Đồng Nai: Mỗi trường phải dạy ít nhất 2 nghề phổ thông
Sở GD&ĐT Đồng Nai yêu cầu mỗi trường THCS, THPT, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, Trung tâm GDTX phải tổ chức giảng dạy ít nhất 2 nghề phổ thông.
Nhà trường cho học sinh tự chọn đăng ký phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Sở sẽ có văn bản phê bình các đơn vị chỉ tổ chức một nghề phổ thông.
Giáo viên dạy nghề phải có bằng chuyên môn (ĐH, CĐ chuyên ngành) thuộc các nghề phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành; hoặc giáo viên Vật lý, Công nghệ đối với nghề Điện tử, Điện dân dụng; giáo viên Nữ công (giáo viên có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ sư phạm kỹ thuật) đối với nghề nấu ăn, thêu, cắt may; giáo viên Sinh học, Công nghệ đối với nghề trồng rừng, làm vườn, nuôi cá.
Ngôi trường vừa học vừa làm du lịch, kinh doanh Học sinh vừa học thêu, điêu khắc trên đá, vừa học tiếng Anh thật tốt để bán hàng cho khách du lịch nước ngoài những sản phẩm của bạn bè trong trường.
Giáo viên phụ trách giảng dạy nghề phổ thông phải có giáo án khi lên lớp. Tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị để giúp học sinh phát hiện và làm chủ kiến thức.
Đối với các tiết thực hành, giáo viên phải kiểm tra trước các trang thiết bị, khắc phục kịp thời; kiên quyết không đưa vào sử dụng những thiết bị đã hỏng, không đảm bảo an toàn cho học sinh.
Video đang HOT
Trước khi thực hành, thường xuyên lưu ý, nhắc nhở các em những qui định bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn lao động như: không đùa giỡn khi thực hành, tư thế thực hành đúng, trang phục gọn gàng… Sau khi kết thúc tiết thực hành cần rút kinh nghiệm trước tập thể lớp.
Ngoài việc tổ chức giảng dạy nội dung bài học và tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành; giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương hoặc kiểu bài…
Việc tổ chức học nghề của cấp THCS phải kết thúc chương trình trước ngày 30/6/2016 để đảm bảo công tác tổ chức đăng kí thi nghề phổ thông của học sinh.
Sở GD&ĐT lưu ý: Do đặc thù của đội ngũ giáo viên có chuyên môn đủ điều kiện làm giám khảo trong kì thi nghề thủ công theo quy chế tổ chức kì thi hiện hành, Sở chỉ tổ chức thi các nghề: Tin học văn phòng, Điện dân dụng , Trồng rừng, Làm vườn, Nuôi cá.
Theo Lập Phương/Giáo dục và thời đại
Ngôi trường vừa học vừa làm du lịch, kinh doanh
Học sinh vừa học thêu, điêu khắc trên đá, vừa học tiếng Anh thật tốt để bán hàng cho khách du lịch nước ngoài những sản phẩm của bạn bè trong trường.
Đó là mô hình trường học vừa học, vừa làm du lịch, vừa kinh doanh của trường Trung học cơ sở Tả Van, Sa pa.
Thầy Đỗ Văn Tân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sa Pa cho biết: "Trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Tả Van có lợi thế là nơi có thể làm du lịch, với dòng suối Mường Hoa đẹp như tranh.
Tả Van còn là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Mông, Dáy, Dao; có bãi đá cổ, ngôi nhà cổ, có nghề điêu khắc đá, thêu ren truyền thống, có nền văn hóa đa sắc... đang là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn trường phổ thông dân tộc bán trú Tả van để xây dựng mô hình nhà trường gắn với du lịch và kinh doanh".
9X bại liệt chạy đua đường trường bằng một chân Xiong Jun được mệnh danh là "Forrest Gump" của Trùng Khánh sau khi anh thực hiện hơn 20 cuộc đua marathon trên khắp Trung Quốc chỉ với một chân trái.
"Trước hết chúng tôi dựa vào nội lực và sau đó là tìm các nguồn lực khác. Đây là hành trình vô cùng gian nan,nhưng hứa hẹn rất nhiều triển vọng" - thầy Trần Xuân Thanh, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú Tả Van cho biết.
Trong thời gian ngắn, trường đã tổ chức được 3 tổ điêu khắc trên đá gồm 45 em; 1 tổ thêu ren 15 em và 1 lớp học tiếng Anh du lịch gồm 30 em.
Em Giàng Thị Khứ cho biết: "Em thêu chưa đẹp. Bạn Hạng Thị Súng thêu đẹp nhất. Bức thêu của bạn đã có du khách nước ngoài ghé qua trường mua. Điều này động viên chúng em rất nhiều".
Chúng tôi đến phòng trưng bày sản phẩm của các em học sinh. Rất nhiều quần áo, các bức thêu được trưng bày ở đây. Nhiều du khách dừng lại ngắm các họa tiết, các đường thêu và gật đầu mãn nguyện.
Tại phòng thực hành điêu khắc, các em Hạng A Páo, Hầu A Chua, Sùng A Dũng, Sùng A Chỉnh đang được thầy giáo Tấn Đình Thi- Giáo viên Mỹ thuật hướng dẫn cách bố cục, uốn lượn cho chữ mềm mại như rồng bay phượng múa.
"Mỗi tuần, các em được học 3 buổi chiều do các thầy cô giảng dạy. Ngoài ra các em còn được học ở các cơ sở sản xuất. Chúng tôi liên hệ và nhờ Nghệ nhân Đỗ Xuân Tựa hướng dẫn thêm về nghệ thuật thư pháp trên đá; Nghệ nhân Nông Thị Nghì hướng dẫn tổ thêu ren. Các em được các nghệ nhân cầm tay chỉ việc nên nhanh tiến bộ" - thầy Thanh chia sẻ.
Học tiếng Anh để giao tiếp với du khách nước ngoài đã khiến cho HS Tả Van hứng thú. Cô giáo Bùi Thị Nhung - GV tiếng Anh cho biết: "Do nhu cầu giao tiếp thường xuyên với du khách, nên chúng tôi chú trọng tạo môi trường đối thoại bằng tình huống giao tiếp và tổ chức các sê mi na nhỏ, trong đó cho các em soạn văn bản ngắn giới thiệu quê hương, nhà trường, gia đình và các sản phẩm các em làm.
Ngạc nhiên là các em HS người Mông sau thời gian học tập có thể giao tiếp với người nước ngoài, tiêu biểu là em Hạng A Này (9B) và Nông Thu Huyền (9A).
Theo Lê Văn Vỵ/ Infonet
Bí mật động trời trong chiếc túi xách hàng hiệu vợ được tặng Băng bó cho con xong, tôi quay ra cầm cái túi để xem có thể khắc phục, sửa chữa gì cho "tội lỗi" mà ông con vừa phá phách vì vợ tôi quý cái túi vô cùng, thế nhưng vừa lật miếng da túi chỗ chiếc gương vỡ, một tấm ảnh nhỏ được ép nhựa dẻo rơi ra khiến tôi choáng váng... Ảnh...