Đồng Tháp: Chấm dứt bố trí GV chuyên trách công tác phổ cập giáo dục
Chấm dứt việc phân công giáo viên làm nhiệm vụ chuyên trách phổ cập giáo dục (PCGD), hàng năm, sẽ giảm được kinh phí chi lương và các khoản phụ cấp cho đội ngũ này trên 30 tỉ đồng.
ảnh minh họa
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 334 giáo viên được phân công nhiệm vụ chuyên trách công tác phổ cập giáo dục (PCGD). Trong đó có 144 giáo viên chuyên trách PCGD tiểu học; 144 giáo viên chuyên trách PCGD trung học cơ sở ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh và 46 giáo viên chuyên trách PCGD trung học ở các trường trung học phổ thông.
Video đang HOT
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành TW Đảng (Khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định chấm dứt việc phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác PCGD.
Theo đó, kể từ ngày 1/8/2018, các cơ sở giáo dục không bố trí giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác PCGD, phân công số giáo viên này về dạy lớp hoặc thực hiện nhiệm vụ khác trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Các cơ sở giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ này để thực hiện nhiệm vụ mới. Công tác PCGD sẽ do Hiệu trưởng nhà trường phân công cán bộ, quản lý thực hiện thường xuyên theo quy định của Điều lệ nhà trường để đảm bảo duy trì vững chắc kết quả.
Thực hiện chấm dứt việc phân công giáo viên làm nhiệm vụ chuyên trách PCGD, hàng năm, sẽ giảm được kinh phí chi lương và các khoản phụ cấp cho đội ngũ này trên 30 tỉ đồng.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2074692#ixzz58NEWNZ6e
Theo Giaoducthoidai.vn
Hậu Giang tập trung phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Theo ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, năm 2018 tỉnh tiếp tục tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội đưa công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.
ảnh minh họa
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp từ tỉnh đến cơ sở sẽ được củng cố và kiện toàn, phân công cụ thể cho phù hợp tình hình và nhiệm vụ mới. Trong đó, ngành giáo dục là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm chính trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, UBND các cấp các cấp đưa công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động; vận động cán bộ, hội viên các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phối hợp, tham gia đưa con em, hội viên ra lớp, vận động trẻ bỏ học trở lại trường, vào các lớp xóa mù chữ, lớp phổ cập, các lớp tình thương.
Tỉnh đã đề ra một số giải pháp chủ yếu trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thời gian tới như tập huấn công tác điều tra, thực hiện thống kê đối tượng phổ cập trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tầm quan trọng, vai trò, tác dụng của công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân; Thực hiện nghiêm túc, công khai, khách quan, dân chủ trong sử dụng, đánh giá chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phổ thông, học sinh khuyết tật; Thực hiện tốt nội dung đổi mới giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, học đi đôi với hành.
Ngành giáo dục cơ cấu lại qui mô trường, lớp; giảm các điểm lẻ ở trường tiểu học hoặc trường tiểu học có quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở từng địa phương. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả về huy động học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo học tốt, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát huy các nguồn lực của toàn xã hội, cộng đồng hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học cùng tham gia các hoạt động, chăm lo công tác giáo dục.
Năm 2018, Hậu Giang phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có từ 80% đơn vị xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 ở những nơi có điều kiện, 8/8 huyện đạt chuẩn mức độ 1 trở lên; 8/8 đơn vị cấp huyện chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; có từ 60% số đơn vị cấp xã trở lên đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, 8/8 huyện đạt chuẩn mức độ 1 trở lên. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đạt 86%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99% trở lên; trẻ 5 tuổi được học 02 buổi/ngày trong một năm học theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đạt 100%...
Theo Baotintuc.vn
Hướng dẫn thực hiện chế độ với CBQL, giáo viên Sở GD&ĐT Phú Yên hướng dẫn các phòng GD&ĐT thực hiện chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành Giáo dục. ảnh minh họa Trong đó quy định rõ việc quy đổi giờ cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giảm trừ giờ dạy cho giáo viên tham gia phổ cập giáo dục; tiêu chuẩn chức danh nghề...