Đông Phi đối mặt với mối đe dọa châu chấu: Sắp hết thời gian
Các quốc gia ở Đông Phi đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn những đàn châu chấu mới sinh sản tàn phá mùa màng và sinh kế của họ – sự tàn phá tồi tệ nhất trong nhiều năm.
Chạy đua với thời gian
Ở Ethiopia, những con châu chấu đã đến vùng đất nông nghiệp Thung lũng Rift màu mỡ và hủy hoại bãi chăn thả ở Kenya và Somalia. Vận tốc di chuyển của chúng có thể lên đến 150 km (93 dặm) một ngày và chứa từ 40-80.000.000 châu chấu mỗi km vuông.
Nếu không được kiểm soát, số lượng châu chấu ở Đông Phi có thể tăng lên gấp 400 lần vào tháng 6. Điều đó sẽ khiến mùa màng bị tàn phá – trong khi đây lại là một khu vực vốn đã có hơn 19 triệu người đang phải chịu cảnh thiếu đói, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo.
Uganda đã triển khai quân đội. Kenya đã đào tạo hàng trăm thanh niên để phun thuốc trừ sâu. Thiếu thuốc trừ sâu, một số lực lượng an ninh ở Somalia đã dùng súng phòng không để bắn vào bầy châu chấu đang che kín bầu trời.
Châu chấu sa mạc bu trên một cái cây ở một trang trại gần thị trấn Nanyuki thuộc hạt Laikipia, Kenya, ngày 21 tháng 2 năm 2020.
Các nước Đông Phi này đang phải chạy đua với những cơn mưa dự kiến sẽ nhiều hơn vào tháng 3 sẽ khiến thế hệ ấu trùng tiếp theo đã sẵn sàng trên mặt đất bắt đầu nở – giống như nông dân gieo hạt giống của họ.
Những đàn châu chấu đang đến, Cyril Ferrand, người đứng đầu khả năng phục hồi của FAO cho Đông Phi, nói. “Khi nông dân bắt đầu trồng cấy, châu chấu sẽ ăn hết mọi thứ”.
Tác hại của châu chấu đối với ngành nông nghiệp vốn tạo ra khoảng một phần ba sản lượng kinh tế của Đông Phi cho đến nay vẫn chưa được đánh giá hết, nhưng FAO đang sử dụng hình ảnh vệ tinh để đánh giá thiệt hại, ông Cyril Ferrand cho biết.
Tại Kenya, quốc gia giàu có và ổn định nhất trong khu vực, châu chấu hầu chủ yếu sinh sản ở miền Bắc khô cằn, một số cây trồng đã bị ảnh hưởng, Stanley Kipkoech, một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Kenya cho biết.
Châu chấu ăn trụi một cái cây
Các nhà khoa học cho biết, các loài châu chấu phá hoại ở khu vực này đã được biết đến từ thời cổ đại, nhưng sự biến đổi thời tiết đã làm trầm trọng tình trạng này bởi khí hậu thay đổi đã tạo điều kiện lý tưởng cho số lượng côn trùng tăng đột biến.
Video đang HOT
Biển nóng lên đang tạo ra nhiều mưa hơn, “đánh thức những quả trứng ngủ đông” và lốc xoáy khiến các bầy côn trùng phân tán ngày càng mạnh hơn và thường xuyên hơn.
Những cơn mưa đã đánh thức những quả trứng ngủ đông và nhiều cơn lốc xoáy đã giúp phát tán các loài côn trùng. Đã có tới tám cơn lốc hoành hành khắp Ấn Độ Dương vào năm 2019, con số cao nhất trong một năm kể từ khi chúng được ghi chép.
Những khó khăn trở ngại
Thiếu chuyên môn trong việc kiểm soát các loài gây hại không phải là vấn đề duy nhất của họ: Kenya tạm thời hết thuốc trừ sâu, Ethiopia cần nhiều máy bay hơn và Somalia và Yemen, bị xé nát bởi nội chiến nên không còn khả năng để chống chọi với sâu bệnh.
Trong tháng này, Kenya đã hết thuốc trừ sâu hơn một tuần nay, ông cho biết. Nông dân đã phải chứng kiến mùa màng của gia đình họ bị tàn phá trong bất lực.
Tại Ethiopia, “chính phủ chỉ có thể đủ khả năng thuê 8 máy bay để phun thuốc từ trên không, nhưng để ngăn chặn được dịch bệnh châu chấu trước khi vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng 3 thì cần ít nhất hai lần số máy bay đó”, Zebdewos Salato, Giám đốc bảo vệ thực vật tại Bộ Nông nghiệp, cho biết. “Chúng tôi sắp hết thời gian”, ông nói.
Hiện nay, Ethiopia chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu đang hoạt động. “Đất nước cần 500.000 lít thuốc trừ sâu cho mùa thu hoạch và trồng cấy sắp tới nhưng hiện họ chỉ có thể sản xuất tối đa 200.000 lít thuốc bởi sự thiếu hụt ngoại hối khiến không thể mua hóa chất để sản xuất”, giám đốc điều hành của nhà máy Simeneh Altaye nói.
Fatouma Seid, đại diện của FAO tại Ethiopia cho biết, FAO đang giúp chính phủ mua sắm máy bay, phương tiện và máy phun thuốc trừ sâu. FAO cũng đang hỗ trợ nước này khẩn trương mua thuốc trừ sâu từ châu Âu.
Một người đàn ông cố gắng xua đuổi đàn châu chấu
Aidid Suleiman Hashi, Bộ trưởng Môi trường của khu vực phía Nam Jubbaland, cho biết, những người kiểm soát dịch hại ở Somalia không thể xâm nhập vào các khu vực do lực lượng nổi dậy Hồi giáo al Shabaab kiểm soát.
Khi những đàn châu chấu xâm chiếm, nông dân phải thổi còi, đánh trống và đánh chuông để xua đuổi chúng. Al Shabaab đã bắn súng vào đàn châu chấu, Bộ trưởng Hashi nói. Lực lượng Jubbaland cũng đã làm như vậy. Trong những trường hợp như vậy, những người tài trợ không muốn thực hiện phun thuốc từ trên không, FAO cho biết.
Trong khi đó, cào cào – có vòng đời ba tháng – vẫn đang tiếp tục sinh sản. FAO cho biết mỗi thế hệ sau trung bình sẽ tăng gấp 20 lần số lượng so với thế hệ trước.
Khi trứng nở (hiện đang diễn ra ở Bắc Kenya), những con châu chấu non đói sẽ ở trên mặt đất trong vòng hai tuần và đây là thời gian dễ diệt bằng việc phun thuốc hơn so với khi chúng mọc cánh.
Sau đó, khi đã trưởng thành, chúng bay lên không trung dày đặc đến nỗi buộc máy bay phải chuyển hướng . Một bầy châu chấu trong một ngày có thể ăn hết lượng thức ăn của 35.000 người.
FAO cho biết để diệt được những đàn châu chấu này sẽ phải cần đến ít nhất 138 triệu đô la. Cho đến nay, các nhà tài trợ đã cam kết 52 triệu đô la. Thất bại trong việc diệt châu chấu có nghĩa là sẽ có nhiều trận đói hơn trong một khu vực vốn đã bị vùi dập bởi xung đột và các thảm họa khí hậu.
Kể từ năm 2016, đã có những cơn hạn hán kéo dài ở Kenya, Somalia, Ethiopia, sau đó là lũ lụt. Ở Nam Sudan, hiện hơn một nửa dân số đã phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.
Châu chấu nở ra ở Yemen, phần lớn bị bỏ qua trong sự hỗn loạn của cuộc nội chiến. Chúng di cư qua Biển Đỏ đến Sừng châu Phi, sau đó lan sang Sudan, Djibouti, Ethiopia, Somalia và Kenya. Bây giờ chúng đã được phát hiện ở Uganda, Nam Sudan và Tanzania.
Trâm Anh
Theo congly.vn/AFP/Reuters
Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào?
Đại dịch châu chấu là nỗi kinh hoàng đối với mùa màng và người dân ở khắp nơi trên thế giới
Những đại dịch châu chấu gần đây
Trong lịch sử, có những năm được gọi là "năm châu chấu" - khi các động vật cánh cứng này hoành hành và gây ra những hậu quả lớn. Ở Mỹ, vào năm 1874-1875, bầy động vật biết bay này từng lan rộng từ phía đông dãy núi Rocky đến Iowa và sông Mississippi, và từ Texas qua Great Plains vào các tỉnh thảo nguyên Canada. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở Nebraska, Kansas và Dakotas (gần 200.000 dặm vuông). Các nhà nghiên cứu tin rằng, bầy đó chứa hơn 120 tỷ con và lớn nhất trong lịch sử được ghi lại. Dịch châu chấu phát triển không liên tục, trong thế kỷ trước, chỉ xảy ra vào năm 1926-34, 1940-48, 1949-63, 1967-69 và 1986-89.
Thế kỷ 21 bắt đầu chưa lâu nhưng cũng ghi nhận một số dịch châu chấu. Tháng 6/2001, Cộng hoà Dagestan (Nga) đã phải điêu đứng trước thảm họa châu chấu khi từng đàn đông tới hàng trăm triệu con tràn qua và tàn phá một vùng nông nghiệp rộng lớn. Chỉ trong vòng 1 tuần, lũ côn trùng này đã phá huỷ hơn 28.300ha đồng cỏ, củ cải đường và ngũ cốc. Hơn 80.000ha đất trồng đã bị châu chấu hoành hành và diện tích nhiễm sâu hại tăng cao. Gần 2 triệu USD đã được chi ra để đối phó với đại dịch này. Cùng thời điểm đó, các khu vực lân cận như Georgia, Azerbaijan và Kazakhstan và Trung Quốc cũng chịu chung thảm họa châu chấu kinh hoàng này.
Châu chấu bâu kín mặt đất ở Kenya, cuối năm 2019; Nguồn: al-ain.com
Năm 2004, dịch châu chấu sa mạc đã tràn vào Tây Phi dẫn đến tình trạng khủng hoảng lương thực tại đây. Những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là Senegal và Mali. Một quan chức Mali cho biết, đã có 42 đàn châu chấu đổ bộ vào đất nước này. Một đàn châu chấu có đến 80 triệu con trong một dặm vuông và di chuyển 80 dặm một ngày có thể tiêu diệt hoàn toàn một mùa vụ chỉ trong vài phút. Mali đã phải phun thuốc diệt côn trùng cho diện tích khoảng 800.000ha hoa màu vụ mùa.
Tháng 4/2010, vô số đàn châu chấu đã tung hoành trên một khu vực ở phía đông Australia, phá hoại hoa màu, nông trại khiến nước này phải lập hẳn một Ủy ban Thảm họa châu chấu. Lũ châu chấu không chỉ kiếm ăn trên đồng cỏ mà còn phá hủy cả những cánh đồng ngũ cốc. Đại dịch châu chấu này đã phá hủy diện tích lên tới gần 500.000 km2, với mật độ khoảng 10 con/m2. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật. Theo FAO, nạn châu chấu lớn giữa năm 2003 và 2005 trên 20 quốc gia ở miền bắc châu Phi đã gây ra thiệt hại hơn 2,5 tỷ USD.
Từ cuối năm 2012 vùng Tây Phi báo động vì sự xuất hiện của hàng đàn châu chấu sa mạc. Bắt đầu sinh sôi nảy nở từ Tchad, Mali, Niger, những đàn châu chấu bay tới những các Bắc Phi. Tháng 3/2013, hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa diện tích lãnh thổ Madagascar ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. Đàn châu chấu này sau đó lan sang nhiều nước khác trong khu vực như Ai Cập, Israel. Madagascar là một nước rất nghèo, 90% trong dân số 22 triệu sống ở mức dưới 2 USD một ngày, tính đến năm 2013.
Tháng 8/2014, người dân Madagascar lại đối mặt với nỗi hoảng sợ khi hàng tỷ con châu chấu giống như đám mây lớn làm bầu trời tối sầm lại. Người ta ước tính rằng đàn châu chấu lớn nhất có thể trải dài hàng km và bao gồm hàng tỷ con, bay tập trung với nhau, phủ kín toàn bộ các con đường, khu dân cư, quảng trường...., tàn phá khoảng 2/3 diện tích Madagascar - tương đương diện tích lãnh thổ Đức hoặc Nhật Bản. Bầy châu chấu khổng lồ đã càn quét hòn đảo ngoài khơi bờ biển Đông Nam của châu Phi này, tàn phá cây trồng và các nguồn cung cấp thực phẩm khác chỉ trong vòng vài giờ.
Năm 2019, đàn châu chấu khổng lồ ước tính gồm hàng trăm nghìn con châu chấu đã ồ ạt đổ về thành phố Las Vegas, bang Nevada của Mỹ khiến cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây bị đảo lộn. Theo thông tin từ truyền thông địa phương và giới chuyên gia, thời tiết ẩm ướt có thể được cho một nguyên nhân dẫn tới cuộc "xâm chiếm" ồ ạt này. Trước đó, vụ châu chấu di cư gần đây nhất tại Las Vegas diễn ra vào khoảng những năm 2012-2013.
Nỗi kinh hoàng người dân châu Phi đang đối diện
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), dịch châu chấu tại Đông Phi hiện ở tình trạng tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con di chuyển giữa các quốc gia Đông Phi với tốc độ lên đến 130 km/ngày, tàn phá hoa màu tại mỗi nơi chúng dừng chân cũng như đe dọa nghiêm trọng tới an ninh hàng không. Chính phủ Somalia đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do châu chấu tàn phá cây lương thực tại một trong những nước kém phát triển và dễ bị tổn thương nhất thế giới này.
Đàn châu chấu được cho là rất tạp ăn và di chuyển nhanh; Nguồn: fr.sputniknews.com
Đón năm mới, Kenya đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua khi hàng tỉ con xuất phát từ vùng Đông Bắc Phi tấn công, tràn vào nước này từ Somalia và Ethiopia. AFP dẫn ước tính của FAO cho thấy, một bầy châu chấu có thể gần 200 tỷ con ở Kenya, bao phủ diện tích khoảng 2.400 km2. Ít nhất 700ha hoa màu đã bị phá hủy, đe dọa nặng nề an ninh lương thực tại Ethiopia, Somalia và Kenya - 3 nước vốn luôn trong tình trạng mất mùa bởi thiên tai, và đang di chuyển qua sườn núi Kilimanjaro, tiến vào biên giới Tanzania.
Một con châu chấu chỉ dài 4,5-6cm và nặng 2gr nhưng có thể ăn lượng thức ăn bằng trọng lượng của nó mỗi ngày. Bầy châu chấu thay đổi từ dưới một đến vài trăm km2, trong mỗi km2 có thể có từ 40-80 triệu con, di chuyển từ 3 đến 130-150km mỗi ngày.
Theo National Geographic, tại mỗi điểm đáp xuống, một đàn châu chấu cỡ trung bình có thể tàn phá 192 triệu kg - tương đương lượng hoa màu toàn bộ dân số Kenya tiêu thụ; bầy châu chấu có kích thước bằng Paris có thể ngốn lượng thực phẩm bằng một nửa dân số Pháp. Với số lượng châu chấu hiện có ở Kenya, một ngày có thể ăn cùng một lượng thức ăn mà người dân ba bang của nước Mỹ như New Jersey, Pennsylvania và New York cộng lại, tức đủ để nuôi 2.500 người trong vòng 1 năm.
Nạn châu chấu đang hoành hành tại nhiều nước châu Phi; Nguồn: al-ain.com
Châu chấu bao phủ mặt đất và ăn mọi thứ chúng có thể tìm thấy, trước hết là thảm thực vật, cây cỏ, hoa lá... Những con châu chấu còn được cho là ăn cả những chiếc mền vải trải ra để che phủ vườn rau, vỏ xe ngựa và thậm chí cả quần áo trên lưng người dân. Chúng cũng ăn dây nịt da trên ngựa, tay cầm bằng gỗ, cột hàng rào và bất cứ thứ gì làm bằng giấy. Dữ liệu gần đây của Nhóm công tác dinh dưỡng và an ninh lương thực cho thấy hơn 19 triệu người đã bị đói (cấp tính) ở Đông Phi.
Châu chấu sa mạc có thể sống tới năm tháng, tùy thuộc vào thời tiết và điều kiện địa phương. Theo FAO, trứng có thể nở trong khoảng hai tuần, châu chấu trưởng thành trung bình 2-4 tháng. Nếu không kịp thời kiểm soát, FAO ước tính, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần vào tháng 6, và lan sang Uganda, Nam Sudan, gieo rắc thảm họa lương thực cho một trong những khu vực nghèo nhất thế giới này. Với sự sinh sôi nhanh chóng của châu chấu sẽ xảy ra tình trạng "xung đột" nguồn thức ăn với các loài gia súc trên đồng cỏ. Thêm nữa, sự bùng phát mạnh mẽ sẽ kéo theo việc gián đoạn các hoạt động trồng trọt trong nhiều tuần tới. Theo FAO, tình hình ở vùng Sừng châu Phi đang cực kỳ đáng báo động./.
CTV Lê Ngọc/VOV.VN (tổng hợp)
Theo vov.vn
Liên hợp quốc kêu gọi ngăn chặn thảm họa châu chấu ở khu vực Sừng châu Phi Phóng viên TTXVN tại châu Phi đưa tin Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/2 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế triển khai các hành động kịp thời để giúp ngăn chặn thảm hoạ châu chấu sa mạc ở khu vực Sừng châu Phi, trong bối cảnh các nước tại đây đang phải chạy đua với thời gian nhằm giải quyết nạn dịch...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng

Con trâu được trả 30 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Đài quan sát Nam Cực phát hiện tín hiệu "kỳ lạ nhất vũ trụ"

Kỳ lạ "khu chợ ma" ở châu Á: Đêm mở, sáng đóng, có người kiếm gần 300 triệu/tháng

Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Có thể bạn quan tâm

Chồng luôn che giấu mức lương thật của mình, một lần vô tình thấy tin nhắn chuyển khoản của anh, tôi muốn ly hôn
Góc tâm tình
08:06:01 23/05/2025
Phương Oanh bị mẹ chồng nhắc chuyện chăm sóc cháu giữa chốn đông người, phản ứng thế nào mà ai cũng khen khéo?
Netizen
08:03:33 23/05/2025
Khởi tố 63 đối tượng liên quan đến một sới bạc tại Chợ Mới
Pháp luật
08:03:02 23/05/2025
Tarot tiết lộ: 2 tháng nữa, chuyện bất ngờ nào sẽ "ập đến" trong đời bạn?
Trắc nghiệm
08:02:55 23/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
Thế giới
07:54:57 23/05/2025
Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
Sức khỏe
07:49:20 23/05/2025
TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?
Tin nổi bật
07:40:36 23/05/2025
Mỹ nam 7 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Nhan sắc thần thánh ai cũng si mê, cát xê 150 tỷ vẫn chê ít
Hậu trường phim
07:38:35 23/05/2025
Phim Hàn chiếu 5 năm vẫn tăng 497% lượt xem, kịch bản 100 điểm xứng đáng là "sách giáo khoa chữa lành"
Phim châu á
07:29:59 23/05/2025
Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại
Phim âu mỹ
07:23:58 23/05/2025