Dòng tiền bùng nổ, giá trị giao dịch hàng hóa đạt mức cao thứ 2 trong lịch sử
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc xanh phủ kín trên toàn bộ các nhóm hàng hóa đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Mức tăng mạnh của nhóm kim loại và đặc biệt là nhóm năng lượng đã thúc đẩy chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1.56% lên mức 2,431.48 điểm.
Dòng tiền trở lại mạnh mẽ trên thị trường hàng hóa với mức tăng gần gấp đôi so với phiên cuối tuần trước, lên xấp xỉ 6,000 tỉ đồng. Đây là giá trị giao dịch cao thứ 2 kể từ khi MXV được Bộ Công Thương cho phép liên thông với thị trường thế giới vào năm 2018. Trong đó, nhóm năng lượng một lần nữa áp đảo với hơn 60% tỉ trọng. Chỉ số MXV-Index Năng lượng hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây sau khi đã tăng tổng cộng hơn 4% trong 2 phiên liên tiếp.
Dầu thô giữ vững vị thế, khí tự nhiên tăng mạnh bất ngờ
Đóng cửa phiên giao dịch 25/10, giá dầu thô Brent 0,56% lên gần sát mốc 86 USD/thùng. Trong khi đó, giá WTI không đổi ở mức 83.76 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Đà tăng của WTI bị xoá sạch trong phiên tối sau khi Iran cho biết nước này và Liên minh châu Âu sắp gặp mặt để chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân.
Video đang HOT
Giá dầu đã tăng mạnh do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung khi các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC ) bày tỏ sự ủng hộ việc duy trì mức tăng sản lượng 400.000 thùng như thoả thuận đặt ra vào đầu tháng 9. Trong khi đó, ở châu Á đang hứng chịu mùa đông lạnh sớm hơn mọi năm, khiến cho nhu cầu các mặt hàng năng lượng từ than, khí đốt đến dầu diesel đều đồng loạt tăng cao.
Cán cân cung-cầu thắt chặt do nhu cầu tăng lên nhưng sản lượng không theo kịp, không chỉ tại thị trường dầu mà còn ở thị trường năng lượng nói chung. Ngân hàng Goldman Sachs cho biết gia tăng nhu cầu sử dụng dầu để chạy máy sưởi thay cho khí tự nhiên có thể khiến cho tiêu thụ dầu tăng thêm 1 triệu thùng/ngày trong mùa đông.
Trái ngược với mức tăng nhẹ của dầu thô, giá khí tự nhiên lại trải qua mức tăng vọt bất ngờ trong phiên hôm qua. Lực mua bắt đáy xuất hiện từ đầu phiên khi mà giá tuần trước rơi xuống mức thấp nhất trong vòng gần 1 tháng. Hiện giá khí tự nhiên tại các thị trường châu Âu và châu Á đang duy trì ở mức trên 30 USD/MMBTu, do đó nhu cầu nhập khẩu khí từ Mỹ rất lớn. Thị trường kỳ vọng trong 2 tuần tới năng lực xuất khẩu của Mỹ sẽ được cải thiện khi các nhà máy kết thúc bảo trì, khiến cho giá nội địa tăng tương ứng.
Giá xăng trong nước có thể tăng dưới 2.000 đồng/lít?
Giá nhiên liệu trên thế giới đang biến động rất mạnh có thể khiến giá xăng dầu trong nước khó giữ được sự ổn định. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân của thị trường Singapore tính đến ngày 19/10 đối với xăng Ron 92 vẫn giữ trung bình 95 USD/thùng, còn xăng Ron 95 là 98 USD/thùng. Tại kỳ điều hành 11/10, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính công bố giá xăng Ron 92 lên mức 21.680 đồng/lít, RON 95 là 22.870 đồng/lít. Trong kỳ điều hành ngày 26/10, nhiều doanh nghiệp dự đoán giá xăng có thể tăng thêm dưới 2.000 đồng/lít, và sẽ là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Giá dầu thô hiện nay vẫn neo ở mức cao có thể khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ là đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất công nghiệp, việc giá xăng, dầu, khí đốt tăng mạnh sẽ tiềm ẩn rủi ro gây ra tình trạng lạm phát, khi các chi phí sinh hoạt cùng đều tăng theo.
Đối với thị trường gas trong nước, các doanh nghiệp hiện chưa có thông báo điều chỉnh. Cụ thể, giá gas bình 12kg vẫn dao động khoảng 370 – 480.000 đồng/bình và 1,4 – 1,8 triệu đồng/bình đối với loại 45kg.
Thị trường hàng hóa đảo chiều, kim loại giảm sâu trước nhiều sức ép
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/10/2021, hầu như toàn bộ các mặt hàng đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đều chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, đáng chú ý nhất là mức giảm rất mạnh 3.46% của chỉ số MXV-Index Kim loại do sự suy yếu của nhóm các mặt hàng kim loại cơ bản. Qua đó, gây sức ép khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh hơn 2%, xuống mức 2,384.13 điểm, xóa đi toàn bộ mức tăng tích lũy trong 5 phiên trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng mạnh trở lại gần 4,000 tỷ đồng khi giới đầu tư trong nước chuyển sang mở vị thế bán nhiều hơn, thể hiện qua tỉ trọng về giá trị của nhóm này đã tăng từ 26% lên 41%.
Kim loại đảo chiều giảm khi đồng đô la Mỹ bật tăng trở lại
Đóng cửa ngày hôm qua, lực bán áp đảo khiến cho tất cả các mặt hàng kim loại đều đóng cửa giảm mạnh. Đối với hai mặt hàng kim loại quý, giá bạc giảm 1.12% còn 24.1 USD/ounce, giá bạch kim giảm nhẹ hơn khi kết thúc phiên thấp hơn 0.25 % về 1050 USD/ounce. Đồng đô la Mỹ bật tăng trở lại sau các số liệu kinh tế tích cực của Mỹ khiến cho giá bạc và bạch kim phần nào chịu sức ép. Chỉ số Dollar Index có phiên tăng đầu tiên trong tuần lên 93.77 điểm. Đáng chú ý, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh lên 1.7% mức cao nhất trong vòng 5 tháng cũng là yếu tố khiến cho sức hấp dẫn của hai mặt hàng kim loại quý giảm bớt.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá của các mặt hàng đều đóng cửa với mức giảm đáng kể trong phiên hôm qua. Giá đồng trên Sở COMEX giảm gần 4% về 4.55 USD/pound, tương đương với mức 10,049 USD/tấn, trong khi đó, giá đồng trên Sở LME đã đánh mất mốc 10,000 USD. Các hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn giúp giải toả phần nào nỗi lo về nguồn cung thiết hụt. Sau kì nghỉ lễ Quốc Khánh, các chính sách kiểm soát đã được nới lỏng bớt ở tỉnh Quảng Đông, khi chỉ có nhiều nhất 1 ngày trong tuần các nhà máy phải thực hiện phân bổ điện. Nhờ vậy, hầu hết các công ty không còn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu hụt năng lượng.
Giá quặng sắt Singapore giảm mạnh xuống 116 USD/tấn sau thời gian giằng co xung quanh mức 120 USD. Trước sức ép hạn chế sản lượng thép và phân bổ năng lượng của của Chính phủ Trung Quốc, tiêu thụ thép ở Trung Quốc vẫn giảm mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng vào cuối năm ở nước này cũng không quá sôi động, nên giá sắt khó có cơ hội hồi phục trong thời gian sắp tới.
Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu tháng 10
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hơn 635,000 tấn sắt thép các loại trong nửa đầu tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 620 triệu USD, đều tăng 26% so với tháng trước. Như vậy, lũy kế đến ngày 15/10, nước ta đã xuất khẩu được hơn 10,5 triệu tấn sắt thép với giá trị xuất khẩu hơn 9 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu sắt thép nửa đầu tháng 10 vẫn duy trì ở mức 450 nghìn tấn như tháng trước, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu thấp hơn 9% xuống còn 474 triệu USD, do giá phôi thép và cước vận tải biển đã hạ nhiệt.
Hiện nay, giá bán thép trong nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng, tuy nhiên chưa quay trở lại mức cao hơn 18,000 đồng/kg như hồi tháng 5 năm nay.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), bán hàng thép xây dựng tháng 10 và Quý IV dự kiến sẽ có triển vọng hơn, tuy nhiên vẫn tiếp tục khó khăn khi người dân kéo nhau về quê (Miền Trung, Miền Tây) với lượng rất đông khiến cho lực lượng lao động giảm, nên các công trình xây dựng (dân dụng và dự án) sẽ chậm tiến độ dù một số tỉnh thành sẽ nới lỏng giãn cách sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Giá đồng giảm khi Trung Quốc tuyên bố giải phóng thêm dự trữ kim loại Đồng giao tháng 12 giảm 2,6% so với giá thanh toán hôm 15/9, chạm mức 9,438 USD/tấn vào giữa ngày 16/9 trên thị trường Comex ở New York. Giá đồng giảm hôm 16/9 sau khi cơ quan chức năng của Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng sẽ theo dõi chặt chẽ các điều kiện thị trường và tiếp tục...