“Động tác của người thầy như tấm gương phản chiếu sự bắt trước đầu tiên của học trò”
Đó là câu nói của Đại Biểu Quốc Hội Lê Thanh Vân, nhìn từ việc Thư ký tòa đấm luật sư, cô giáo, cán bộ ngân hàng sử dụng ma túy.
Nhân cách được tạo bởi gia đình, nhà trường và xã hội
Những ngày qua dư luận bức xúc, thậm chí sốc trước những lối sống buông thả, thiếu văn hóa trong ứng xử, đối nhân xử thế của một số cán bộ công chức. Cụ thể, vị thư ký Tòa án bất ngờ tấn công đấm thẳng vào mặt vị luật sư, trước sự chứng kiến của những người xung quanh;
Thầy giáo xâm hại tình dục học sinh nam, cô giáo chỉ đạo cho học sinh cùng lớp tát bạn đến mức phải nhập viện. Nóng nhất là sự việc gồm 13 người, trong đó có cán bộ ngân hàng, kiểm lâm và cả nữ giáo viên cùng sử dụng ma túy trong một bữa tiệc sinh nhật. Sau khi sự việc bị phát giác, cơ quan chức năng đã đình chỉ, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra.
Dưới góc độ pháp lý, mọi người điều hiểu, những người trong cuộc cũng hiểu, nếu vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ, hành vi vi phạm. Mặc dù, người trong cuộc hiểu và hiểu rất rõ, nhưng tại sao họ vẫn vi phạm và ngày càng có tính chất phức tạp, nguy hiểm cho xã hội?
ĐBQH Lê Thanh Vân trao đổi với PV phapluatplus.vn.
Để có câu trả lời, PV Phapluatplus.vn đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Lê Thanh Vân, (Ủy viên thường trực, Ủy ban tài chính, Ngân sách của Quốc Hội) về việc 13 người sử dụng ma túy tại một quán cafe ở Hương Khê, Hà Tĩnh, trong đó có cả cô giáo, cán bộ ngân hàng, sự việc đang gây mất niềm tin vào sự tôn nghiêm của pháp luật.
ĐBQH Lê Thanh Vân cho biết: Để phân tích về sự việc trên, cần phải xét về cả ba mặt; xã hội, kinh tế và giáo dục. Điều đó, tương ứng với trách nhiệm của 03 (ba) người thầy; người thầy ở nhà là cha mẹ, người thầy ở trường là thầy cô, người thầy xã hội là Thủ trưởng, người lãnh đạo, người đứng đầu của một cơ quan, một tổ chức. 03 người thầy đó phải là những tấm gương tốt, có nhân cách, đạo đức tốt trong lối sống cũng như ứng xử. Hội tụ trách nhiệm của 03 người thầy này, thì xã hội mới có thể tốt đẹp được.
Video đang HOT
Xét về mặt giáo dục thì giáo dục chỉ là một bộ phận cấu thành tạo nên nhân cách của con người. Và giáo dục ở đây được hiểu nó không thuần túy là những phương pháp sư phạm, việc dạy là sử dụng các phương pháp sự phạm để truyền thụ, truyền đạt kiến thức cho học trò, đó là theo nghĩa hẹp. Nhưng nghĩa rộng của giáo dục, đó là sự nêu gương.
Người thầy không chỉ là tấm gương mẫu mực về tri thức mà còn là tấm gương mẫu mực về cách hành xử, về đạo đức, nhân cách và nghi lễ. Mỗi động tác của người thầy, như tấm gương phản chiếu cái sự bắt trước đầu tiên của học trò và nhân viên cấp dưới.
Với những hành vi của cô giáo và cán bộ ngân hàng trong vụ việc trên, không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là những tấm gương xấu, ảnh hưởng tới nhân cách của học trò. Trên đây là nói về giáo dục, còn về khía cạnh gia đình và xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới nhân cách, hành vi ứng xử của mỗi người?
Tôi lấy ví dụ về một gia đình khó khăn về kinh tế, sáng bố đi làm con chưa dậy, tối bố về con đã ngủ, cùng trong một mái nhà, nhưng cha con ít gặp mặt nhau. Hoặc có gia đình vì phải mưu sinh kiếm sống, cha mẹ bỏ con cho ông bà trông nom… Sợi dây tình cảm giữa con cái cha mẹ nó không còn như trước nữa, chưa nói tới việc trách nhiệm phải dạy bảo con cái.
Và như vậy, hoàn cảnh sống đã ảnh hưởng tới nhân cách của con người. Về khía cạnh xã hội, người thủ trưởng chỉ thích nhân viên xu nịnh, rồi gian lận trong công việc… tất cả những cái đó nó tác động xấu tới nhân cách của từng thành viên.
Xét về góc độ xã hội, việc cô giáo cùng cán bộ ngân hàng sử dụng ma túy, hay vị thư ký tòa sử dụng cơ bắp đối với luật sư… đó là những thông tin báo động về sự xuống cấp về đạo đức, về nhân cách trong ứng xử, mà nguyên nhân chính là thiếu sự gương mẫu của người thầy, người thủ trưởng. ĐBQH Lê Thanh Vân phân tích.
Đạo đức xuống cấp không chỉ tại ngành giáo dục
ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng, vấn đề đạo đức xã hội đang xuống cấp và diễn biến phức tạp cần phải quy trách nhiệm cho 03 người thầy, như đã phân tích ở trên. “Quay trở lại vấn đề 13 người sử dụng ma túy, trong đó có cán bộ ngân hàng và giáo viên. Hành vi sai phạm của cô giáo, và cán bộ ngân hàng nói trên, nếu chỉ đổ lỗi cho mỗi ngành giáo dục sẽ không thỏa đáng. Giáo dục chỉ chịu trách nhiệm phần lớn, còn về xã hội, lối sống, sinh hoạt của từng gia đình cũng sẽ tạo nên nhân cách của từng thành viên.
Hành vi của cô giáo và của cán bộ ngân hàng hay vị thư ký tòa sẽ bị cơ quan chức năng sử lý theo quy định của pháp luật, điều đó không phải bàn cãi. Theo tôi, cần loại bỏ những con người đó ra khỏi đội ngũ công chức, đặc biệt là cô giáo .
Vấn đề cần phải luật bàn, đó là trách nhiệm của người đứng đầu, người thủ trưởng của cô giáo và cán bộ ngân hàng như thế nào, để sự việc không bị tái diễn. Không lẽ, cô giáo có hành vi thiếu nhân cách mà ông hiệu trưởng lại không phát hiện?”, ĐBQH Lê Thanh Vân đặt câu hỏi.
Các đối tượng và tang vật (Ảnh trích nguồn intrenet).
Điều đó cho thấy, rõ ràng cả 03 người thầy, cha mẹ, thầy cô, người thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan đều là những tấm gương tốt về nhân cách trong ứng xử, thì mọi vấn đề mới có thể trở nên tốt đẹp. Nói cách khác, để quản lý một xã hội, ngăn chặn những hành vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật thì cần phải hội tụ đầy đủ trách nhiệm của 03 người thầy.
Người thầy trên bục giảng chỉ là một bộ phận cấu thành tạo nên nhân cách con người, còn người thầy (cha mẹ), người thầy (người thủ trưởng). Rõ ràng để quản lý một xã hội, rất cần có sự phối hợp chặn chẽ của 03 người thầy nói trên./.
Theo đó, khoảng 21h30 ngày 21-12, CAH Hương Khê phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt quả tang 13 người (7 nam, 6 nữ) đang sử dụng ma túy trong quán karaoke Dubai, ở thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh. Qua kiểm tra, Công an phát hiện cả 13 đối tượng đều dương tính với ma túy.
Tại hiện trường, Công an thu giữ 2 túi nylon chứa cỏ Mỹ, cùng một số ma túy đá, ma túy tổng hợp. Trong số 13 đối tượng bị phát hiện sử dụng ma túy, có một số đối tượng là cán bộ thuộc chi nhánh ngân hàng tại huyện Hương Khê và cán bộ thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, cùng với 2 nữ giáo viên và nhân viên kế toán một trường mầm non tại huyện Hương Khê. Hiện các đối tượng liên quan đang bị Công an tỉnh Hà Tĩnh lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, ngày 27-12, CAH Hương Khê, Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Lương Liễu
Theo phapluatplus
Chụp ảnh kỷ yếu với áo dài quần đùi, lố hay không?
Mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt hình ảnh hai cô sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM mặc áo dài với quần đùi ngắn, tạo dáng phản cảm để chụp ảnh kỷ yếu trong khuôn viên trường. Hầu hết cư dân mạng phản ứng dữ dội. Chúng ta có nên quá khắt khe với hai cô gái còn rất trẻ ấy không?
Dĩ nhiên là không nên quá khắt khe bởi tôi chắc hai cô gái ấy không có ý xấu, họ còn quá trẻ, chưa đủ trưởng thành. Nhưng đây là một bài học lớn để những bạn trẻ cần rút kinh nghiệm trước khi bước lên bục giảng với tư cách một người thầy. Để làm một người thầy, bạn buộc phải là người trưởng thành về nhận thức, về thẩm mỹ, về nhân cách chứ không chỉ đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn. Vì người thầy là người sẽ dạy dỗ các em học sinh về chân, thiện, mỹ. Vì vậy, với các bạn trẻ theo nghề giáo, nếu chưa đủ độ chín, chưa đủ độ trưởng thành cũng không có gì quá nghiêm trọng, cái các bạn cần là độ lùi và thời gian cần thiết để trưởng thành.
Hình ảnh hai sinh viên tạo dáng phản cảm. Ảnh: HCMUPER'S CONFESSIONS
Cách đây mười mấy năm, khi còn là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm, tôi nhận ra trường sư phạm có rất nhiều quy định quá khắt khe so với các trường khác về trang phục và kỷ luật. Lúc đó tôi thấy ngột ngạt. Nhưng cũng từ đó chúng tôi nhận ra rằng nếu không phù hợp với nghề giáo, chúng tôi nên lựa chọn lại nghề nghiệp khác. Nếu chúng tôi không đáp ứng được cũng không có nghĩa là chúng tôi không tốt, chỉ là chúng tôi phù hợp với nghề khác mà thôi.
Quay lại việc chụp ảnh kỷ yếu với áo dài quần đùi, bối cảnh là trong trường đại học, với cách giải thích nào đi nữa thì hai cô gái trẻ đã lệch chuẩn so với tư thế của một sinh viên sư phạm - cô giáo tương lai.
Việc Trường ĐH Sư phạm nhắc nhở (hoặc kỷ luật) sinh viên của mình chỉ là giải quyết phần ngọn. Công tác tuyển sinh trong các trường sư phạm phải là bộ lọc hiệu quả để tuyển được những sinh viên phù hợp với nghề giáo, công tác đào tạo phải đảm bảo sinh viên mình đáp ứng được yêu cầu của nghề, đó mới là gốc của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục.
HỒNG MINH
Theo plo.vn
Giáo dục 2018 qua góc nhìn của một Nhà giáo Nhìn lại giáo dục trong năm 2018, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, điều ông trăn trở nhất chính là kỷ luật học đường và trách nhiệm bồi dưỡng kỹ năng sống đối với thế hệ trẻ. Có thể nói, 2018 là một năm "khủng hoảng" của ngành Giáo dục. Giáo sư có cho là như vậy không? Tôi không nghĩ đến...