Đông Nam Á tìm cách giảm phụ thuộc Trung Quốc hậu Covid-19
Sau Covid-19, các nước Đông Nam Á được cho là đang nỗ lực tìm cách khôi phục nền kinh tế mà không trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Bắc Kinh đang tích cực củng cố mối quan hệ với khối ASEAN và cả các quốc gia Đông Á nhằm tận dụng lợi thế của khu vực là nơi hiếm hoi hồi phục sớm từ đại dịch. Đồng thời, rạn nứt giữa Washington và khu vực cũng ngày càng sâu sắc hơn.
Container hàng hóa xếp tại cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc, hồi tháng 8 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Covid-19 ít nghiêm trọng hơn ở Đông Nam Á so với những phần khác của thế giới. 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, chỉ ghi nhận hơn 136.000 ca nhiễm nCoV kể từ thời điểm dịch bùng phát, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong khi đó ở Trung Quốc, nơi đầu tiên dịch bùng phát hồi tháng 12 năm ngoái, Covid-19 có vẻ đang được kiểm soát tốt. Những điều kiện này cho phép Trung Quốc, ASEAN và các quốc gia Đông Á đẩy nhanh tốc độ khôi phục nền kinh tế.
Dù giao dịch thương mại với nước ngoài của Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay đã giảm 8%, giao dịch với các thành viên ASEAN vẫn tăng 0,9%, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc. ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong quý một năm nay, chiếm vị trí mà Liên minh châu Âu đã nắm giữa suốt nhiều năm.
Video đang HOT
Tầm quan trọng của ASEAN đối với Trung Quốc càng gia tăng khi Bắc Kinh và Washington xảy ra chiến tranh thương mại. Năm ngoái, ASEAN vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đứng thứ 4 và 5.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN suốt nhiều năm.
Tại hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo ASEAN hôm 26/6, mối quan ngại về vấn đề Biển Đông trở thành chủ đề nổi bật. Tuy nhiên, chương trình nghị sự cũng đề cập nhiều tới tình trạng kinh tế toàn cầu suy yếu bởi Covid-19 và làm thế nào các nền kinh tế vừa phải đối mặt với cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất suốt nhiều thập kỷ có thể hồi phục.
Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng hiện tại, lập ra một kế hoạch hồi phục là ưu tiên hàng đầu của các lãnh đạo ASEAN.
“Họ sẽ tìm cách tách bạch việc khôi phục kinh tế với những căng thẳng hiện tại trên Biển Đông”, ông nói.
Thương mại là chìa khóa hồi phục và các lãnh đạo ASEAN sẽ không để những vấn đề chính trị làm ảnh hưởng tới bức tranh lớn hơn, theo Collin Koh, chuyên gia cấp cao tại Trường nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
“Chính phủ các nước ASEAN, chịu tác động không nhỏ từ khu vực doanh nghiệp, vẫn sẽ đặt ưu tiên vào thương mại với Trung Quốc, dù những nền kinh tế này đã liên kết chặt chẽ hơn và họ đều hiểu được triết lý ‘không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ”, Koh nhận định.
Trung Quốc thậm chí đang thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân tháng trước cho biết mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa Bắc Kinh và khối là chìa khóa quan trọng trong nỗ lực chống lại tác động từ Covid-19 và giúp “ổn định nền kinh tế cũng như bảo vệ nền công nghiệp và chuỗi cung ứng của khu vực”.
Ông liệt kê những lĩnh vực cần thúc đẩy, bao gồm hiệp định thương mại tự do Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang được đề xuất, phát triển thương mại điện tử, sản xuất thông minh và mạng viễn thông 5G.
Trung Quốc, cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, còn dự kiến đóng góp cho một quỹ phản ứng với Covid-19 của ASEAN.
Nhưng về lâu dài, Koh cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần thu được bài học từ dịch bệnh, ví dụ như tác động của tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và yêu cầu đa dạng hóa.
Theo Koh, một số quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn khách du lịch đến từ Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm thêm những khách hàng nước ngoài mới, trong khi vẫn giữ Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, và đa dạng hóa cả các nhà cung cấp.
“Đã chứng kiến hoặc trải nghiệm cách mà Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế như một công cụ cưỡng chế, chúng ta sẽ nhìn thấy các thành viên ASEAN tìm cách thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế thông qua việc thu hút các khoản đầu tư khác ngoài Trung Quốc”, Koh bình luận. “Dịch bệnh cùng với tâm lý hoài nghi về những dự định dài hạn của Trung Quốc, sẽ dần kéo họ ra xa”.
Mỹ cảnh báo Anh về Huawei
Mỹ cảnh báo Anh sau khi chính quyền nước này cho phép Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip ở địa phương.
Hội đồng quận Nam Cambridgeshire, Anh, ngày 25/6 bỏ phiếu cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip với vốn đầu tư lên tới 1,24 tỉ USD. Chưa đầy 24 giờ sau, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo chính quyền Anh về "mối đe dọa an ninh quốc gia" từ Huawei.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Vương quốc Anh, đánh giá cẩn thận tác động lâu dài của việc cho phép các công ty không đáng tin cậy như Huawei tiếp cận các thông tin nhạy cảm", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tuyên bố hôm 26/6.
Khách hàng đeo khẩu trang tại một cửa hàng của Huawei mới khai trương ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/6. Ảnh: Reuters.
Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei chịu sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc và điều này sẽ là rủi ro cho các đối tác hợp tác với công ty công nghệ này vì bị đe doạ an ninh quốc gia, quyền sở hữu trí tuệ. Một tài liệu Reuters thu được hôm 23/6 liệt kê 20 công ty hoạt động tại Mỹ mà Washington cho rằng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn, trong đó có Huawei.
Năm ngoái, Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại do lo ngại về an ninh quốc gia. Washington cũng dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để thuyết phục các đồng minh không cho Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. Song Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc rằng họ chuyển dữ liệu cho Bắc Kinh và khẳng định họ độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Việc Huawei lập trung tâm nghiên cứu tại Anh diễn ra trong lúc nước này đang cân nhắc có nên sử dụng thiết bị của tập đoàn Trung Quốc trong hệ thống mạng 5G hay không. Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) tháng trước đã tiến hành đánh giá khẩn cấp về vấn đề này và chính quyền được cho là đang lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng 5G trong ba năm tới.
Đánh giá được NCSC được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ ban hành quy định mới nhằm siết chặt việc tiếp cận của Huawei đối với chip điện tử được sản xuất từ thiết bị của Mỹ.
Mỹ nói sẽ coi Hong Kong như thành phố Trung Quốc khác Ngoại trưởng Mỹ cho biết nước này sẽ đối xử với Hong Kong tương tự những thành phố khác của Trung Quốc thay vì coi đây là đặc khu. "Chừng nào Trung Quốc còn đối xử với Hong Kong tương tự Thâm Quyến hay Thượng Hải, chúng tôi cũng sẽ làm như thế. Tất cả thỏa thuận đặc biệt giữa Mỹ và Hong...