Đông Nam Á: Dễ dàng bỏ sót COVID-19 vì dịch sốt xuất huyết
Một báo cáo khoa học từ Singapore cảnh báo khả năng bỏ sót các ca nhiễm COVID-19 trong bối cảnh bùng phát dịch sốt xuất huyết do kết quả xét nghiệm gần như tương đồng.
Báo cáo nghiên cứu ở Singapore nói rằng COVID-19 có thể bị chẩn đoán nhầm thành xuất sốt huyết. Ảnh: GETTY IMAGES
Báo South China Morning Post cho biết các chuyên gia lo ngại virus gây dịch COVID-19 sẽ tiếp tục lan rộng do có thể lọt qua “các khe hở” của dịch sốt xuất huyết.
Một bài nghiên cứu do các bác sĩ tại Singapore thực hiện đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa bệnh sốt xuất huyết và bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19).
Sốt xuất huyết và COVID-19 giống nhau?
“Bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 rất khó phân biệt vì có chung các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm” – theo thông tin từ bài nghiên cứu của các tác giả từ hệ thống y tế ĐH Quốc gia Singapore, BV đa khoa Ng Teng Fong và Viện Sức khỏe môi trường.
Báo cáo nghiên cứu cho biết hai người Singapore ban đầu có kết quả dương tính với sốt xuất huyết sau khi xét nghiệm huyết thanh nhưng sau đó bị phát hiện đã nhiễm COVID-19. Cả hai bệnh nhân đều không đi đến các vùng dịch nhưng lại có các triệu chứng như sốt và ho.
“Có rất nhiều điểm chung giữa các loại virus gây bệnh” – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam từ BV Mount Elizabeth Novena cho biết. Ông Leong nói thêm rằng đau cơ là một triệu chứng khác của các bệnh nhân bị cúm, sốt xuất huyết, Zika hoặc Chikungunya (bệnh lạ gây đi khom lưng, do muỗi vằn gây ra).
Các bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại Philippines năm 2019. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Tuy nhiên, ông Leong cho biết xét nghiệm trở lại mà vẫn cho kết quả dương tính với sốt xuất huyết thì các bác sĩ có thể kết luận bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, đặc biệt nếu họ sống ở vùng dịch sốt xuất huyết. Thế nhưng hiện hai dịch bệnh đồng thời cùng xảy ra ở Đông Nam Á thì cũng rất khó cho các bác sĩ.
Nhấn mạnh thêm, cộng tác viên Jeremy Lim của phòng khám sức khỏe từ công ty tư vấn toàn cầu Oliver Wyman cho biết virus gây bệnh COVID-19 giống như “một con tắc kè hoa” trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân nhiễm bệnh, dẫn đến các ca nhiễm COVID-19 thực sự lại bị chẩn đoán thành sốt xuất huyết.
“Điều phức tạp là khi người bệnh trình bày với các bác sĩ hoặc đến bệnh viện với các triệu chứng không rõ rệt. Hiện tại, mọi người đang phải lo lắng về cả hai dịch bệnh” – ông Lim nói.
“Giống như nguyên tắc ổ và chìa, nếu virus này có đủ “rãnh chìa khóa” phù hợp “ổ khóa bệnh” thì ổ và chìa sẽ khớp. Đối với sốt xuất huyết và COVID-19, chúng có đủ khả năng để cho kết quả dương tính giả” – ông Lim nói.
Video đang HOT
WHO: Hai dịch bệnh hoàn toàn khác nhau
Phản hồi về những nhận định trên trong bài báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng sốt xuất huyết và COVID-19 là “do hai loại virus hoàn toàn khác nhau gây ra”.
Theo đó, sốt xuất huyết do một loại virus họ Flavivirus (virus chỉ lây truyền qua động vật chân khớp như muỗi, ve…), còn COVID-19 là do virus SARS-CoV-2 (thuộc họ virus lớn có ở người và có nguồn gốc từ một số loài động vật).
“Mặc dù các triệu chứng ban đầu của cả hai bệnh có thể giống nhau, có thể phân biệt giữa hai bệnh này khi bệnh tiến triển ở bệnh nhân. Quyết định yêu cầu xét nghiệm được các bác sĩ lâm sàng đưa ra và phải dựa trên dấu hiệu lâm sàng và các thông tin khác như liên kết dịch tễ học và phơi nhiễm khác” – South China Morning Post dẫn tuyên bố từ WHO.
Hiện các quốc gia Đông Nam Á đang phải “chiến đấu” với COVID-19 với gần 500 ca nhiễm, theo South China Morning Post. Các chuyên gia lo lắng số người nhiễm bệnh vẫn tiếp tục tăng.
Phun thuốc diệt muỗi ngừa bệnh sốt xuất huyết tại Philippines. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Thêm nữa, các quốc gia Đông Nam Á cũng phải “vật lộn” với các đợt bùng phát sốt xuất huyết. Cụ thể, cơ quan môi trường quốc gia Singapore nói rằng nước này ghi nhận 1.723 ca sốt xuất huyết trong năm tuần đầu năm 2020, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Mặc dù có nguy cơ lây nhiễm ở 129 quốc gia nhưng 70% trong đó chủ yếu là ở châu Á” – WHO cho biết trên trang web của mình. Theo ước tính của WHO, có khoảng 390 triệu ca mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới mỗi năm.
Cần xét nghiệm và chẩn đoán kỹ càng
Ông Lim cho biết bệnh sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra và đã có bộ dụng cụ xét nghiệm tương ứng nên việc xét nghiệm bệnh này dễ dàng hơn. Trong khi đó, đối với COVID-19, “hiện vẫn chưa có xét nghiệm tốt vì vẫn còn thiếu dụng cụ xét nghiệm, vì thế là tăng nguy cơ bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm thành sốt xuất huyết”.
Ông Lim cũng nhấn mạnh rằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm không bao giờ chính xác 100%.
“Chúng ta vẫn nên duy trì chỉ số nghi ngờ cao khi hình ảnh lâm sàng không phù hợp với kết quả xét nghiệm. Các phòng khám và bệnh viện theo dõi bệnh nhân và tiếp tục theo dõi họ sau khi chẩn đoán ban đầu” – ông Lim nói.
“Nếu các triệu chứng thay đổi và khác xa những gì chúng ta đang theo dõi thì buộc phải quay lại việc chẩn đoán lúc đầu và phải hỏi rằng còn thiếu điều gì nữa không” – ông Lim khẳng định.
Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thực hiện thao tác với bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 tại phòng thí nghiệm CBRNE ở Singapore. Ảnh: Bloomberg
Các tác giả của báo cáo nghiên cứu trên tạp chí The Lancet cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 với giá cả hợp lý.
“Chúng tôi nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải có các xét nghiệm chẩn đoán nhanh, chính xác và dễ tiếp cận đối với COVID-19 để bảo vệ sức khỏe cộng đồng” – bài báo cáo cho biết.
Ooi Eng Eong, Phó Giám đốc chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi của Khoa y Duke-NUS thuộc ĐH Singapore, nói rằng việc lựa chọn các phương pháp xét nghiệm phải được hướng dẫn từ các quy tắc y tế.
Theo PLO
Dịch Covid-19 ngày 11/3: Anh treo thưởng cho bất kỳ ai tình nguyện nhiễm Covid-19
Một trung tâm thí nghiệm tại Anh đã treo thưởng 3.500 bảng (khoảng 106 triệu đồng) cho bất kỳ ai tình nguyện nhiễm Covid-19, nhằm phục vụ quá trình điều chế vaccine của trung tâm này.
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Để độc giả nắm được những diễn biến quan trọng nhất liên quan đến dịch bệnh này trên thế giới và tại Việt Nam, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin trong các bản tin tổng hợp về dịch bệnh Covid-19 xuất bản vào các khung giờ 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày.
Tính đến 10h sáng 11/3, Việt Nam ghi nhận 34 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 16 trường hợp đã khỏi bệnh. Các tỉnh có người mắc gồm: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (04); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01); Hà Nội (04); Ninh Bình (01); Quảng Ninh (04); Lào Cai (02); Đà Nẵng (02); Huế (01); Quảng Nam (02); Bình Thuận (01).
Tỉnh Bình Thuận ghi nhận ca dương tính với Covid-19 đầu tiên vào chiều 10/3, đó là nữ bệnh nhân Đ.T.L.T (SN 1969, trú TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, bệnh nhân thứ 34 tại Việt Nam). Bà T. từng từ Việt Nam sang Mỹ (quá cảnh tại sân bay Incheon, Hàn Quốc), sau đó, bà từ Mỹ về Việt Nam (quá cảnh tại sân bay Doha, Qatar).
Ngay trong đêm 10/3, tỉnh Bình Thuận đã họp khẩn để triển khai ứng phó dịch. Theo báo cáo của Sở Y tế tính, khi trở về nước, nữ bệnh nhân 51 tuổi này đã tiếp xúc gần với tất cả 17 người, gồm: chồng, con, tài xế và nhân viên công ty vật liệu xây dựng. Tất cả những người này đang được cách ly và giám sát chặt chẽ.
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết tỉnh đã nâng mức báo động về dịch Covid-19 tại địa phương lên cấp 2 và đồng ý cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 11 đến 15/3.
PGS.TS. Trần Đắc Phu, chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, khi một người nghi nhiễm Covid-19 nên làm theo hai cách như sau:
Đến cơ sở y tế và không lo sợ khả năng lây lan của dịch vì thường các cơ sở y tế đảm bảo vô trùng và luôn bố trí phòng khám riêng cho bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) cho những đối tượng nghi nhiễm.
Gọi hotline Bộ Y tế đã công bố (số 19003228 và 19009095). Từ đó các chuyên gia, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể sao cho vừa đảm bảo sức khỏe cho người nghi nhiễm vừa tránh lây lan ra cộng đồng.
Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó tổng giám đốc TCT Cảng hàng không VN (ACV), kiêm Giám đốc CHK quốc tế Nội Bài cho biết, quy trình kiểm dịch ở sân bay là, khi hành khách xuống máy bay, đặc biệt là những chuyến bay quốc tế về từ vùng dịch, sẽ qua bộ phận kiểm dịch (thuộc Trung kiểm soát bệnh tật Hà Nội - CDC Hà Nội). Tại đây, cơ quan kiểm dịch y tế ngoài việc đo thân nhiệt, kiểm soát việc khai báo y tế.
Sau khi đi qua khâu kiểm dịch, hành khách sẽ tới bộ phận kiểm soát xuất nhập cảnh (Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, hành khách lấy hành lý ký gửi và ra về.
Người dân tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) đã tổ chức nghi lễ tiêu diệt "quỷ Covid-19". Theo đó, một thanh kiếm lửa khổng lồ sẽ đâm thẳng vào hình nộm con quỷ (biểu tượng của Covid-19), thiêu cháy nó từ đầu tới chân trong tiếng reo hò, cỗ vũ cuồng nhiệt của nhiều người tham gia.
Thứ trưởng Y tế Anh Nadine Dorries được xác định đã nhiễm Covid-19 và hiện đang phải cách ly. Giới chức y tế Anh hiện đang xác minh những người bà Dorries tiếp xúc trong thời gian gần đây. Bất cứ ai có dấu hiệu nhiễm virus sẽ được xét nghiệm.
Trung tâm thí nghiệm Queen Mary Biobucks Innovation ở Whitechapel, London, Anh đã treo thưởng 3.500 bảng (tương đương hơn 106 triệu đồng) cho bất kỳ ai tình nguyện nhiễm Covid-19, nhằm phục vụ quá trình điều chế vaccine của trung tâm này.
Các chuyên gia tại trung tâm sẽ tiến hành lây nhiễm cho 24 tình nguyện viên khỏe mạnh với các chủng 0C43 và 229E của virus Corona. Họ tin rằng thí nghiệm này có thể góp phần điều chế vaccine ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19
Ông Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York (Mỹ) tuyên bố phong tỏa thị trấn New Rochelle trong bán kính 1,6km, đồng thời huy động vệ binh quốc gia đến đảm bảo an ninh. Đây là ổ dịch nguy hiểm nhất của bang vì đã có 108 ca dương tính với Covid-19 trong tổng số 173 ca trên toàn bang.
Mattia (38 tuổi), bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 1 của Italia đã chính thức được xuất viện sau khi kết quả xét nghiệm âm tính. Truyền thông Italia gọi sự kiện này là một "chiến thắng nhỏ" trong cuộc chiến chống Covid-19 tại nước này.
Bộ trưởng Công nghiệp Italia - ông Stefano Patuanelli cho hay, sau lệnh phong tỏa toàn quốc với 60 triệu dân, chính phủ Italia sẽ phê duyệt khoản tài chính trị giá 10 tỷ euro (hơn 11 tỷ USD) dành cho các biện pháp chống lại sự bùng phát của Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
Dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Indonesia Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn số liệu của Bộ Y tế Indonesia cho biết từ đầu năm nay đến hết ngày 9/3, quốc gia này đã ghi nhận 100 trường hợp tử vong trên toàn quốc do dịch sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Cụ thể, Cơ quan Y tế tỉnh Đông Nusa Tenggara thông báo đã có 2.697 người đang phải...