Đông Nam bộ: Năm học mới, nỗi lo cũ
Đã vào năm học mới 2019-2020 nhưng ngành giáo dục các tỉnh Đông Nam bộ vẫn đang phải đối mặt với áp lực thiếu phòng học, thiếu giáo viên do số lượng học sinh tăng nhanh.
Bên cạnh việc tăng, dồn sĩ số học sinh trong một lớp học, ở một số nơi, ngành giáo dục còn phải mượn tạm phòng học để đủ chỗ cho học sinh.
Học sinh Trường Mầm non – Tiểu học Quê Hương, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Học sinh tăng nhanh
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương, năm học 2019 – 2020, tổng số học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT nhập học là khoảng 493.347, tăng 34.933 học sinh so với năm học trước. Trong đó, số học sinh tăng tập trung tại các địa bàn như: thị xã Dĩ An (khoảng 6.400), Thuận An (khoảng 6.300), TP Thủ Dầu Một (khoảng 5.500), thị xã Bến Cát (4.800) và Tân Uyên (6.200).
Số lượng học sinh tăng nhanh là do mỗi năm tỉnh Bình Dương thu hút hàng chục ngàn lao động từ nhiều địa phương khác đến sinh sống, làm việc tại các KCN, kéo theo một số lượng lớn trẻ em đi theo ba mẹ. Trong số gần 35.000 học sinh tăng thêm thì số tăng cơ học trên toàn tỉnh là gần 9.000 em (chủ yếu ở lớp 1), trong đó 2 huyện Thuận An và Bến Cát đã chiếm tới hơn 61,4%. Riêng học sinh khối mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương mỗi năm cũng tăng thêm bình quân 9.000 – 12.000 trẻ, khiến việc sắp xếp, bố trí trường lớp học đúng chuẩn vô cùng khó khăn.
Video đang HOT
Năm học mới 2019-2020, toàn tỉnh Đồng Nai có 4 trường được khánh thành, đưa vào sử dụng: Trường Tiểu học Phước Thiền 1 (huyện Nhơn Trạch), Trường Tiểu học Lê Văn Tám (huyện Tân Phú), Trường THCS Võ Nguyên Giáp (huyện Trảng Bom) và Trường THPT Chu Văn An (TP Biên Hòa).
Ngoài ra, Đồng Nai cũng có thêm 4 trường mới được thành lập, gồm 2 trường tiểu học, 1 trường THCS (công lập) và 1 trường THCS – THPT liên kết quốc tế (tư thục). Bên cạnh các trường học được đầu tư xây mới, toàn tỉnh còn có thêm 269 phòng học được xây mới.
Năm học mới, Đồng Nai có trên 741.000 học sinh các cấp từ mầm non đến THPT, giảm khoảng 20.000 so với năm học trước; trừ địa bàn TP Biên Hòa tăng khoảng 13.000 học sinh.
Trưởng phòng GD-ĐT TP Biên Hòa Võ Văn Minh, cho biết, nhờ sớm nắm bắt tình hình, chủ động phân tuyến tuyển sinh, sắp xếp trường lớp nên bình quân sĩ số khoảng 46 em/lớp và tại những “điểm nóng” như các phường Trảng Dài, Long Bình, Phước Tân giảm chỉ còn 48 em/lớp.
Ngoài ra, năm học mới này, thành phố sẽ tiếp tục xây mới trường THCS Tân Phong (phường Tân Phong), xây thêm phòng học cho Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (phường Tân Hiệp), Trường Tiểu học Trảng Dài 3 (phường Trảng Dài), Trường THCS Tân Hòa và có phương án bổ sung thêm phòng học để tiếp tục giảm tải.
Vẫn còn phòng học tạm
Theo tính toán của ngành chức năng tỉnh Bình Dương, với mức tăng sĩ số lớn như nêu trên, mỗi năm tỉnh cần xây dựng thêm hơn 30 trường học (quy mô hơn 1.000 em/trường) mới có thể đáp ứng được nhu cầu của học sinh trên địa bàn.
Năm học này, Sở GD-ĐT tỉnh mới đưa vào sử dụng 18 trường học mới (có 3 trường mới thành lập) với 371 phòng học và các phòng chức năng, dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ đưa vào sử dụng thêm 4 trường. Như vậy, tính cả các trường gần hoàn thành thì cũng mới đáp ứng hơn 70% nhu cầu.
Chính việc thiếu trường lớp học đã dẫn tới sĩ số học sinh ở mỗi lớp học vượt xa tiêu chuẩn cho phép, nhiều trường phải giảm số lớp được học 2 buổi/ngày.
Tỉnh Bình Dương còn thiếu gần 1.800 biên chế, trong đó có hơn 1.600 giáo viên, phổ biến ở cấp tiểu học và THCS (chiếm hơn 76% tổng số nhân sự cần bổ sung). Ngành giáo dục tỉnh đã thực hiện giải pháp tình thế là rà soát, tính toán lại số lớp, số học sinh/lớp nhằm giảm số lớp của từng đơn vị trên cơ sở tăng số học sinh/lớp của từng khối lớp, đồng thời điều động giáo viên từ đơn vị này sang đơn vị khác ở cùng cấp học, cùng bộ môn để bố trí giảng dạy, hạn chế tối đa tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các đơn vị.
Với tỉnh còn nhiều khó khăn như Bình Phước, tình trạng mượn phòng học cho học sinh học tạm vẫn còn diễn ra. Đầu năm học, toàn tỉnh có 439 trường, số trường phổ thông giảm (29 trường) nhưng số học sinh các cấp học đều tăng, như trẻ mầm non là 50.319 (tăng 1.329 học sinh), tiểu học là 102.219 (tăng 795 học sinh) và ở một số địa phương có nhiều KCN thì tình trạng phòng học tạm, mượn vẫn còn.
Sở GD- ĐT Bình Phước đã chỉ đạo các phòng chuyên môn làm việc với đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các công trình trường học để sớm đưa vào sử dụng; rà soát, lập danh mục những công trình hư hỏng, xuống cấp và trình UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư sửa chữa, xây dựng mới để đảm bảo cho nhu cầu dạy và học tại các trường; bố trí kinh phí mua sắm bổ sung các trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Theo SGGP
Huy động mọi nguồn lực thực hiện kiên cố hóa trường lớp, xóa phòng học tạm
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nỗ lực xóa phòng học tạm, phòng học mượn, đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của giáo viên và học sinh trong năm học mới 2019-2020.
Điểm trường tạm tại thôn A Đu, xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Quảng Trị là tỉnh còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu và chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều cơ sở giáo dục thiếu phòng học, phòng bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học tối thiểu... Toàn tỉnh Quảng Trị hiện còn thiếu 265 phòng học, 231 phòng giáo dục thể chất, 197 phòng giáo dục nghệ thuật cho bậc Mầm non và Tiểu học, 624 phòng học bộ môn, 101 bếp ăn, 512 nhà công vụ cho giáo viên, 757 phòng vệ sinh, 671 công trình nước sạch cho các trường học. Tỷ lệ nhà vệ sinh và nước sạch chưa đạt chuẩn còn cao. Đặc biệt, tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, học sinh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, phòng học xuống cấp, phòng học mượn tại nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng...
Trước tình hình trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện kiên cố hóa trường lớp, xóa phòng học tạm. Sở đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách cân đối của địa phương để đầu tư, xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn; phối hợp với Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Trị thực hiện hiệu quả Đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn giai đoạn 2019-2021. Hiện nay, các công trình đang đồng loạt được triển khai xây dựng, dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có 109 phòng học mới hoàn thành với nguồn vốn đầu tư trên 76,8 tỷ đồng.
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Mặc dù cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được đầu tư hàng năm nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đủ nhu cầu của giáo viên, học sinh. Tỷ lệ trường học kiên cố và nhà vệ sinh đạt chuẩn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Trước những khó khăn trên, trong năm học 2019-2020, tỉnh Quảng Trị tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn nhân lực, chương trình để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ưu tiên trường học thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khắc phục tình trạng thiếu phòng học, phòng chức năng và xóa phòng học tạm. Tỉnh đầu tư cải tạo, xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của học sinh. Trước mắt, tỉnh tập trung chuẩn bị đầy đủ về phòng học, phòng bộ môn và trang thiết bị dạy học để triển khai chương trình trong năm học mới.
Thanh Thủy
Theo congandanang
Giáo dục mầm non: Cả nước thiếu hơn 49.000 giáo viên, 89 xã chưa có trường Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, giáo dục mầm non ở nước ta đang thiếu giáo viên trầm trọng, tới hơn 49.000. Cả nước có gần 10.000 phòng học tạm, học nhờ, 89 xã chưa có trường độc lập. Ảnh minh họa Tình trạng thiếu giáo viên gây áp lực lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục...