Đồng Tháp: Ngày đầu tiên chỉ có 1 ca Covid-19 cộng đồng sau 3 tháng chống dịch
Ngày 27.9, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận thêm 14 ca mắc Covid-19 mới; trong đó chỉ có 1 ca cộng đồng.
Đồng Tháp có 482 ca mắc Covid-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Ảnh TRẦN NGỌC
Tối 27.9, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp họp giao ban trực tuyến với các huyện, thành phố của tỉnh để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp thông tin, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang được kiểm soát tốt. Trong ngày, tỉnh tổ chức xét nghiệm hơn 40.000 người và ghi nhận 14 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tính từ ngày 24.6 đến nay lên 8.245 ca. Đã có 7.577 ca khỏi bệnh, 209 ca tử vong, 482 ca đang điều trị.
Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (bìa trái), tìm hiểu hoạt động sản xuất gạo xuất khẩu tại Công ty TNHH lương thực Phương Đông (H.Lai Vung) theo phương án 4 tại chỗ. Ảnh TRẦN NGỌC
Đáng chú ý, trong 14 ca mắc Covid-19 được phát hiện trong ngày 27.9, chỉ có 1 ca cộng đồng (ấp Hòa Long, xã Hòa An, TP.Cao Lãnh); 13 ca còn lại ghi nhận trong các khu cách ly và khu phong tỏa.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp, cho biết tình hình dịch trên địa bàn đã được kiểm soát tốt. Đó là thành quả của sự nỗ lực của các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh. Đến nay, Đồng Tháp có 108 xã bình thường mới và 1.107 xã vùng xanh, chỉ còn 4 xã nguy cơ cao.
Ông Phạm Thiện Nghĩa đề nghị trong thời gian tới, các địa phương của tỉnh phải tăng cường chốt chặn, kiểm soát người ngoài vào địa bàn tỉnh để bảo vệ thành quả chống dịch và chủ động chuẩn bị các kịch bản, phương án về giãn cách xã hội sau ngày 30.9 để triển khai hiệu quả.
Ngày 27.9: Thông báo 174 ca Covid-19 tử vong tại 10 tỉnh thành
Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, đề nghị sắp tới các địa phương phải siết chặt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 nâng cao. Cần tăng cường quản lý hoạt động buôn bán tại các chợ để tránh tái phát và bùng dịch trở lại. “Xu thế khôi phục lại sản xuất trong tình hình kiểm soát được dịch là tất yếu và tỉnh không thể cứ khư khư giãn cách mãi được… Hiện các doanh nghiệp đã rất muốn quay lại sản xuất, người dân cũng muốn tỉnh bình thường trở lại. Tôi đề nghị tỉnh phải sớm có các quy tắc, quy định cụ thể để doanh nghiệp và người dân có thể hoạt động trở lại trên nguyên tắc phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19″, ông Lê Quốc Phong nhấn mạnh.
Huyện Sóc Sơn: Liên kết tiêu thụ ếch thương phẩm
Trước tác động của đại dịch Covid-19, các tổ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi ếch tại huyện Sóc Sơn đã phát huy vai trò quan trọng trong liên kết, tiêu thụ sản phẩm, duy trì ổn định đời sống cho các nông hộ.
Ông Hoàng Văn Mùi bên trại ếch thương phẩm của gia đình.
10 năm trước, ông Hoàng Văn Mùi ở xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn) tìm về các trang trại tại Hải Dương, Hưng Yên để học hỏi mô hình nuôi ếch thương phẩm. Cùng với kiến thức tìm hiểu được trên internet, ông Mùi bắt tay vào gây dựng trang trại nuôi ếch được xem là đầu tiên trên đất Sóc Sơn.
Theo ông Mùi, yếu tố quan trọng nhất trong nuôi ếch là chất lượng con giống. Những năm qua, ông đã xây dựng được mối liên kết cung ứng con giống gốc từ Đồng Tháp, bảo đảm chất lượng đầu vào phục vụ sản xuất.
Lứa chăn nuôi ếch gần nhất, trang trại của gia đình ông Mùi cung ứng cho thị trường khoảng 100.000 con ếch thương phẩm. Hiện, tiếp tục duy trì chăn nuôi khoảng 10.000 con. Trung bình một năm, ông có thể cung ứng cho thị trường 15 tấn ếch thương phẩm.
Thực tế, ảnh hưởng của dịch Covid-19 thời gian qua khiến giá ếch có giảm. Tuy nhiên, theo nhiều người nuôi ếch ở huyện Sóc Sơn, việc tiêu thụ vẫn được duy trì do Hà Nội có những cơ chế hỗ trợ vận chuyển riêng, bảo đảm sản phẩm của bà con không bị ứ đọng.
"Năm nay dịch bệnh nhưng hai lứa ếch gần nhất, gia đình vẫn cung ứng cho thị trường khoảng 2 tấn ếch. Ngoài mối liên kết tiêu thụ với các thương lái từ nhiều năm qua, các thành viên thuộc tổ hội nuôi ếch của địa phương thường xuyên chia sẻ đầu ra cùng nhau. Hộ này có mối nhưng thiếu ếch thì hỗ trợ tiêu thụ ếch cho hộ khác" - anh Nguyễn Văn Kế, một người nuôi ếch tại xã Tân Minh chia sẻ.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết, thông thường chính vụ nuôi ếch kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Bà con nông dân có thể nuôi được hai lứa, mỗi lứa từ 3 - 4 tháng là có thể cho thu hoạch.
Theo ông Dũng, hiện nay trên địa bàn các xã có rất nhiều hộ tham nuôi ếch. Sản phẩm ếch thương phẩm của các nông hộ vẫn được tiêu thụ khá ổn định qua thương lái. Tuy nhiên, chưa hình thành được liên kết chuỗi bền vững với hệ thống phân phối.
Để tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho sản phẩm ếch thương phẩm, nhiều nông hộ trên địa bàn các xã, thị trấn đã liên kết thành lập các tổ hội nghề nghiệp. Thành viên các tổ hội thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Đặc biệt là hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh.
Thành viên các tổ hội cũng được tham gia tập huấn kỹ thuật do UBND huyện Sóc Sơn tổ chức. Tuy nhiên, mong muốn lớn hơn là các cấp chính quyền và sở ngành của TP có cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, đặc biệt là tạo những kênh kết nối tiêu thụ ếch thương phẩm cho nông dân, giúp ổn định chuỗi giá trị cho sản phẩm này.
Long An kêu gọi các tỉnh thành miền Tây đón hơn 500 người dân đang bị kẹt Hơn 500 người dân các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ đang kẹt tại Long An trên đường về quê. Nhiều công dân miền Trung, miền Bắc đi từ các tỉnh miền Tây hướng về TP.HCM gặp khó khăn do các địa phương chưa thống...