Động thái lạ của Tổng thống Serbia sau tuyên bố chuyển sứ quán của ông Trump
Dư luận xôn xao bàn tán về phản ứng của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic sau khi nghe người đồng cấp Mỹ Donald Trump tuyên bố Belgrade sẽ di dời đại sứ quán ở Israel tới Jerusalem vào tháng 7/2021.
Tổng thống Vucic trong tuần này đã tới Washington để ký thỏa thuận với Thủ tướng vùng ly khai Kosovo Avdullah Hoti theo sự dàn xếp của Mỹ. Thỏa thuận được ca ngợi là một thành công ngoại giao quan trọng đối với chính quyền Trump khi tìm được cách đưa hai đối thủ vùng Balkan đến gần nhau hơn.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic lắng nghe người đồng cấp Mỹ Donald Trump phát biểu tại buổi ký kết thỏa thuận với lãnh đạo Kosovo ở Washington hôm 5/9. Ảnh: Reuters
Theo thỏa thuận, Kosovo, vùng đất có người Hồi giáo chiếm đa số nhất trí công nhận Israel, trong khi Serbia đồng ý di dời đại sứ quán của nước này tới Jerusalem giống như động thái trước đó của Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo báo RT, phản ứng của ông Vucic sau thông báo của ông Trump khiến nhiều nhà quan sát tự hỏi liệu lãnh đạo Chính phủ Serbia có biết rõ các chi tiết của văn bản vừa ký.
Cụ thể, khi ông Trump mô tả các cam kết là “tuyệt vời”, ông Vucic nhìn nghiêng về phía lãnh đạo nước chủ nhà Mỹ rồi lật giở lại các trang của thỏa thuận, liếc nhìn về phía sau trước khi đưa tay lên che mặt. Nhiều ý kiến bình luận nghi ngờ Tổng thống Vucic có thể đã không đọc kỹ văn bản trước khi ký.
Ngoài ra, ngay tại sự kiện, lãnh đạo Nhà Trắng đã gọi nhầm ông Hoti là Tổng thống Kosovo.
Chính quyền Trump lần đầu tiên thông báo kế hoạch công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và cho di dời đại sứ quán về thành phố này vào năm 2017. Động thái đã nhận được sự tán dương ở Israel nhưng khiến người Palestine phẫn nộ, với lý do Mỹ rõ ràng không còn ở vị thế nhà hòa giải trung lập trong cuộc xung đột giữa hai bên. Cho đến nay đã có thêm một vài nước tuyên bố sẽ chuyển đại sứ quán của họ đến Jerusalem giống Mỹ như Guatemala, Honduras và Malawi.
Lebanon có tân thủ tướng
Tổng thống Lebanon bổ nhiệm đại sứ tại Đức Mustapha Adib làm tân thủ tướng để điều hành đất nước vượt qua khủng hoảng sau vụ nổ ở Beirut.
Tổng thống Michel Aoun thông báo quyết định trên truyền hình ngày 31/8, khi Mustapha Adib đến dinh tổng thống ở Baabda, phía đông Beirut để gặp Tổng thống và Chủ tịch quốc hội Nabih Berri.
Tân thủ tướng Mustapha Adib tại cuộc họp báo ở dinh tổng thống tại Baabda ngày 31/8. Ảnh: AFP.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở dinh tổng thống, ông Adib cam kết nhanh chóng khởi động một chính phủ với các chính sách cải cách và xin hỗ trợ tài chính quốc tế. "Cần phải thiết lập chính phủ trong thời gian ngắn kỷ lục và thực hiện cải cách ngay lập tức, bắt đầu bằng một thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế".
Adib, 48 tuổi, sinh ra ở thành phố Tripoli tại miền bắc đất nước, là người Hồi giáo dòng Sunni. Năm 2000 - 2004, ông là cố vấn cho cựu thủ tướng Lebanon, tỷ phú Najib Mikati.
Năm 2011, Mikati, khi đó giữ chức thủ tướng, đã bổ nhiệm Adib làm chánh văn phòng nội các. Ông giữ chức đại sứ Lebanon tại Đức từ năm 2013. Theo tiểu sử trên trang web đại sứ quán tại Berlin, ông là học giả có bằng tiến sĩ về khoa học chính trị, đã thực hiện nhiều nghiên cứu về an ninh, giám sát của quốc hội đối với lĩnh vực an ninh, phân quyền và luật bầu cử.
Thủ đô Beirut của Lebanon hôm 4/8 rung chuyển sau khi kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat, tương đương 240 tấn TNT, phát nổ, khiến 190 người thiệt mạng, 300.000 người mất nhà cửa, gây thiệt hại trực tiếp lên tới 15 tỷ USD. Người dân cáo buộc chính quyền quản lý yếu kém và lơ là trách nhiệm khi để kho amoni nitrat tồn tại ở cảng Beirut mà không có biện pháp an toàn trong 6 năm qua. Các nhà phê bình cũng đổ lỗi cho nạn tham nhũng và sự lãnh đạo kém cỏi của chính phủ Lebanon.
Ngay sau vụ nổ, nhiều quan chức chính phủ Lebanon đã nộp đơn từ chức, như Thủ tướng Hassan Diab, Bộ trưởng Môi trường Lebanon Damianos Kattar và Bộ trưởng Thông tin Lebanon Manal Abdel Samad. Tuy nhiên, động thái này không thể xoa dịu lòng dân, khi nhiều người lên tiếng đòi Tổng thống Michel Aoun từ chức. Trong khi đó, Aoun tuyên bố việc ông từ chức sau vụ nổ Beirut là "không thể" vì sẽ tạo khoảng trống quyền lực.
Thảm họa đầu tháng 8 được cho là đòn giáng chí mạng vào Lebanon, đất nước đang chìm trong nhiều cuộc khủng hoảng chồng chất, từ kinh tế, xã hội cho tới Covid-19. Quốc gia này đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm và thường bị cuốn vào các cuộc xung đột khu vực. Gần một nửa dân số Lebanon sống dưới mức nghèo đói và 35% thất nghiệp.
Hàng nghìn người xem lãnh sự quán Mỹ đóng cửa Hàng nghìn người tụ tập ngoài Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô khi nhân viên thu dọn, chuẩn bị rời đi theo yêu cầu của Bắc Kinh. Ba xe tải và một xe khách đi vào Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hôm nay và rời đi trước sự hiện diện của đông đảo...