Động viên bạn gái dù bị treo ngược trên vách đá
Trước khi bị rơi và thiệt mạng sau 3 tiếng đồng hồ bị treo ngược trên vách đá cao gần 60 m, anh Simkins vẫn không ngừng nhắn tin an ủi bạn gái.
Jake Simkins, 41 tuổi đến từ Bắc London cùng bạn gái là Julia đang mang bầu 7 tháng tới đảo Zante, Hy Lạp du lịch tuần vừa rồi. Khi thám hiểm núi đá một mình, Simkins không may bị trượt chân từ mỏm đá cao trên biển Navagio, rơi xuống vách đá. Anh nhanh chóng mở dù và bị thổi ngược trở lại. Tán dù mắc phải một mỏm đá khác và bị rách toạc, treo anh Simkins lửng lơ giữa vách núi đá nguy hiểm ở độ cao hơn 55 m.
Nhảy dù là một trong các môn thể thao nguy hiểm nhất thế giới.
Hơn 3 tiếng bị kẹt, anh Simkins không ngừng gọi điện, nhắn tin cho bạn gái đang ở một mình tại khách sạn ở Volima. Anh dặn người yêu phải thật bình tĩnh và không cần lo lắng cho anh. Anh thậm chí còn khuyên cô nên bôi một chút kem chống nắng và ra biển tắm nắng cho thoải mái.
Anh Corne van der Eerden, một du khách người Hà Lan, người chứng kiến vụ tai nạn kể lại: “Chúng tôi nghe thấy tiếng gió vù vù thổi mạnh và thấy một người đàn ông đang nhảy dù. Bất ngờ, anh ta bị va vào tảng đá ở tầm cao gần 60 m và kẹt lại đó. Tôi gọi to, anh ta nói bị gãy chân và đang chuẩn bị gọi điện cho vợ. Tôi lo lắng dặn anh phải cẩn thận thì anh ta nói dây dù của anh đang vướng vào tảng đá rất chắc chắn. Đáng tiếc, tàu của của chúng tôi sắp chạy nên hai vợ chồng tôi buộc phải bỏ đi trước”.
Dù đội cứu hộ có mặt và nỗ lực giải cứu du khách Simkins nhưng vẫn không có kết quả. Sau hơn 3 tiếng bị treo trên vách đá, tảng giá phía trên lung lay và đổ ập xuống. Anh Simkins bị rơi tự do từ độ cao gần 60 m và tử vong tại chỗ.
Cô Julia hiện về nhà mẹ đẻ ở Bắc London ở tạm, từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào của phóng viên với lý do “không muốn nói bất cứ điều gì lúc này”.
Bộ Ngoại giao Hy Lạp xác nhận cái chết của du khách Simkins và hứa sẽ hỗ trợ gia đình nạn nhân. Du khách tử nạn không phải chuyện hiếm nhưng nhiều người vẫn đổ lỗi cái chết của anh Simkins cho đội cứu hộ yếu kém và không được trang bị trực thăng, các thiết bị cứu nạn khác.
Bãi biển Navagio được coi là một trong những địa điểm nhảy dù ngoạn mục nhất thế giới. Rất nhiều người thích cảm giác mạnh tới đây nhảy dù từ độ cao 275 m xuống bãi biển. Tuy nhiên, nhảy dù cũng là môn thể thao nguy hiểm hàng đầu thế giới, cướp đi sinh mạng của 170 người trong 30 năm nay. Theo thống kê mới đây, cứ 20 người tham gia môn thể thao này lại có một người tử nạn.
Theo infornet
Nín thở xem người dân Nepal lấy mật ong
Bất chấp độ cao và nguy hiểm, những người dân Nepal vẫn liều mình để có thể lấy được những tổ ong mật từ những vách đá cheo leo. Đôi khi, mật ong còn được đổi bằng chính mạng sống con người.
Video đang HOT
Săn lùng mật ong được biết đến là một trong những hoạt động góp phần hình thành nên một số nền văn hóa cổ ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận này thông qua những bức hình vẽ trên đá có từ thời xa xưa. Nghề săn mật ong cũng được biết đến cách đây hơn 13.000 năm trước công nguyên.
Ở Nepal, nghề săn mật ong đã có từ cách đây hàng nghìn năm và đã trở thành một đặc trưng văn hóa riêng của đất nước này. Hầu hết người dân Nepal sống nhờ vào việc săn tìm mật ong. Nepal cũng chính là nơi quy tụ nhiều chủng loại ong mật nhất trên thế giới. Những loài ong mật ở đây thường xây tổ trên những mỏm đá chênh vênh dọc theo các sườn núi. Do địa hình hiểm trở và nơi ong xây tổ thường khó tiếp cận nên việc lấy mật ong không phải là một việc đơn giản. Những người đi săn ong thường phải dùng chiếc thang dây dài mới có thể tiếp cận được tổ ong. Để có thể bắt ong dễ dàng, họ phải dùng lửa đốt và hun khói ngay dưới tổ để ong trong tổ bay ra hết rồi mới tiến hành lấy mật. Nhiều khi họ còn phải đánh đổi cả mạng sống chỉ vì mật ong.
Việc thu hoạch ong thường diễn ra 2 lần 1 năm. Những người đi săn cùng tụ tập lại với nhau rồi đến ngọn núi Himalaya để cùng nhau thu hoạch. Thông thường phải mất đến 2 hoặc 3 giờ đồng hồ mới có thể lấy được một tổ ong mật, điều này còn tùy thuộc vào địa thế và kích thước của mỗi tổ ong.
Trước khi tiến hành thu hoạch ong, những người dân ở đây cũng không quên tiến hành một số nghi lễ cúng. Đây được xem như là một nghi lễ nhằm tạ ơn với trời đất đã ban cho họ cái sinh nhai. Sau khi lễ cúng đã hoàn thành, dưới chân núi lửa sẽ được châm lên để hun khói vào những tổ ong treo lủng lẳng trên cao. Từ trên đỉnh núi, những người săn ong sẽ từ từ tụt xuống bằng một chiếc thang dây sau đó bắt đầu gỡ những tổ ong ra khỏi các vách đá.
Đã có nhiều công ty du lịch tổ chức những chuyến đi thực tế nhằm tạo điều kiện cho du khách có cơ hội được trải nghiệm cảm giác leo dây thu hoạch ong. Đến đây, du khách còn có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hung vĩ và thế giới hoang dã ở những vùng núi rừng Nepal. Các điểm săn mật ong phổ biến nhất ở Nepal thường là Bhujung, Nai Chi, Pasgaon, Naya Gaun, Ludhi and Dare. Ngoài ra khi đến đây, du khách cũng sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi khả năng săn bắt ong chớp nhoáng trên các mỏm đá của những người dân nơi đây.
Xem một số hình ảnh lấy mật ong của người dân Nepal:
Hầu hết người dân Nepal sống nhờ vào việc săn tìm mật ong
Khói được hun trước khi tiến hành lấy mật
Để lấy được mật ong, người dân còn liều cả mạng sống
Chiến lợi phẩm thu được
Lê Kiên
Theo dân trí
Thăm trường học của em Mũ, thắt lòng thương trẻ! Tại ngôi trường nằm chênh vênh trên sườn núi ấy, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những đứa trẻ chừng 4-5 tuổi, áo cánh mỏng, lặng lẽ bám vào vách đá, qua mấy ngọn núi để đến trường trong tiết trời giá lạnh nơi vùng cao... Thương học trò vùng cao nhọc nhằn đi tìm chữ Cách Hà Nội chừng 450 km,...