Đồng phục mùa đông ‘cực chất’ của teen Nguyễn Tất Thành
Học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) có đồng phục nổi bật với sắc xanh đậm, trong sáng mùa đông, các cô gái rạng rỡ, ấm áp.
Sân trường tràn ngập sắc xanh. THPT Nguyễn Tất Thành là một trong những trường quy tụ học sinh ưu tú, trực thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trong khi hầu hết các trường tại Hà Nội có đồng phục mùa đông màu đen – trằng hoặc tím than – trắng thì mà xanh của teen THPT Nguyễn Tất Thành là khác biệt.
Áo ấm xanh kết hợp với các loại khăn rực rỡ sắc màu nên rất có … không khí mùa đông.
Cũng có những bạn khoác áo rét nhưng vẫn diện váy của mùa hè.
Video đang HOT
Dường như khăn len màu đỏ được các cô gái của ngôi trường này khá yêu thích.
Sau giờ tan trường.
Gương mặt rạng ngời trong chiếc áo đồng phục.
Theo Tiin
SV cần đồng phục, giáo trình của trường?
Toàn bộ sinh viên (SV) Trường CĐ Du lịch phải mua đồng phục của trường. 100% SV phải mua giáo trình của trường...quy định khiến SV cho rằng không hợp lí.
Bức xúc
"Đầu năm SV phải đóng 500.000 đồng mua giáo trình cho 1 năm, 635.000 đồng (con gái) và 500.000 đồng (con trai) để mua quần áo thể dục và đồng phục áo dài hoặc ghi-nê" là phản ánh của SV năm nhất ngành Kế toán.
Chưa hết, SV còn phải mua đồng phục sách các môn: Kinh tế học vi mô, Marketting (do Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội viết); Nguyên lí cơ bản (của Bộ GD-ĐT) và 3 quyển do trường viết (gồm Nguyên lí kế toán, Tin học đại cương, Pháp luật đại cương).
Một SV băn khoăn: "Chúng em đã phải đóng tiền làm thẻ thư viện nhưng trường vẫn yêu cầu tất cả mua sách trong khi giáo trình có thể lên mượn về học. Các môn học trên SV có thể tự lo đầu sách. Giảng viên chỉ cần liệt kê để SV tìm mua. Sao lại bắt tất cả phải mua sách trường bán?"
Số đông SV khác cho rằng, giáo trình các môn trên nhiều trường có, SV có thể chỉ lên lớp nghe giảng rồi tự sưu tầm tài liệu bồi bổ thêm kiến thức,
Sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội trong tiết học pha chế đồ uống.
không nhất thiết tất cả SV đều phải "đồng phục" một giáo trình trường viết.
Có SV thắc mắc được cô chủ nhiệm giải thích "trường lo các em không có sách đầu năm nên phải mua cho chắc".
Về đồng phục, theo các SV thì khóa nào mới vào cũng phải mua. Tuy nhiên với áo dài hay áo ghi-nê ít mặc ý kiến SV cho rằng nên để các bạn chủ động.
Với SV chủ yếu từ các tỉnh về Hà Nội học. Khoản tiền trên dưới 1 triệu đóng đầu năm này không hề nhỏ, chưa kể các khoản khác....
Nhà trường giải thích?
Chiều 27/11, trao đổi với PV, trưởng Phòng công tác HSSV (Trường CĐ Du lịch Hà Nội) Nguyễn Khánh Hiếu cho biết: "Là một trường nghề, SV cần thiết phải có đồng phục riêng".
Ví dụ những ngành như Lễ tân, chế biến, nấu ăn,...đồng phục không chỉ giúp các bạn làm đẹp chính mình mà còn rất cần cho công việc sau này. SV chúng tôi mặc áo dài đến thực tập tại các khách sạn 4, 5 sao tại Hà Nội đều được họ khen đồng phục đẹp, tạo ấn tượng ban đầu tốt".
Theo ông Hiếu: "Nhiều cơ sở để SV tự may dẫn đến đồng phục không thống nhất về màu sắc, thiết kế. Do đó trường và các khoa hợp đồng với nhà may đến cắt, may cho từng SV để đảm bảo chất lượng, thống nhất".
Về giáo trình, ông Hiếu cho hay: "Nhiều môn như ngoại ngữ chuyên ngành trường vẫn chưa có giáo trình do các thầy cô biên soạn, phải dạy chay. Sách dạy lấy từ các nguồn khác nhau. SV bức xúc, yêu cầu trường có giáo trình riêng để việc học thuận lợi. Chúng tôi đã nỗ lực để hoàn thiện nhiều giáo trình cho các môn học".
"Giáo trình mua cũng không đắt hơn pho-to-co-py. Cộng tiền nhiều lần các em trà đá vỉa hè thì tiền mua giáo trình không đáng là bao Hơn nữa vì là sách nghiệp vụ, phục lâu dài cho SV nên hầu hết các em đều đăng ký mua" - ông Hiếu lập luận.
Đề cập đến vai trò của thư viện, ông Hiếu thừa nhận: "Nếu toàn bộ các em lên mượn sách, thư viện khó đáp ứng đủ giáo trình cho SV chưa nói đến sách nghiên cứu,... Nhưng thực tế SV ít quan tâm lên thư viện nên cần phải có giáo trình học bên cạnh".
Vị trưởng phòng phân tích: "Sách do thầy cô dày công nghiên cứu, bỏ chất xám ra viết nên chất lượng các em hoàn toàn yên tâm. Với đặc thù từng môn học chuyên ngành, giáo trình các trường đều có. Song tùy yêu cầu mà số tiết, điểm nhấn bài học của từng trường khác nhau. Do đó cần phải có giáo trình chuyên biệt".
Dù chỉ "khuyến khích nhưng gần như 100% SV các lớp đều đăng ký mua số giáo trình này" - ông Hiếu cho biết.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Một Quận duy trì quỹ khuyến học, khuyến tài hơn 2,6 tỷ đồng mỗi năm Tổng kết 15 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, Quận Hội Khuyến học Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết đến nay, Hội Khuyến học của Quận luôn duy trì và phát triển nguồn quỹ "khuyến học, khuyến tài" hơn 2,6 tỷ đồng mỗi năm. Hội Khuyến học Q. Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam...