Đồng phạm của ông Nguyễn Đức Chung bật khóc xin giảm nhẹ trách nhiệm dân sự
Ngoài xin giảm nhẹ án tù, bị cáo Nguyễn Thị Kim Tuyến, cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội, cũng mong HĐXX giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự, với lý do gia đình bị cáo khó khăn và đã cố gắng hết sức.
Chiều 11.7, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Nguyễn Thị Kim Tuyến, cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội; và Phạm Thị Thu Hường, cựu Chánh văn phòng Sở KH-ĐT Hà Nội, trong vụ án “vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Sở KH-ĐT Hà Nội năm 2016.
Cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Ông Nguyễn Đức Chung nộp gần 100 bằng khen, bệnh án trước phiên phúc thẩm
Tại tòa, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội giữ nguyên quan điểm, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm để có quyết định “thấu tình đạt lý”, 2 bị cáo còn lại mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung cho hay sau khi nhận bản án sơ thẩm và nghiên cứu, bản thân đã có bản giải trình dài gần 60 trang gửi tòa cấp phúc thẩm. Ngoài ra, các luật sư cũng thu thập thêm nhiều tài liệu chứng minh, gỡ tội cho bị cáo Chung; nhiều tài liệu về nhân thân làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt gửi HĐXX, mong xem xét khách quan vụ án.
HĐXX cho biết đã nhận được đơn, giấy khen, thành tích trong quá trình công tác và những tài liệu liên quan đến sức khỏe của bị cáo Nguyễn Đức Chung và sẽ xem xét trong quá trình xét xử.
Bị cáo Phạm Thị Thu Hường tại phiên tòa. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Được hỏi, bị cáo Phạm Thị Thu Hường cũng giữ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và cho rằng mức án sơ thẩm của bị cáo quá nặng so với hành vi phạm tội. Ngoài ra, bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả, sức khỏe yếu,… nên mong HĐXX xem xét giảm án cho mình.
Tại tòa, bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến cho rằng trong vụ án, bị cáo không cố ý phạm tội mà thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nên mong muốn được giảm án. Theo bị cáo Tuyến, quá trình công tác, bị cáo đã cố gắng hết sức trong phạm vi công việc của mình. Bị cáo này thừa nhận những phần liên quan vi phạm của mình xuất phát từ vấn đề công nghệ số hóa, vì không phải chuyên môn của mình. Bị cáo Tuyến cho rằng sửa hồ sơ của hợp đồng là mong muốn chọn được đơn vị tốt nhất.
Video đang HOT
“Quá trình thực hiện, bị cáo không có ý nào mong muốn có thiệt hại, chỉ mong muốn làm tốt nhất công việc của mình”, bị cáo Tuyến nói, và mong HĐXX nhìn nhận những thành quả đã đạt được để giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến bật khóc, mong HĐXX giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự vì “gia đình đã rất cố gắng”. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Ngoài xin giảm nhẹ án tù, bị cáo Tuyến cũng mong HĐXX giảm nhẹ một phần trách nhiệm bồi thường dân sự của mình. Tại tòa, bị cáo Tuyến bật khóc khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình.
Theo bị cáo Tuyến, bị cáo đã cố gắng vận động gia đình, người thân khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, mong HĐXX xem xét cho bị cáo khắc phục những lỗi mà mình đã gây ra, không thể gánh thay hộ người khác.
“Hoàn cảnh của gia đình bị cáo hoàn toàn không thể khắc phục thêm, gia đình đã rất cố gắng”, bị cáo Tuyến khai và mong được giảm nhẹ trách nhiệm dân sự.
Theo HĐXX, án sơ thẩm tuyên bị cáo Tuyến 4 năm 6 tháng tù về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và buộc khắc phục hậu quả hơn 3 tỉ đồng. Tại phiên tòa, HĐXX đã nhận 3 biên lai thể hiện người thân của bị cáo đã nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả thay.
HĐXX cho rằng bị cáo Tuyến và gia đình đã “hết sức cố gắng rồi”, nhưng án sơ thẩm đã tuyên, đã phân chia từng người, chỉ có nộp trước hay sau chứ tất cả các bị cáo trong vụ án đều phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2016, bị cáo Nguyễn Văn Tứ, cựu Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội, là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm gói thầu số hóa dữ liệu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với tư cách Chủ tịch UBND thành phố, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã nhiều lần gọi điện chỉ đạo quyết liệt bị cáo Tứ dừng mở thầu. Việc làm này trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bị cáo Chung còn yêu cầu Sở KH-ĐT chọn công nghệ mới của Nga và từ đó, tạo điều kiện cho Công ty Nhật Cường trúng thầu, thí điểm số hóa.
Các bị cáo trong vụ án. Ảnh ANH HÙNG
Án sơ thẩm quy kết bị cáo Nguyễn Đức Chung vì vụ lợi cá nhân, đã lợi dụng chức vụ Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, chỉ đạo Sở KH-ĐT cùng nhóm bị cáo Tứ “ưu ái” trái quy định cho doanh nghiệp được thí điểm số hóa dữ liệu doanh nghiệp của Hà Nội.
Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Chung 3 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị cáo Nguyễn Văn Tứ và Nguyễn Tiến Học, cựu Phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội, cùng lĩnh án 30 tháng tù; Phạm Thị Kim Tuyến lãnh án 4 năm 6, Phạm Thị Thu Hường lãnh án 42 tháng tù; Võ Việt Hùng, cựu Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh nhận 4 năm tù; Lê Duy Tuấn, cựu Giám đốc kinh doanh Công ty Đông Kinh, lãnh án 42 tháng tù cùng về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tranh luận gay gắt về "công ty gia đình" của ông Nguyễn Đức Chung
Luật sư phủ nhận cáo buộc cho rằng Arktic là "công ty gia đình" của ông Nguyễn Đức Chung. Viện Kiểm sát khẳng định, điều này thể hiện từ việc làm giả đăng ký kinh doanh, gian lận, khai man thuế.
Tại phần tranh luận chiều 11/12, luật sư Giang Hồng Thanh - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị cáo Nguyễn Đức Chung) - đã có những quan điểm tranh luận với đại diện Viện Kiểm sát về cáo buộc Arktic là "công ty gia đình" ông Chung.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc tạo thuận lợi cho "công ty gia đình" hưởng lợi không chính đáng hơn 36 tỷ đồng.
Theo luật sư Thanh, Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng Arktic là công ty gia đình của ông Chung, đồng thời trích khoản 4, Điều 37 Luật "Phòng, chống tham nhũng" để nói rằng Công ty Arktic có phần vốn của bà Hoa và anh Nguyễn Đức Hạnh (con trai ông Chung), tuy nhiên không chỉ rõ là của những ai.
Ông Thanh dẫn chứng, gia đình ông Chung có 4 người, gồm 2 vợ chồng ông Chung và 2 người con. Hai con ông Chung đã đi du học, bà Hoa cũng được cơ quan điều tra xác định không liên quan.
"Vậy vấn đề còn lại duy nhất ông Nguyễn Đức Chung. Nếu có căn cứ xác định rằng công ty của ông Chung thì phải khẳng định là công ty của ông Chung chứ không phải là "công ty gia đình" của ông Chung" - luật sư Thanh nêu quan điểm.
Theo trình bày của luật sư Thanh, VKS quy kết bà Nguyễn Thị Bích Hằng sở hữu 40% phần vốn góp là đại diện cho gia đình ông Chung, tuy nhiên, trong thời gian sở hữu phần vốn góp, bà Hằng không được nhận bất cứ phần lợi tức nào, cũng không tham gia vào việc điều hành, quản trị Công ty Arktic.
Điều này phù hợp với lời khai của bị cáo Nguyễn Trường Giang - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Arktic. Theo ông Thanh, bị cáo Giang trước đó khai, bà Hằng đứng tên là thủ tục, Giang sở hữu 100% vốn Công ty Arktic.
Ngoài ra, theo luật sư Thanh, việc VKS cho rằng "không có tiền nhưng vẫn được sở hữu" là vô lý. Luật sư Thanh phân tích, khi thành lập Công ty Arktic, bà Hoa nộp 5 tỷ đồng, 10 ngày sau rút toàn bộ. Sau đó, toàn bộ phần vốn góp sau này được bị cáo Giang nộp vào 5 tỷ đồng, từ đó không có chứng cứ nào chứng minh tiền đó của gia đình ông Chung.
"Tôi khẳng định với những chứng cứ hiện có trong hồ sơ, ngoài lời khai của ông Giang thì không có tài liệu nào chứng minh gia đình ông Chung có phần vốn góp, cần loại bỏ Arktic là công ty gia đình của ông Chung" - luật sư Thanh nói.
Trước vấn đề luật sư Giang Hồng Thanh đặt ra, đại diện VKS muốn đối đáp nhưng chủ tọa cắt lời, đề nghị kiểm sát viên không cần tranh luận, chỉ cần đánh giá xem Công ty Arktic có liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung hay không, còn tên gọi thì không cần đối đáp.
Nói ngắn gọn sau đó, đại diện VKS kết luận, Arktic là "công ty gia đình" từ việc làm giả đăng ký kinh doanh.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Arktic, cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án đã phát hiện ra Công ty Arktic có hành vi gian lận, kê khai man thuế 27 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty này đã phải nộp lại 11 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa thành lập Công ty Arktic, đã góp đủ 5 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng đứng tên ông Đào Xuân Tấn và Nguyễn Đức Hạnh (con trai của bà Hoa và ông Chung).
Toàn bộ hồ sơ đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Arktic đều do bà Hoa thực hiện, tự ký giả chữ ký của con trai.
Tháng 6/2016, bà Hoa làm giả hồ sơ chuyển nhượng vốn góp để thay đổi thành viên góp vốn từ ông Đào Xuân Tấn sang bị cáo Nguyễn Trường Giang.
Tháng 7/2016, bà Hoa này tiếp tục làm giả hồ sơ chuyển nhượng vốn để thay đổi thành viên góp vốn từ con trai sang bị cáo Giang.
Kết quả điều tra xác định không có việc mua, bán, không có việc thanh toán tiền giữa các bên chuyển nhượng phần vốn góp. Cơ quan điều tra cũng xác định, gia đình ông Nguyễn Đức Chung sở hữu 40% vốn điều lệ Công ty Arktic.
Đưa ra xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Chung vụ sai phạm tại Sở KH&ĐT Hà Nội Bị cáo Nguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội được đưa ra xét xử phúc thẩm trong vụ án sai phạm liên quan Sở KH&ĐT Hà Nội do bị cáo có đơn kháng cáo kêu oan. Hôm nay (11/7), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định đấu...