Dòng vốn ngoại trở lại Đông Nam Á, Việt Nam liên tục hút vốn
Trong 3 tuần liên tiếp, đã có hơn 9,2 triệu USD đổ vào thị trường Việt Nam…
Ảnh: freepik
Theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), dòng vốn đã trở lại Đông Nam Á sau 4 tuần bị rút vốn, ghi nhận ở mức 1 triệu USD trong tuần trước. Cụ thể, dòng vốn rút khỏi Indonesia tiếp tục giảm, ghi nhận ở mức 4 triệu USD, giảm 70% so với tuần trước. Bên cạnh đó, Malaysia đón nhận 6 triệu USD trong tuần trước, cao nhất trong 6 tuần qua trong khi Thái Lan vẫn chịu áp lực rút vốn.
Số liệu: Bloomberg, KIS. Tổng hợp: NCĐT.
Một điểm tích cực khi thị trường Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn tích cực, đạt 1 triệu USD vào tuần trước, đóng góp chủ yếu từ VFMVN30 ETF với 1,14 triệu USD đổ vào thông qua chứng chỉ quỹ. Như vậy, trong 3 tuần liên tiếp, thị trường Việt Nam đã thu hút hơn 9,2 triệu USD.
Video đang HOT
Số liệu thống kê của KIS cũng chỉ ra rằng, trong tuần (30/12-06/01/2020), khối ngoại tiếp tục mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị 62 tỷ đồng, giảm 70% so với tuần trước đó.
Theo đó, nhóm cổ phiếu thuộc ngành Nguyên vật liệu và Tiêu dùng thiết yếu vẫn được mua ròng mạnh nhất, giá trị mua ròng lần lượt là 152 tỷ đồng và 52 tỷ đồng. Cụ thể, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) dẫn đầu lĩnh vực Nguyên vật liệu với giá trị mua chiếm 85% toàn ngành. Với nhóm cổ phiếu Tiêu dùng thiết yếu, cổ phiếu của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) và cổ phiếu của Vinamilk (HoSE: VNM) tiếp tục được mua mạnh.
Top 10 CP nước ngoài mua ròng trong tuần. Nguồn: KIS.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thuộc nhóm Tài chính là lĩnh vực bị bán mạnh nhất, tập trung vào các cổ phiếu HDBank (HoSE: HDB); Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) và Ngân hàng BIDV (HoSE: BID). Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản vẫn bị áp lực bán chi phối, chủ yếu là cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC), trong khi Vincom Retail (HoSE: VRE) và Vinhomes (HoSE: VHM) được mua mạnh trong tuần trước.
Theo Nhipcaudautu.vn
Vosco lại báo lỗ 143 tỷ đồng trong 9 tháng, cổ phiếu 'chìm nghỉm'
CTCP Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HoSE: VOS) tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 3 trong năm dẫn đến lỗ 9 tháng năm 2019 lên đến 143 tỷ đồng.
Trong quý 3/2019, doanh thu thuần của Công ty giảm 18% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 332 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại chiếm đến 357 tỷ đồng kéo theo Vosco có khoản lỗ gộp hơn 24 tỷ đồng. Kết quả này khá tệ so với con số lãi gộp hơn 16 tỷ đồng của quý 3/2018.
Doanh thu hoạt động tài chính xấp xỉ so với cùng kỳ, đạt hơn 3 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm 17% chỉ còn 30 tỷ đồng từ con số 36 tỷ đồng, ngược lại chi phí lãi vay lại tăng gấp đôi lên mức 32 tỷ đồng.
Trừ đi các loại chi phí và thuế, Vosco báo lỗ hơn 74 tỷ đồng, ghi nhận quý lỗ thứ 3 liên tiếp trong năm 2019.
Tình hình trong 9 tháng cũng không mấy khởi sắc, Công ty ghi nhận doanh thu thuần gần 1.168 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so 9 tháng 2018. Lỗ gộp gần 36 tỷ đồng và lỗ ròng đến 143 tỷ đồng, làm cho lỗ luỹ kế chưa phân phối tại ngày 30/9 của Vosco lên đến 920 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu của Công ty là 1.400 tỷ đồng.
Con tàu VOS ngập trong thua lỗ quý 3/2019.
Được biết, đội tàu Vosco giảm 1 tàu Vĩnh An dẫn đến doanh thu giảm. Để cải thiện hiệu quả kinh doanh, Công ty tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp như tích cực tìm kiếm và thuê tàu ngoài để khai thác, kiểm soát chặt chẽ chi phí.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chính làm Vosco ghi nhận lỗ là thị trường vận tải biển gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khối tàu hàng khô, hàng hoá khan hiếm, giá cước duy trì ở mức thấp.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra căng thẳng làm ảnh hưởng tới hoạt động thương mại toàn thế giới, nhiều tàu Trung Quốc kéo về khai thác trong khu vực, cạnh tranh trực tiếp với các chủ tàu Đông Nam Á và Việt Nam càng làm cho thị trường trở nên khó khăn.
Nợ phải trả "ngốn" đến 84% nguồn vốn, cổ phiếu lình xình
Tổng tài sản Công ty ghi nhận cuối quý 3/2019 gần 3.230 tỷ đồng, giảm 11% so hồi đầu năm. Tài sản dài hạn chiếm đến 72% trong cơ cấu tài sản, tập trung chủ yếu ở tài sản cố định.
Tổng nợ phải trả của Vosco có giảm so với đầu năm nhưng vẫn chiếm tới hơn 84% trong cơ cấu nguồn vốn, ở mức 2.719 tỷ đồng. Trong đó tổng các khoản vay nợ (ngắn hạn và dài hạn) chiếm tới gần 1.593 tỷ đồng.
Các nhà băng đang cho Vosco vay gồm Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam,...
Tình hình kinh doanh được phản ánh qua mức giá cổ phiếu nên thị giá VOS của Vosco hiện chỉ quanh mức 1.750 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm hơn 85% tính từ khi lên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu VOS chỉ giao dịch quanh mức 2.000 đồng/cp.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Boutir (Hồng Kông) giành được Giải thưởng The Asia Innovatif+ Startup của năm tại Penang PENANG, MALAYSIA - Media OutReach - Ngày 22 tháng 11 năm 2019 - Boutir Limited, nhà cung cấp giải pháp thương mại di động xã hội hàng đầu và nền tảng thương mại đa kênh đến từ Hồng Kông đã có vinh dự giành được Giải thưởng The Asia Innovatif Startup (Sáng tạo Khởi nghiệp của châu Á) của năm tại Penang, Malaysia....