Đồng Tháp: Cặp “vợ chồng” hành hạ con gái 9 tháng tuổi lĩnh 11 năm tù
Đúng 7h30 phút sáng nay 6/5, TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử lưu động 2 bị cáo Lê Thành Tám (SN 1976, ngụ xã Hòa Thành) và Nguyễn Thị Xuân Lan (SN 1981, ngụ xã Long Hậu, Lai Vung) đã có hành vi hành hạ cháu Nguyễn Như Ý gây thương tích.
Từ sáng sớm nay, đông đảo người dân đã tập trung trước Nhà thi đấu huyện Lai Vung để xem phiên tòa xét xử vụ án mà thời gian qua rất được dư luận quan tâm.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đồng Tháp, năm 2002, Nguyễn Thị Xuân Lan kết hôn với một người Đài Loan nhưng sống không hạnh phúc nên bỏ đi. Sau đó Lan quen và sống chung như vợ chồng với một người Đài Loan khác, có thai rồi trở về quê nhà là xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp sống.
Đầu tháng 12/2009, Lan sinh cháu Nguyễn Như Ý. Tháng 7/2010, Lan quen Tám, cũng sống với nhau như vợ chồng. Tám đưa Lan về xã Hòa Thành để chung sống nhưng vợ Tám không đồng ý. Sau đó vợ Tám đã đệ đơn ly hôn và được tòa án huyện Lai Vung giải quyết.
Sau khi ly hôn, Tám về sống với Lan tại xã ấp Long Thành A, xã Long Hậu. Trong thời gian chung sống, Tám thấy cháu Như Ý hay khóc nên nói với Lan là cháu Như Ý bị ma nhập, để Tám trị bệnh cho Như Ý. Lan đồng ý và Tám tiến hành đánh cháu Như Ý vào ngày 14/8/2010 rồi bảo Lan lấy điện thoại di động ghi lại. Tám dùng cằm của mình ấn mạnh nhiều lần vào 2 gò má của Như Ý, dùng 2 tay vò sát, bụm miệng, đè mặt, đánh, ẵm cháu Như Ý lên rồi thảy mạnh xuống gối. Tám thực hiện liên tục, kéo dài làm cháu Như Ý đau đớn khóc la dữ dội; đến khi cháu Như Ý kiệt sức thì Tám mới dừng lại.
Bị cáo Lê Thành Tám và Nguyễn Thị Xuân Lan trước vành móng ngựa
Khoảng 7 ngày sau, Tám về nhà tại xã Hòa Thành lấy cây thước gỗ dài 35,5cm; rộng 2,5cm; dày 0,5cm đem đến nhà Lan. Tám dùng thước gỗ và tay liên tục nhiều lần (8 lần) đánh đập vào người bé Ý như: lòng bàn chân, từ bàn chân dài lên đùi, lên tay, đánh vào mông, tay và mặt. Tám đánh đập bé Như Ý vào buổi tối liên tục nhiều ngày, đều có Lan ngồi kế bên xem. Lan cũng 4 lần dùng tay, thước đánh vào lòng bàn chân và mông cháu Ý. Hành vi của Tám và Lan làm cháu Như ý rất đau đớn và cháu càng khóc nhiều thêm.
Các vết thương trên người cháu Như Ý lở loét. Đến ngày 16/9/2010, đoàn cán bộ phụ nữ y tế xã Long Hậu đến nhà vận động đưa trẻ đi tiêm ngừa sởi mới phát hiện cháu Như Ý bị thương tích đầy mình nên đã báo chính quyền địa phương đưa cháu đi điều trị tại bệnh viện.
Video đang HOT
Giám định pháp y kết luận cháu Như Ý nhiều sẹo và vết thương phần mềm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ, tỷ lệ thương tật 25%, xếp loại thương thật vĩnh viễn.
Cháu Như Ý tham dự phiên tòa xử mẹ và cha dượng (Hai người ngồi phía trước cháu là ông bà ngoại của cháu)
Hành vi của Nguyễn Thị Xuân Lan bị khởi tố điều tra và đề nghị truy tố về 2 tội “cố ý gây thương tích” và “hành hạ con”. Xét thấy hành vi “hành hạ con” của Xuân Lan gây hậu quả hạn chế cho nên không cần thiết xử lý hành vi trên, đã miễn trách nhiệm hình sự đối với Xuân Lan về tội này.
Theo Viện KSND tỉnh Đồng Tháp, hành vi của Lê Thành Tám và Nguyễn Thị Xuân đã phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 điều 104 BLHS.
Sau khi nghe đại diện VKS đọc xong bản cáo trạng, bị cáo Xuân Lan đã bật khóc tại tòa.
Xuân Lan bật khóc sau khi nghe bản cáo trạng.
Bị cáo Lê Thành Tám đổ thừa cho… ma
Khi được chủ tọa phiên tòa hỏi: “Tại sao lại đánh cháu Như Ý?”, bị cáo Tám cho rằng do thường xuyên thấy cháu Như Ý khóc la vào ban đêm, sốt, nóng lạnh nên Tám tin lời một bà thầy (Tám không biết bà thầy này là ai) rằng cháu bị “ma nhập”, phải đánh cho “ma” xuất ra thì cháu mới hết khóc.
Tám cũng khai nhận dùng cằm ấn mạnh vào má cháu Như Ý, thấy cháu khóc nên cho là “ma” bị đau. Vì thế Tám liên tục thực hiện hành vi này. Tám cũng dùng tay bụm miệng cháu Như Ý với lời giải thích là làm vậy cho “ma giật mình”. Khi chủ tòa hỏi: “Bị cáo dùng điện thoại quay phim lại làm gì?”, Tám trả lời để sau này cháu Như Ý lớn sẽ cho cháu xem lúc nhỏ bị “ma nhập” và được cha Tám chữa trị như thế nào.
Tám còn khẳng định mình thương cháu Như Ý nhiều hơn Xuân Lan nên khi nghe Như Ý bị “ma nhập” liền chữa bệnh cho cháu. Chủ tòa hỏi: “Thế tại sao con ruột của bị cáo (Tám có 1 đứa con gái ruột cũng tên là Như Ý, 16 tháng tuổi) không bị ma nhập?”, Tám im lặng. Sau một hồi quanh co, Tám thừa nhận: “Do nghèo, lo làm ăn nên không biết mê tín và hành hạ cháu Như Ý là bị tội”. Còn Nguyễn Thị Xuân Lan thì cho biết do rất thương Tám nên đã tin lời Tám và đồng ý cho Tám đánh cháu Như Ý.
Ông Trần Văn Kiết và bà Trần Thị Hạnh (ông bà ngoại cháu Như Ý) khai nhận không chứng kiến Tám và Xuân Lan hành hạ cháu Như Ý nhưng có biết việc đó. Hỏi sao không tố cáo, vợ chồng ông Kiết cho biết vì thấy Xuân Lan đã khổ nhiều rồi nên không muốn can thiệp nữa, dù ông bà cũng rất xót cháu. Hơn nữa ông bà cũng không hiểu biết pháp luật nên không biết hành vi của Tám và Xuân Lan là phạm pháp.
Đại diện VKS nhận định, trong vụ án này, bị cáo Tám là chủ mưu, là người thực hiện tích cực nhất hành vi hành hạ hết sức nguy hại đối với cháu bé Như Ý. Bị cáo Xuân Lan với vai trò đồng phạm nhưng cũng trực tiếp đánh cháu Như Ý. Trong khi đó, khi cháu Như Ý nhập viện, Xuân Lan vẫn không thể hiện trách nhiệm người làm mẹ, vẫn bỏ mặc cháu Như Ý cho người khác. VKS đề nghị Lê Thành Tám mức án từ 5-7 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Xuân Lan từ 4-6 năm tù.
Theo ông Nguyễn Thành Thái – Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Đồng Tháp (đại diện pháp lý cho cháu Nguyễn Như Ý) – hành vi mẹ ruột hành hạ, đánh con là không thể chấp nhận được. Ông Thái đề nghị cần xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi của Tám và Xuân Lan để răn đe đối với những người làm cha làm mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Ông Thái cũng xin tòa có quyết định hạn chế quyền và nghĩa vụ làm mẹ đối với Xuân Lan, giao bé Như Ý cho bà Nguyễn Thị Bảy tiếp tục nuôi dưỡng, đồng thời buộc Xuân Lan đóng góp một phần kinh tế cho bà Bảy nuôi dưỡng cháu.
Bà Nguyễn Thị Bảy cho biết không yêu cầu bồi thường gì mà chỉ mong muốn được nuôi dưỡng cháu Như Ý đến khi cháu trưởng thành.
Được nói lời sau cùng, bị cáo Tám giãi bày: “Thật ra bị cáo không cố ý nhưng vì mê tín dị đoan mà có hành vi chữa bệnh gây thương tích. Đến lúc này, bị cáo đã thấy hành vi của mình là sai, bị cáo mong muốn tòa xem xét giảm nhẹ án phạt cho bị cáo để bị cáo sớm về địa phương sống tốt và hứa không tái phạm nữa”.
Còn bị cáo Xuân Lan nói: “Mấy tháng vừa qua ở trong tù, bị cáo thấy có lỗi và rất đau xót về hành vi của mình gây ra cho con, bị cáo xin tòa giảm nhẹ để sớm về với con”.
Theo chủ tọa phiên tòa, hành vi mê tín dị đoan của 2 bị cáo không có căn cứ. Hành vi này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý lâu dài của cháu bé và cũng đã gây ra nỗi bức xúc rất lớn trong dư luận. 2 tình tiết tăng nặng trong vụ án là dùng hung khí nguy hiểm và hành hạ cháu bé Như Ý chỉ mới 9 tháng tuổi.
Đúng 11h, HĐXX tuyên án: Bị cáo Lê Thành Tám 6 năm tù giam; bị cáo Lê Thị Xuân Lan 5 năm tù giam.
Chiều ngày 5/5, PV Dân trí về xã Long Hậu thăm cháu Như Ý. Ông Lê Thành Ân và bà Nguyễn Thị Bảy (bà cô ruột, hiện đang nuôi dưỡng bé Ý) cho biết, sau khi bé Như Ý xuất viện vào đầu tháng 10/2010, khoảng 4-5 tháng đầu Như Ý bị bệnh liên tục như khò khè, sốt do những vết thương chưa lành hẳn. Khoảng 2 tháng nay, cháu Ý đã hoàn toàn bình phục, khỏe mạnh. Hiện ở phần đùi còn một vết thẹo khá lớn, dưới 2 lòng bàn có 2 vết chai cứng.
Theo Dân Trí
VỤ BÉ GÁI CHÍN THÁNG TUỔI BỊ HÀNH HẠ Ở ĐỒNG THÁP: Truy tố mẹ ruột, cha dượng bé Như Ý
Ngay 15-4, VKSND tinh Đông Thap cho biêt đa hoan tât cao trang truy tô Lê Thành Tám (cha dượng) va Nguyễn Thị Xuân Lan (mẹ của Như Ý) vê tôi cô y gây thương tich đôi vơi be Nguyễn Như Ý (chín tháng tuổi).
Be Như Y đa bi mẹ ruột và cha dượng hành hạ dã man, gây thương tật cho be 25%.
Theo hô sơ, khi sang Trung Quốc lấy chồng, mang thai bé Ý thì Lan trở về Đồng Tháp. Tháng 7-2010, Lan quen và chung sống như vợ chồng với Tám. Thấy be Ý thường khóc, Tám nói với Lan "con Ý bị tà ma nhập, để anh đánh cho ma sứt ra. Anh là người cõi trên, anh nhìn là anh biết". Được Lan đồng ý, Tám đánh Như Ý rất dã man.
Tổng cộng Tám đã chín lần đánh Như Ý, trong đó Lan tham gia đánh năm lần. Quá trình điều tra, cả hai đều thừa nhận hành vi đánh bé Ý. Cơ quan điều tra nhận định đây là vụ án cố ý gây thương tích và hành hạ con. Hành vi của hai bị can là nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của bé Ý.
Lê Thành Tám ở trại tạm giam. Anh:VS
Như Pháp Luật TP.HCM thông tin, ngày 16-9-2010, qua tin báo của người dân, lãnh đạo xã Long Hậu (Lai Vung, Đồng Tháp) chỉ đạo Hội Phụ nữ phối hợp cùng các lực lượng giải cứu bé Ý chuyển vào bệnh viện cấp cứu. Như Ý nhập viện trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, hai má sưng vù, bầm xanh. Khắp thân có nhiều vết bầm, lở loét. Ngày 1-10-2010, bé Như Ý xuất viện và giao cho bà Nguyễn Thị Bảy (người thân của bé) nuôi dưỡng, chăm sóc.
Dư luận cho rằng Như Ý mới chín tháng tuổi, chưa biết gì mà bị hành hạ dã man, do vậy tòa án cần tước quyền làm mẹ của Lan đối với bé Như Ý. Đồng thời, nghiêm trị Tám để làm gương cho xã hội.
Theo Pháp Luật XH