Đồng USDT bị cho là lừa đảo, có thể khiến thị trường tiền số sụp đổ
Giới chuyên gia cho rằng công ty Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỷ giá hối đoái giữa USD và Tether (USDT). Về cơ bản, đây được xem như một trò lừa đảo.
Vào tháng 7, Bộ trưởng tài chính Mỹ, Janet Yellen đã triệu tập chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và sáu quan chức khác để họp kín, thảo luận về stablecoin Tether (USDT). Đồng tiền mã hóa này có thể gây ra tình trạng lạm phát, khiến tài chính Mỹ gặp rủi ro.
Tether được người dùng biết đến là loại coin có giá ổn định (stablecoin), thường được quy đổi tương đương với tỷ giá USD. Các nhà đầu tư hầu hết sử dụng đồng USDT khi muốn giao dịch tiền mã hoá, họ quy đổi USD sang USDT. Về cơ bản, công ty Tether Holdings Ltd. sẽ nắm giữ USD và hoàn trả lại khi người dùng gửi lại đồng tiền mã hoá USDT để thanh khoản.
Tether có thể làm sụp đổ thị trường tiền số
Theo Business Insider , cách hoạt động của Tether vẫn còn là một bí ẩn. Các nhà phê bình lập luận rằng công ty Tether Holdings Ltd. sẽ không có khả năng duy trì tỷ giá hối đoái giữa USD và USDT. Họ so sánh đồng Tether như một trò lừa đảo.
Trong năm nay, Tether Holdings Ltd. đã “in” thêm 48 tỷ USDT, nâng tổng lượng cung lên 69 tỷ đồng USDT. Điều này đồng nghĩa với việc công ty đang nắm giữ số tiền mặt trị giá 69 tỷ USD, số tài sản có thể khiến Tether Holdings Ltd. trở thành một trong 50 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Trên Twitter, nhiều người dùng thắc mắc về lí do Tether được tạo ra với số lượng lớn như vậy. Bài đăng trên blog ẩn danh chống lại Tether, có tên “The Bit Short: Inside Cryptos Doomsday Machine” ( Ngày tận thế của tiền mã hoá) được lan truyền rộng rãi ngay sau đó.
Biểu tượng của Tether, loại stablecoin mà nhiều nhà đầu tư sử dụng để giao dịch tiền mã hoá.
Người dẫn chương trình của CNBC , Jim Cramer cũng đã khuyên các nhà đầu tư bán toàn bộ số tiền mã hoá của họ.
“Nếu Tether sụp đổ, loại stablecoin này sẽ phá huỷ toàn bộ hệ sinh thái tiền mã hoá”, Jim nói.
Theo các nhà quản lý, số USD mà Tether Holdings Ltd. đang nắm giữ sẽ là mối nguy hại rất lớn. Khi toàn bộ nhà đầu tư đồng loạt yêu cầu rút tiền, công ty này có thể phải bán tất cả tài sản để cung cấp thanh khoản cho người dùng.
Business Insider cho rằng nếu Tether Holdings Ltd. là một công ty lừa đảo, đồng Tether là một kế hoạch đa cấp kim tự tháp (Ponzi), thì quy mô sự việc này sẽ lớn hơn vụ án của Bernie Madoff, kẻ lừa đảo 65 tỷ USD qua mô hình Ponzi.
Một trong những cựu nhân viên của Tether nói với Business Insider rằng giám đốc điều hành công ty này đã sử dụng khoản tiền đang nắm giữ để đầu tư vào nhiều lĩnh vực rủi ro, kiếm lợi nhuận cho bản thân.
“Đây không phải là một stablecoin, Tether là một quỹ đầu cơ rủi ro cao ở nước ngoài. Ngay cả các đối tác của chính công ty này cũng không biết về số tài sản mà Tether Holdings Ltd. đang nắm giữ”, nhà quản lý ngân hàng đối tác của Tether ở Puerto Rico nói.
Video đang HOT
“Tether hoạt động không giấy phép”
Theo Business Insider , hiện chỉ có khoảng 10 nhân viên của Tether Holdings Ltd. được liệt kê thông tin trên LinkedIn, con số rất nhỏ đối với một công ty đang nắm giữ lượng tài sản lên đến 69 tỷ USD.
Trang chủ của Tether cho biết công ty này đã đạt được thoả thuận về các thủ tục pháp lý với Tổng chưởng lý của New York. Thực chất, công ty này đang hoạt động không có giấy phép.
“Tether Holding Ltd. đang được điều hành bởi các cá nhân và tổ chức không có giấy phép, mọi hoạt động của Tether đều không có người kiếm soát”, Tổng chưởng lý, Letitia James cho biết trong một tuyên bố.
Khối lượng giao dịch của đồng Tether lên đến 87 tỷ USD.
Theo thông tin từ trang chủ Tether , 30 tỷ USD trong khối tài sản mà Tether đang nắm giữ được sử dụng để đầu tư vào thương phiếu, làm khoản vay ngắn hạn cho các tập đoàn. Business Insider cho biết Tether hiện nắm giữ khoản nợ rất lớn.
Đại diện của Tether Holding Ltd. cho biết công ty này đã được đăng ký với Cơ quan Điều tra Tài chính Quần đảo Virgin (BVIFA), thuộc nước Anh. Tuy nhiên, giám đốc của BVIFA, ông Errol George xác nhận với Business Insider rằng cơ quan này không giám sát các hoạt động của Tether.
“Chúng tôi không giám sát Tether và không bao giờ có chuyện này xảy ra”, Errol George xác nhận.
Đội ngũ phát triển không muốn ra mặt
Trang chủ của Tether cho biết giám đốc điều hành của công ty này là JL Van der Velde, có quốc tịch Hà Lan, đang sinh sống tại Hong Kong. Ông chưa từng trả lời phỏng vấn hay phát biểu tại một hội nghị nào.
Ngoài ra, giám đốc tài chính của Tether là Giancarlo Devasini, ông từng là một bác sĩ phẩu thuật thẩm mỹ ở Ý. Theo Business Insider , người này từng bị phạt vì bán phần mềm giả của Microsoft.
Các nhân sự cấp cao đứng sau đồng Tether.
Luật sư của Tether, Stuart Hoegner nói với phóng viên của Business Insider rằng Van der Velde và Devasini thích “tránh ánh đèn sân khấu”, họ không muốn xuất hiện trước công chúng.
Đồng thời, Stuart Hoegner xác nhận rằng công ty này có đủ tiền mặt để cung cấp thanh khoản cho người dùng thường xuyên. Tuy nhiên, vị luật sư từ chối trả lời về khoản tiền mà Tether đang nắm giữ.
“Công ty chúng tôi luôn quản lý rủi ro nhằm bảo vệ người dùng và sử dụng khoản tiền 30 tỷ USD để đầu tư sinh lời hợp lý cho Tether”, vị luật sư nói.
Dù Bitcoin là đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất và dần trở thành một loại tài sản mới, giới lập pháp tại các quốc gia đang xem một đối tượng khác là mối đe dọa hệ thống tiền tệ.
Loại tiền mã hóa đáng lo ngại hơn Bitcoin
Dù Bitcoin là đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất và dần trở thành một loại tài sản mới, giới lập pháp tại các quốc gia đang xem một đối tượng khác là mối đe dọa hệ thống tiền tệ.
Nhắc tới thế giới tiền mã hóa, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Bitcoin. Mặc dù Bitcoin vẫn là đồng tiền mã hóa quan trọng nhất, nó lại chưa tiến đến gần mục tiêu thay thế hệ thống thanh toán trên toàn cầu.
Loại tiền mã hóa bị nhắm đến gần đây tại nhiều quốc gia là stablecoin, các đồng tiền ổn định trên thị trường như USDT hay USDC.
Đe dọa hệ thống tiền tệ quốc gia
Tờ Bloomberg ngày 17/9 đưa tin Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch cho phép Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính (FSOC) tiến hành một cuộc điều tra vào phân khúc stablecoin. FSOC là cơ quan đánh giá một hoạt động kinh doanh, tài chính nào đó có "đe dọa hệ thống tiền tệ" của Mỹ hay không. Nếu có, giới chức Mỹ sẽ đưa ra những dự luật gắt gao hơn.
Tuy nhiên, đây được xem là một động thái không quá mới của chính phủ. Trước đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ là bà Janet Yellen nhiều lần bày tỏ "mối quan ngại" dành cho stablecoin.
Tether, còn có mã hiệu USDT thường được dùng để thay thế cho USD trên các sàn giao dịch.
Ngày 19/7, bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jay Powell và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) Gary Gensler, đã cùng nhau triệu tập một cuộc họp kín để thảo luận liên quan đến chủ đề stablecoin. Theo bản ghi chú của cuộc họp, bà Yellen nhấn mạnh sự cần thiết phải "hành động nhanh chóng" để đưa ra một khuôn khổ pháp lý phù hợp với các đồng tiền ổn định.
Trước đó một ngày, Giáo sư Đại học Yale Gary B. Gorton và Jeffery Zhang đồng xuất bản báo cáo dài 49 trang có tên là "Taming Wildcat Stablecoins" (Tạm dịch: Thuần hóa thị trường Stablecoin hoang dã). Theo đó, hai tác giả cho rằng đồng tiền do tư nhân sản xuất như stablecoin không phải là phương tiện trao đổi hiệu quả. Nguyên nhân là vì stablecoin không phải lúc nào cũng có giá cố định và do đó có "rủi ro hệ thống do stablecoin tạo ra".
Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra hai giải pháp. Một là nâng cao vai trò của stablecoin tương đương với đồng tiền pháp định của quốc gia. Giải pháp thứ hai là ra mắt CBDC (đồng tiền ổn định quốc gia) và có khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt để hạn chế sự tồn tại của stablecoin.
Với giải pháp đầu tiên, chính phủ có thể sẽ yêu cầu stablecoin phải được phát hành thông qua sự bảo trợ của những ngân hàng được phê duyệt. Mỹ cũng có thể quy định tất cả stablecoin phải được thế chấp hoàn toàn với Kho bạc của FED. Phương án này có vẻ ít khả thi hơn.
CBDC có phải là giải pháp cho mọi vấn đề?
Dễ thấy, chính phủ các nước trên thế giới đang hướng đến giải pháp là ra mắt CBDC, đồng tiền ổn định do các ngân hàng trung ương phát hành. Đi đầu trong nỗ lực này chính là Trung Quốc.
CNBC ngày 8/7 đưa tin Phạm Nhất Phi, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bày tỏ lo ngại về "mối đe dọa nghiêm trọng" mà stablecoin có thể gây ra cho hệ thống tài chính và thanh toán toàn cầu.
Sự phát triển của tiền mã hóa khiến các ngân hàng trung ương phải tính đến việc phát hành tiền điện tử.
"Cái gọi là stablecoin của một số tổ chức thương mại, đặc biệt là stablecoin toàn cầu, có thể dẫn đến rủi ro và thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế", ông Phạm Nhất Phi nhấn mạnh.
Quan điểm này dường như là quan điểm chung của giới cầm quyền Trung Quốc, không chỉ với stablecoin nói riêng mà còn đối với toàn thị trường tiền mã hóa nói chung. Không chỉ tăng cường đàn áp thị trường tiền mã hóa trong nước, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nghiên cứu và thử nghiệm CBDC trong những năm gần đây.
Ngày 16/7, PBoC công bố bản cáo bạch (whitepaper) của đồng e-CNY, cùng với đó là nhiều kết quả tốt trong quá trình thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số này.
Theo cáo bạch, PBoC đã bắt tay nghiên cứu sáng kiến e-CNY từ năm 2014. Một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc phát triển e-CNY chính là sự xuất hiện của tiền mã hóa và stablecoin.
Nỗ lực quảng bá đồng e-CNY của Trung Quốc vẫn chưa mấy thành công, do người dân đã quá quen với các loại ví trên điện thoại
"Để giải quyết vấn đề biến động giá của tiền mã hóa, một số tổ chức thương mại đã tung ra một loại tiền khác gọi là stablecoin. Stablecoin được neo giá với các đồng tiền hợp pháp hoặc các tài sản trên thị trường tài chính để giữ giá cố định. Một số tổ chức thậm chí còn có kế hoạch tung ra các stablecoin toàn cầu. Điều này sẽ mang lại rủi ro và thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống chuyển tiền xuyên biên giới", bản cáo bạch của e-CNY nhận định.
Không chỉ giới chức quản lý nhiều nước, mà người đứng đầu của các cơ quan thương mại toàn cầu cũng có cái nhìn không thiện cảm đối với stablecoin. Ngày 22/9, CEO Tập đoàn HSBC là Noel Quinn cho biết ngân hàng này ủng hộ sự phát triển của CBDC, xem đây là công cụ đối trọng với các đồng tiền ổn định.
Ông Quinn còn cho biết HSBC đang tích cực làm việc với ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Canada, Singapore, Thái Lan, UAE... để hỗ trợ và đóng góp vào các dự án CBDC của họ.
Bitcoin phá mốc 50.000 USD, vượt giá trị thị trường của Facebook Đợt tăng giá mới nhất đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin lên gần 1.000 tỷ USD. Giá của Bitcoin hôm qua đã vượt qua mốc 50.000 USD, trong bối cảnh diễn ra sự phục hồi đáng kể cho thị trường tiền kỹ thuật số. Đợt tăng giá mới nhất đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin...