Dòng thác khiến cỏ cây, đồ vật ‘hóa đá’ ở Thanh Hóa
Được xem là một trong những dòng thác ấn tượng bậc nhất Thanh Hóa, thác Hiêu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc địa phận xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, cách Hà Nội khoảng 180km.
Bao quanh thác Hiêu là hệ thống núi đá vôi ẩn mình trong khu rừng già nguyên sơ, bản làng dân tộc và những thửa ruộng bậc thang thơ mộng.
Biển chỉ đường tới Thác Hiêu. Ảnh: Phạm Ngọc Sơn
Để đến được Thác Hiêu, du khách sẽ đi qua thị trấn Cành Nàng, qua cầu La Hán bắc qua sông Mã về hướng xã Cổ Lũng chừng hơn 25km.
Men theo những con đường mòn, đất đá lởm chởm từ trung tâm xã Cổ Lũng vào bản Hiêu, hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối, thi thoảng hai bên đường đi, du khách sẽ bắt gặp những cọn nước khá độc đáo.
Con đường dẫn đến thác Hiêu. Ảnh: Phạm Ngọc Sơn
“Hiêu” trong tiếng Thái có nghĩa là mỏm đất chênh vênh, nhô ra đúng với địa thế Bản Hiêu và Thác Hiêu đang tọa lạc.
Video đang HOT
Thác Hiêu bắt nguồn từ một hang đá thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương với chiều dài hơn 800m, dòng thác này quanh năm tuôn nước trắng xóa mang theo chất đá vôi màu trắng đi qua mọi nơi.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp dòng chảy đều bị ‘hóa đá’.
Dòng thác chứa nhiều bột đá vôi khiến cỏ cây ‘hóa đá’. Ảnh: Phạm Ngọc Sơn
Mọi mùa trong năm, du khách đều có thể đến thác Hiêu để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp rất riêng. Vào mùa Hạ, dòng nước trong xanh, mát rượi và trở nên ấm áp vào mùa Đông. Đến mùa mưa lũ, dòng thác cuộn trào, gầm réo và chuyển sang màu trắng đục lạ mắt.
Do núi đá vôi bị nước xói mòn, những đá non tan ra mà tạo nên lượng vôi lỏng lớn. Những ngày không bão tố, dòng suối hiền hòa, mặt nước trong xanh.
Anh Phạm Ngọc Sơn, du khách đến từ TPHCM, chia sẻ “Phải mất một giờ đồng hồ, vừa leo núi, vừa lội thác để tận hưởng cảm giác thú vị khi đứng trên đỉnh thác nhìn xuống. Dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành hai nhánh, tạo thành hai thác đổ về hai hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng”.
Anh Sơn bên dòng thác.
Những vách đá tạo ra hàng chục tầng thác nước, đổ bọt trắng xóa. Ngay phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau một lúc lội thác trở về, du khách có thể tắm rửa ở đây, mực nước nơi này chỉ hơn 1m, phía dưới là cát nên rất thoải mái, anh Sơn chia sẻ thêm.
Rất đông khách du lịch đến check-in tại Thác Hiêu. Ảnh: Phạm Ngọc Sơn
Đến thác Hiêu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một trong những thác nước ảo diệu bậc nhất xứ Thanh mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm bản sắc dân tộc địa phương như: rượu cần, vịt quay Cổ Lũng, măng đắng, gà đồi, cơm lam…
Thác Hiêu ngày nắng
Thác Hiêu thuộc bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
Dòng thác như một dải lụa giữa đại ngàn - nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu quanh năm, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong những ngày nắng nóng.
Thác Hiêu thuộc bản Hiêu, xã Cổ Lũng (Bá Thước) nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người biết đến và chọn thắng cảnh này làm điểm thăm quan, trải nghiệm.
Dòng nước len chảy qua hệ thực vật um tùm, mát mẻ với những cây cổ thụ tạo ấn tượng với những người thích trải nghiệm thiên nhiên.
Mùa mưa lũ, thác nước tuôn chảy với màu trắng đục do nguồn nước nơi đây có lượng đá vôi rất lớn. Mùa cạn, dòng suối hiền hòa, róc rách.
Thác Hiêu có chiều dài khoảng 800m, từ trên núi đá, dòng nước chảy đến lưng chừng rồi tách ra thành 2 nhánh đổ về hai hướng, hợp lại ở cuối dòng.
Hệ thống núi đá đã tạo nên hàng chục tầng thác lớn nhỏ.
Men theo những triền dốc thoai thoải phía chân núi để đến thác Hiêu, du khách thăm quan còn được hòa mình vào không gian núi rừng còn khá hoang sơ.
Nhiều bạn trẻ chọn thác Hiêu làm nơi check in lý tưởng.
Chỉ cần đứng gần dòng nước cũng cảm nhận được không khí mát lạnh của vùng sơn thủy hữu tình này.
Ở khu vực cuối dòng thác, với những hố sâu khoảng trên dưới 1m, tạo thành những hồ bơi tự nhiên, được nhiều người lựa chọn làm nơi tắm mát.
Đồng bào Thái địa phương dẫn nước từ dòng suối bằng những thân luồng để có nguồn nước sinh hoạt, trồng cây.
Những khu ruộng lúa nước bản Hiêu và khu vực lân cận quanh năm tươi tốt nhờ nguồn nước thác Hiêu không bao giờ vơi cạn.
Mê mẩn vẻ đẹp khó cưỡng lại của mùa lúa mới tại thung lũng Pù Luông Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130km về phía Tây Bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông từ lâu đã nổi tiếng trong cộng đồng du lịch phượt bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và cuộc sống yên bình, tĩnh lặng của đồng bào dân tộc miền núi. Là một vùng cao rộng hơn 17.600ha, được nối liền với phần...