Đồng minh Trump tính ‘lật kèo’ bầu cử ở quốc hội
Một nhóm nghị sĩ Cộng hòa lên kế hoạch đảo ngược bầu cử bằng cách thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri ở quốc hội, theo NYTimes.
Nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks đang dẫn dắt một nỗ lực cuối cùng của nhóm nghị sĩ nhằm đảo ngược kết quả bầu cử bằng cách thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn trong phiên kiểm phiếu ở quốc hội hôm 6/1, NYTimes hôm 13/12 đưa tin.
Theo đó, chiến lược của nhóm đảng viên Cộng hòa trung thành với Tổng thống Donald Trump này là không chấp thuận phiếu đại cử tri của Arizona, Pennsylvania, Nevada, Georgia và Wisconsin, các bang chiến trường đã chứng nhận Joe Biden chiến thắng phiếu phổ thông. Đây cũng là những bang chiến dịch cùng đồng minh của Trump liên tục tố gian lận bầu cử.
“Theo Hiến pháp, chúng tôi có vai trò cao hơn Tòa án Tối cao hay bất kỳ thẩm phán bang hoặc liên bang nào. Những điều chúng tôi nói chính là phán quyết cuối cùng”, Brooks nói trong cuộc phỏng vấn với NYTimes.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: Nhà Trắng.
Video đang HOT
Đại cử tri đoàn, với tổng cộng 538 đại cử tri, từ 50 bang và thủ đô Washington hôm nay sẽ bỏ phiếu trực tiếp bầu tổng thống. Kết quả bỏ phiếu của đại cử tri sẽ được gửi tới quốc hội, nơi Phó tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ chủ trì phiên kiểm phiếu vào trưa 6/1/2021.
NYTimes nhận định nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử của các thành viên đảng Cộng hòa sẽ đặt Phó tổng thống Pence, theo hiến pháp có nhiệm vụ tuyên bố người giành chiến thắng, vào tình thế khó khăn.
“Vai trò của Phó tổng thống trong quá trình chuyển giao quyền lực là điều mà mọi người chưa bao giờ chú trọng và cũng không nghĩ đến. Tuy nhiên, với Tổng thống Donald Trump, có lẽ mọi người phải tính tới mọi khả năng”, Gregory Craig, luật sư Nhà Trắng dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, nhận định.
Trong phiên họp toàn thể quốc hội ngày 6/1, Phó tổng thống Pence có thể không muốn tuyên bố Biden là người chiến thắng, nhưng nếu đưa ra quyết định trái ngược với kết quả bỏ phiếu của đại cử tri, tương lai chính trị của ông hậu Nhà Trắng sẽ bị đe dọa.
Theo Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri năm 1887, các nghị sĩ quốc hội có thể nộp đơn thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri. Thách thức này phải được trình bày bằng văn bản, có chữ ký của ít nhất một hạ nghị sĩ và một thượng nghị sĩ.
Đến nay vẫn chưa có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào tuyên bố sẽ ủng hộ kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử của Brooks. Hai thượng nghị sĩ Ron Johnson và Rand Paul chỉ thông báo họ “cởi mở” với nỗ lực này.
Tuy nhiên, ngay cả khi nỗ lực thách thức kết quả của nhóm nghị sĩ Cộng hòa thành công, nó vẫn cần được Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát chấp thuận. Đây được coi là một kịch bản gần như không thể xảy ra.
Toàn bộ 50 bang và thủ đô Washington hôm 9/12 đã chứng nhận kết quả bầu cử, trong đó Joe Biden được dự đoán giành 306 phiếu đại cử tri và Tổng thống Donald Trump chỉ giành 232 phiếu. Các lá phiếu đại cử tri đoàn hôm nay sẽ vô hiệu hóa mọi nỗ lực pháp lý thách thức kết quả bầu cử.
Hillary Clinton chê nghị sĩ Cộng hòa 'yếu đuối'
Bà Clinton cho rằng những nghị sĩ Cộng hòa "hùa theo" cáo buộc gian lận bầu cử thiếu căn cứ của Trump là "yếu đuối".
"Kết quả cuộc bầu cử không quá sít sao. Không có bằng chứng gian lận. Các bang đều công nhận kết quả", bà Hillary Clinton viết trên Twitter ngày 10/12. "Dù vậy Trump vẫn nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử bất chấp hệ lụy đối với nền dân chủ".
"Hoàng đế chẳng có bộ quần áo nào cả", bà Clinton viết tiếp, nhắc đến chuyện cổ tích "Bộ quần áo mới của hoàng đế", nơi quần thần không dám nói gì khi nhà vua trần truồng đi diễu hành, vì lo sợ bị chê là ngu ngốc. "Những người Cộng hòa được bầu tiếp tục hùa theo Trump đúng là yếu đuối".
Hillary Clinton phát biểu qua video tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ hôm 19/8. Ảnh: AP .
Hillary Clinton chia sẻ dòng tweet trên sau khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Ủy ban Liên hiệp Quốc hội Mỹ về Lễ nhậm chức (JCCIC) bác nghị quyết do phe Dân chủ đề xuất công nhận Biden là Tổng thống đắc cử. Tờ Washington Post tuần trước đưa tin 88% nghị sĩ đảng Cộng hòa không chịu thừa nhận ai là người thắng trong cuộc bầu cử.
17 tổng chưởng lý phe Cộng hòa đang ủng hộ vụ kiện của bang Texas lên Tòa án Tối cao Mỹ, đòi các thẩm phán hủy 62 phiếu đại cử tri mà Biden thắng tại 4 bang chiến trường Michigan, Georgia, Pennsylvania và Wisconsin.
Trump cũng tham gia vào vụ kiện. Tổng thống Mỹ chia sẻ trên Twitter ngày 10/12 rằng "Tòa án Tối cao có cơ hội cứu đất nước khỏi cuộc bầu cử bị lạm dụng nhất từ trước đến nay trong lịch sử Mỹ".
Trước đó, chiến dịch Trump cũng tiến hành nhiều vụ kiện tại một số bang Biden thắng. Tuy nhiên, các thẩm phán đã bác phần lớn đơn kiện do các luật sư của Trump không cung cấp được bằng chứng cụ thể.
Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng hồi năm 2016, Trump cũng từng bày tỏ lo ngại rằng có gian lận trong bầu cử theo hướng chống lại ông. Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng trước bà Clinton, ông không còn đề cập đến các cáo buộc này nữa.
Bị tòa án 6 bang "phũ", luật sư của ông Trump buông lời bất cần Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông Trump, tuyên bố rằng con đường dẫn tới chiến thắng tái đắc cử của ông Trump không liên quan tới các tòa án khi các thẩm phán ở 6 bang đã giáng một đòn nặng vào nỗ lực của Tổng thống Mỹ đương nhiệm nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Rudy Giuliani, luật sư riêng...