyết kịp thời hơn các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương.
Đồng thời, mong muốn sự tham gia nhiều hơn của ASEAN vào việc thực hiện các dự án của Nga trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Theo chia sẻ của các chuyên gia tại diễn đàn, trong quá trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, Nga đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra các động lực bổ sung để tăng cường và đa dạng hóa thương mại cũng như hợp tác kinh tế với ASEAN. Các ưu tiên bao gồm: đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn, vấn đề môi trường, số hóa kinh tế, phát triển thành phố thông minh và tăng cường hợp tác trong khoa học, giáo dục.
Từ đó, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga; đúc kết kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nền kinh tế mới nổi trong hợp tác với Liên bang Nga. Bên cạnh đó, khẳng định vai trò của Việt Nam là cầu nối hợp tác giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, nâng cao khả năng phối hợp với các quốc gia ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hợp tác với Liên bang Nga trong bối cảnh mới.
Diễn đàn cũng mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu giữa các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức phát triển, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Liên bang Nga, hướng tới giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế- xã hội tại Việt Nam – Liên bang Nga, trong các mối quan hệ chung với ASEAN và nền kinh tế mới nổi.
ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy kết nối và tự cường
Từ ngày 8 - 9/3 tại Luang Prabang, Bắc Lào, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 30 (AEMR-30), với sự tham dự của Tổng Thư ký ASEAN, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và Timor Leste (tham dự với tư cách quan sát viên).
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm trưởng đoàn.
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 30 (AEMR-30). Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Luang Prabang, tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua 14 sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế (PED) do Lào đưa ra trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 dưới chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường", tập trung vào 3 định hướng chính: Hồi phục và kết nối các nền kinh tế; Kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững; Chuyển đổi hướng đến tương lai số.
Các PED năm 2024 được đánh giá là vừa bao gồm các nội dung mang tính kế thừa, tiếp nối thành quả của ASEAN trong năm 2023, vừa tính đến các nội dung, vấn đề mới. Hội nghị cũng thống nhất các ưu tiên thường niên năm 2024 trong kênh kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại, hải quan, thương mại dịch vụ và di chuyển thể nhân, đầu tư, tài chính, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử; doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa... Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng thông qua Khung tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF).
Các Bộ trưởng cũng tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng khác đối với hợp tác kinh tế ASEAN như tình hình đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), đàm phán Hiệp định Khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA), Hiệp định khung ASEAN về cạnh tranh, nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tình hình triển khai các sáng kiến về bền vững trong cộng đồng kinh tế ASEAN, các khuyến nghị của Nhóm Cấp cao đặc trách về Hội nhập kinh tế ASEAN liên quan đến việc thực thi kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025, xây dựng kế hoạch chiến lược cộng đồng kinh tế ASEAN giai đoạn 2026 - 2030, xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và chiến lược của ASEAN đối với những vấn đề mới nổi trong các FTA ASEAN 1...
Hội nghị ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bức tranh kinh tế ASEAN trong năm 2023, giữa bối cảnh bất định của thế giới. Theo số liệu của Ban Thư ký ASEAN, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN dự kiến tăng trưởng 4,7%, cao hơn mức trung bình 3,1% của thế giới. Về thương mại hàng hoá, tính đến quý III năm 2023, kim ngạch thương mại hàng hoá đạt 2.600 tỷ USD. Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong quý III năm 2023, dòng vốn FDI khoảng 41,1 tỷ USD. Du lịch ASEAN cũng phục hồi đáng kể khi thu hút 101,9 triệu du khách năm 2023, tăng 136,2% so với năm 2022.
Bên lề Hội nghị, các Bộ trưởng đã trao đổi với Hội đồng Kinh doanh ASEAN (ABAC), ghi nhận những ưu tiên của ABAC trong năm 2024 cũng như những khuyến nghị của ABAC nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi trong ASEAN trong thời gian tới.
Đoàn Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Phát biểu tại Hội nghị, Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024; cam kết phối hợp chặt chẽ với Lào và các nước ASEAN khác để hoàn tất các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, đóng góp vào thành công chung của năm ASEAN 2024. Việt Nam cũng nhấn mạnh việc dành ưu tiên cho các hoạt động phục hồi và kết nối các nền kinh tế, đặc biệt là việc ưu tiên dành nguồn lực cho các hoạt động đàm phán mới, đàm phán nâng cấp các hiệp định của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác.
Hội nghị AEMR 30 đã kết thúc tốt đẹp, đề ra phương hướng và kiến tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế trong ASEAN năm 2024, là bước chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 dự kiến diễn ra vào giữa tháng 9/2024.
Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia thảo luận về quan hệ đối tác cho tương lai Từ ngày 4-6/3, Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Australia được tổ chức tại thành phố Melbourne với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Australia và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Timor Leste được mời tham dự hội nghị lần này với tư cách quan sát viên. Đặc phái viên về...