Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
Các loài lưỡng cư, chặng hạn như ếch thủy tinh ở Panama, đang chứng kiến số lượng cá thể sụt giảm nhanh chóng. Ảnh: EPA
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Đánh giá sinh học hôm 22/5, con người đã xóa sổ một số lượng lớn các loài và đẩy nhiều loài khác đến bờ vực tuyệt chủng. Điều này đã khiến một số nhà khoa học cho rằng chúng ta đang bước vào sự kiện “tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu”, và lần này là do con người gây ra.
Nguyên nhân chính đằng sau đó chính là hành vi phá hủy môi trường hoang dã để xây dựng các trang trại, thị trấn, thành phố và đường xá. Nhưng biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến sự suy giảm của các loài và được dự đoán sẽ gây ra tác động ngày càng tồi tệ hơn khi thế giới ấm lên.
Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích hơn 70.000 loài trên toàn cầu – gồm động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá và côn trùng – để tìm hiểu xem quần thể của chúng đang phát triển, thu hẹp hay duy trì ổn định theo thời gian.
Họ nhận thấy 48% các loài này đang suy giảm về số lượng, với chưa đầy 3% có sự gia tăng.
Đồng tác giả Daniel Pincheira-Donoso, nhà nghiên cứu tại Trường Khoa học Sinh học tại Đại học Queen’s Belfast, cho biết phát hiện của họ đóng vai trò là một cảnh báo quyết liệt.
Ông nói với CNN: “Các nghiên cứu khác, dựa trên số lượng loài nhỏ hơn đáng kể, đã chỉ ra rằng ‘cuộc khủng hoảng tuyệt chủng’ đang diễn ra nghiêm trọng hơn mức đánh giá chung. Phát hiện của chúng tôi cung cấp một xác nhận rõ ràng trên quy mô toàn cầu về mức độ xói của đa dạng sinh học”.
Ông Pincheira-Donoso cho biết trong nhiều thập kỷ, cuộc khủng hoảng tuyệt chủng đã được xác định bởi “các hạng mục bảo tồn” mà Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), gán cho từng loài mà họ đánh giá tại một thời điểm nhất định.
Dựa trên phương pháp đó, Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN đã xếp hạng khoảng 28% các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Video đang HOT
Cá voi mẹ và cá voi con ở Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: AP
Ông Pincheira-Donoso cho biết nghiên cứu của ông và các đồng nghiệ không nhằm chỉ ra các loài đang bị đe dọa hay không, mà thay vào đó, liệu quy mô quần thể của chúng có đang trở nên ngày càng nhỏ hơn hay không. Xu hướng giảm dân số theo thời gian là tiền thân của sự tuyệt chủng.
Theo đánh giá này, 33% các loài hiện được phân loại là “không bị đe dọa” trong Sách đỏ của IUCN trên thực tế đang suy giảm dần tới mức tuyệt chủng.
Báo cáo cho thấy các loài động vật có vú, chim và côn trùng đều đang chứng kiến sự suy giảm của các loài, nhưng nhìn chung, động vật lưỡng cư đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề và đang phải đối mặt với vô số mối đe dọa, bao gồm cả bệnh tật và biến đổi khí hậu.
Báo cáo cho thấy về mặt địa lý, sự suy giảm có xu hướng tập trung ở vùng nhiệt đới. Một lý do cho điều đó là động vật ở vùng nhiệt đới nhạy cảm hơn với những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ môi trường của chúng.
Giáo sư khoa học bảo tồn Brendan Godley tại Đại học Exeter, người không tham gia nghiên cứu, cho biết phát hiện trên cung cấp những hiểu biết mới về xu hướng dân số.
“Đây là một nghiên cứu cực kỳ có tác động, bao trùm toàn cầu và tất cả các nhóm động vật có xương sống và côn trùng”, ông Godley nhận xét.
Theo ông, bằng cách kết hợp cẩn thận các quỹ đạo dân số, nó nhấn mạnh mức độ áp lực mà động vật hoang dã phải chịu từ ảnh hưởng của con người và điều này diễn ra trên toàn cầu cũng như giữa các nhóm động vật như thế nào.
Ông nói thêm rằng đã có những ví dụ tích cực về các loài động vật được đưa trở lại từ bờ vực tuyệt chủng như cá voi lớn và rùa biển.
Nhưng ông Brendan Godley tin rằng tất cả chúng ta nên rất lo lắng về những chỉ số trên. Bởi lẽ, nếu không có quần thể, loài, môi trường sống và hệ sinh thái phát triển mạnh, chúng ta không thể tồn tại.
Vì sao quái thú 'tê giác có cặp sừng nai' lại khổng lồ thần tốc?
Động vật có vú cổ đại được gọi là 'quái thú sấm sét' (thunder beast) đã lớn hơn gấp 1.000 lần chỉ 16 triệu năm sau khi tiểu hành tinh va chạm Trái đất khiến khủng long bị tuyệt chủng.
Sau vụ va chạm đó, lại một vụ nổ thứ hai đã làm rung chuyển vương quốc động vật. Lần này, đến lượt động vật có vú cỡ lớn là nạn nhân. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy một loài có tổ tiên chung với ngựa hiện đại nhưng bề ngoài giống tê giác có cặp sừng nai từng sống dưới bóng của khủng long đã trở thành "quái thú sấm sét" khổng lồ đột ngột như một tia sét tiến hóa.
Các phát hiện cho thấy rằng kích thước cơ thể lớn có thể đã giúp cho một số loài động vật có vú một lợi thế tiến hóa khác biệt sau khi loài khủng long tuyệt chủng.
Trong kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước), động vật có vú chủ yếu chạy dưới chân những con khủng long lớn hơn nhiều. Nhiều con nặng không quá 10 kg. Nhưng khi loài khủng long tuyệt chủng, một số loài động vật có vú đã nắm bắt cơ hội quan trọng để làm cho chúng có kích thước trở nên to lớn. Nhưng rất ít loài làm được điều đó một cách ấn tượng như brontotheres, một dòng động vật có vú đã tuyệt chủng có trọng lượng ban đầu là 18 kg và có họ hàng gần nhất với ngựa hiện đại.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Oscar Sanisidro thuộc Nhóm Nghiên cứu Tiến hóa và Thay đổi sinh thái toàn cầu tại Đại học Alcalá ở Tây Ban Nha cho biết: "Mặc dù các nhóm động vật có vú khác đã đạt được kích thước lớn trước đó, nhưng brontotheres là loài động vật đầu tiên liên tục tiến hóa để đạt được kích thước lớn. Không chỉ vậy, chúng đạt trọng lượng tối đa đến 4,5 tấn chỉ trong 16 triệu năm, một khoảng thời gian khá ngắn từ góc độ địa chất".
Hóa thạch của brontotheres đã được tìm thấy ở khu vực ngày nay là Bắc Mỹ và chúng được đặt cho biệt danh "Thunder Beast". Nhiều người tin rằng hóa thạch của "Ngựa Sấm" khổng lồ đã trôi dạt trên đồng bằng trong cơn giông bão.
Các nhà cổ sinh vật học trước đây đã biết rằng brontotheres tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng. Vấn đề là, cho đến nay, họ không có lời giải thích chắc chắn về cách thức.
Có ba con đường tiến hóa khả thi mà chúng có thể đã trải qua. Thứ nhất, được gọi là quy tắc của Cope, gợi ý rằng toàn bộ loài tăng dần kích thước theo thời gian, giống như đi thang cuốn từ nhỏ đến lớn. Giả thuyết thứ hai cho rằng thay vì tăng đều đặn theo thời gian, có những giai đoạn tăng nhanh rồi chậm theo chu kỳ, chẳng hạn như chạy lên cầu thang nhưng lại dừng lại ở chiếu nghỉ cầu thang để lấy lại hơi. Cách giải thích thứ ba là không có sự gia tăng nhất quán giữa tất cả các loài: một số sẽ tăng lớn, và một số sẽ thu nhỏ, nhưng nói chung, loài lớn phát triển nhiều hơn.
Sanisidro và các đồng nghiệp đã phân tích một cây phả hệ chứa 276 cá thể brontothere, để chọn ra con đường tiến hóa có khả năng xảy ra nhất.
Họ phát hiện ra rằng lời giải thích thứ ba phù hợp nhất với dữ liệu: Thay vì từ từ lớn hơn theo thời gian hoặc lớn vọt lên rồi chậm lại theo chu kỳ, các cá thể brontothere sẽ tăng hoặc giảm kích thước khi chúng mở rộng sang các nhánh sinh thái mới.
Khi một loài mới xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch, nó không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, những phân loài lớn hơn vẫn sống sót trong khi những phân loài nhỏ hơn nhanh chóng bị tuyệt chủng vì không thích nghi, đẩy kích thước trung bình của loài tăng lên theo thời gian.
Sanisidro cho rằng lời giải thích hợp lý nhất cho con đường tiến hóa này là sự cạnh tranh. Bởi vì động vật có vú vào thời điểm sau khi khủng long bị tuyệt chủng có xu hướng nhỏ, nên có sự cạnh tranh rất lớn giữa các động vật ăn cỏ nhỏ. Những con lớn hơn có ít đối thủ cạnh tranh hơn về nguồn thức ăn mà chúng tìm kiếm và do đó có triển vọng sinh tồn tốt hơn.
Bruce Lieberman, một nhà cổ sinh vật học của Đại học Kansas, người không thuộc nhóm nghiên cứu, cũng cho rằng ông rất ấn tượng với sự công phu của nghiên cứu.
Sanisidro lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ giải thích làm thế nào các động vật có vú giống như tê giác có thể trở thành khổng lồ, nhưng ông hy vọng sẽ kiểm tra tính hợp lý của mô hình đang nghiên cứu đối với các loài động vật có vú lớn khác trong tương lai.
Sanisidro nói: "Ngoài ra, chúng tôi muốn khám phá xem những thay đổi về kích thước cơ thể giữa các phân loài có thể ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm khác của các con vật này, như tỷ lệ hộp sọ, sự hiện diện của các phần phụ có xương, chẳng hạn như sừng".
Brontotheriidae là một họ động vật có vú đã tuyệt chủng thuộc bộ Perissodactyla, bộ bao gồm ngựa, tê giác và heo vòi. Nhìn bề ngoài, chúng trông khá giống tê giác , mặc dù chúng thực sự có họ hàng gần với ngựa hơn; Equidae và Brontotheriidae tạo nên phân bộ Hippomorpha. Chúng sống vào khoảng 56-34 triệu năm trước, cho đến khi gần đến thế Eocen.
Lịch sử tiến hóa của loài này được nhiều người biết đến do hồ sơ hóa thạch hoàn hảo ở Bắc Mỹ. Các loài brontotheres xuất hiện sớm nhất, chẳng hạn như Eititanops, khá nhỏ, cao không quá một mét và không có sừng.
Brontotheres tiến hóa để có cơ thể đồ sộ, mặc dù một số loài nhỏ như Nanotitanops vẫn tồn tại qua Eocen. Một số chi, chẳng hạn như Dolichorhinus, đã tiến hóa hộp sọ rất dài. Các brontotheres sau này rất lớn, cao tới 2,5 mét với các phần phụ của hộp sọ giống như sừng. Ví dụ, Megacerops brontothere ở Bắc Mỹ đã tiến hóa cặp sừng lớn phía trên mũi của chúng.
Những chiếc sừng dị hình giới tính cho thấy rằng brontotheres có tính xã hội cao và những con đực có thể dùng sừng húc đầu vào nhau để tranh giành con cái. Không giống như tê giác, sừng của brontotheres gồm xương trán kết hợp với xương mũi và nằm cạnh nhau chứ không phải từ trước ra sau.
Brontotheres có lẽ đã tuyệt chủng vì chúng không thể thích nghi với điều kiện khô hạn hơn và thảm thực vật bị sa van hóa lan rộng trong Thế Oligocen.
Hóa thạch họ hàng thú mỏ vịt cổ đại có thể lật lại lịch sử? Hóa thạch của một loài có họ hàng với thú mỏ vịt 70 triệu năm tuổi có tên Patagorhynchus pascuali được tìm thấy ở Nam Mỹ. Phát hiện này có thể viết lại câu chuyện về nơi những động vật có vú kỳ lạ đầu tiên này tiến hóa. Ngày nay, tất cả năm loài động vật đơn huyệt còn sống - bao...