Đồng minh tức giận vì Mỹ cấm mua bán dầu Iran
Động thái mới nhất của Nhà Trắng đã châm ngòi cho những chỉ trích khác từ chính quyền Ankara, trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phải giải quyết sự bất ổn gia tăng trong nước.
Tháng 11 năm ngoái, Washington đã tái lập các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu hỏa Iran. Phần lớn các biện pháp trừng phạt của quốc tế đối với Teheran đã được dỡ bỏ đầu năm 2016 trong khuôn khổ Hiệp định Vienna ký vào năm 2015. Nhưng Tổng thống Donald Trump cho rằng hiệp định 2015, được ký dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama, là chỉ có lợi cho Teheran. Vậy nên vào năm ngoái ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định này.
Tuy vậy, Mỹ đã cấp quyền miễn trừ lệnh trừng phạt cho tám nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Hy Lạp để các quốc gia này có thể tiếp tục nhập dầu Iran thêm sáu tháng mà không bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ thông báo là kể từ ngày 2-5, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không cấp quyền miễn trừ trừng phạt cho bất cứ quốc gia nào đang nhập dầu của Iran, theo tờ Washington Post.
Hãng tin Reuters đưa tin ngày 23-4, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Mỹ, chỉ trích quyết định của Nhà Trắng và cho rằng quyết định đó không đảm bảo cho hòa bình và ổn định khu vực. Một số nhà phân tích lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chật vật để giảm nguồn cung dầu từ Iran, đặc biệt khi lãnh đạo nước này đang phải đối mặt với tình hình bất ổn chính trị, xã hội trong nước.
Từ trái sang: Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp báo ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2018. Ảnh: REUTERS
Kinh tế suy yếu, chính trị bất ổn
Video đang HOT
Ông Ahmet Davutoglu, cựu thủ tướng và đồng minh thân cận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, đã chỉ trích mạnh mẽ đảng Công lý và Phát triển (AKP) ngày 22-4 vì thành tích kém trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua. Đảng đối lập đã khiến ông Erdogan “choáng váng” khi chiến thắng ở thủ đô Ankara và TP Istanbul sau 25 năm AKP kiểm soát, theo The Guardian. Theo ông Davutoglu, các chính sách sai lầm của chính quyền Ankara là nguyên nhân chính gây ra sự biến động kinh tế hiện nay. Hơn nữa, việc đe dọa các nhà đầu tư khi dần phá bỏ những nguyên tắc thị trường tự do là một ngõ cụt cho sự phát triển đất nước.
Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu suy yếu trong quý cuối năm 2018 sau khi cuộc khủng hoảng tiền tệ đã xóa sạch 35% giá trị của đồng lira từ đầu năm. Các nhà đầu tư mất niềm tin vào việc ông Erdogan sẽ cho phép sự độc lập của ngân hàng trung ương, thâm hụt tài khoản quốc gia và lạm phát tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Washington cũng là một trong những nguyên nhân có thể giải thích cho sự suy yếu nói trên.
Ngày 22-4, giá trị đồng lira (so với đồng USD) đã suy giảm. Hãng tin CNBC cho biết tuần qua đồng lira đạt mức suy giảm kỷ lục trong sáu tháng khi AKP yêu cầu tổ chức lại bầu cử tại TP Istanbul.
Tỉ lệ thất nghiệp tháng 1-2019 đạt ngưỡng 14,7%, mức cao nhất trong một thập niên và có dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thậm chí việc chính phủ vẫn bị phân tâm bởi cuộc tranh cử có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. “Các cải cách thuế, kế hoạch để tăng dự trữ ngoại hối, sự minh bạch trong ngành tài chính và ổn định lạm phát mới là những điều chính quyền Ankara nên tập trung hiện nay” – hãng tin CNBC dẫn lời bà Shamaila Khan, chuyên gia đến từ quỹ AllianceBernstein.
Đối đầu Mỹ trong giao thương với Nga, Iran
Trong một phỏng vấn với tờ Kathimerini, thượng nghị sĩ Mỹ Bob Menendez đe dọa sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối giao máy bay F-35 nếu Ankara quyết mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ông Menendez còn nhấn mạnh Washington sẽ làm bất cứ việc gì để bảo vệ an ninh quốc gia, kể cả việc xem xét chuyển căn cứ quân sự của Mỹ từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp trong trường hợp mối quan hệ hai nước ngày càng xấu đi, theo hãng tin Sputnik.
Chính quyền Tổng thống Erdogan không những bất đồng với Mỹ trong vụ giao thương S-400 của Nga mà còn đối lập với những quyết định của Washington về Iran. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, quyết định Mỹ gọi Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của Iran là tổ chức khủng bố có thể dẫn đến bất ổn khu vực. Hơn nữa, ông Cavusoglu tin rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang gây hại cho người dân Iran.
“Hệ thống pháp luật quốc tế sẽ bị phá vỡ nếu chúng ta tiếp tục ghi tên quân đội nước khác vào danh sách khủng bố. Khi niềm tin bị phá vỡ, bất ổn chắc chắn sẽ xảy ra” – tờ The Washington Post dẫn lời ông Cavusoglu.
Mới đây, chính ông Cavusoglu cũng phản đối các áp đặt đơn phương từ Mỹ trong việc xây dựng mối quan hệ với nước láng giềng của Ankara. Chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố đầu tuần sẽ trừng phạt một số đồng minh quan trọng của Mỹ nếu các nước này tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran.
Thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này phụ thuộc nhập khẩu cho hầu hết nhu cầu năng lượng của mình và Iran là nhà cung cấp khí đốt, dầu mỏ chính. Gần 40% điện cung cấp trên toàn Thổ Nhĩ Kỳ là từ các nhà máy khí đốt.
Tuần trước, Ngoại trưởng Cavusoglu còn tuyên bố nước ông đang xem xét thiết lập các cơ chế thương mại với Iran để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ. Hãng tin Reuters cho biết ông Cavusoglu đang nhắc đến Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX). Đây là một kênh thanh toán đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) với Iran, tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại không sử dụng đồng USD.
Hai nước Iran và Iraq mở rộng giao thương
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố sẽ mở rộng giao dịch khí đốt và điện với nước láng giềng Iraq nhằm thúc đẩy thương mại song phương lên 20 tỉ USD, theo hãng tin Reuters. Tháng 3-2019, Mỹ đã cho phép miễn trừ trừng phạt 90 ngày đối với Baghdad để mua năng lượng từ Iran. Ông Rouhani còn bày tỏ hy vọng công việc xây dựng tuyến đường sắt nối liền hai nước sẽ bắt đầu trong thời gian sớm nhất. Dự án này cho thấy Teheran vẫn đóng một vai trò quan trọng ở Iraq bất chấp những nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Iran trong khu vực.
Theo PLO
Người Kurd: Các mối đe dọa của ông Erdogan chính là lời "tuyên bố chiến tranh"
Các đảng chính trị người Kurd Syria ở miền bắc nước này ngày 14-12 nói rằng, các mối đe dọa của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chính là lời tuyên bố về một chiến dịch quân sự mới ở phía đông Euphrates.
Các tay súng người Kurd ở Syria
Theo hãng tin Reuters, đảng chính trị lớn nhất của người Kurd đã gọi những lời đe dọa mới đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan như một lời tuyên bố chiến tranh.
"Tất cả các lực lượng ở phía bắc và phía đông Syria đã đồng ý về các chiến lược để sẵn sàng đối đầu với sự xâm lược trắng trợn này của Thổ Nhĩ Kỳ", thông báo được ký bởi các đảng phái người Kurd chính của Syria và các nhóm đồng minh khác và được phát đi hôm 14-12.
Trước đó, hồi đầu tuần, Tổng thống Erdogan tuyên bố quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị khởi động một chiến dịch quân sự quy mô lớn để quét sạch các tay súng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), mà nhà lãnh đạo Ankara coi là "các phần tử khủng bố" ở phía đông Euphrates.
Chính quyền Ankara đã gán cho cả YPG và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) là các tổ chức khủng bố, bất chấp họ có mối quan hệ của họ với liên minh quân sự chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu ở Syria.
Theo Tintuc
Tổng thống Erdogan thách thức Mỹ ngay tại Liên Hiệp Quốc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua khí đốt tự nhiên từ Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại New York ngày 25/9. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc họp thường...