Đồng minh Tổng thống Trump bị bắt vì cản trở pháp lý trong vụ điều tra Nga
Ông Roger Stone bị cáo buộc nhiều lần liên hệ với WikiLeaks thông qua trung gian để có được những email bị đánh cắp từ phe Dân chủ trong mùa bầu cử năm 2016 tại Mỹ.
Roger Stone, một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bị bắt hôm 25/1 với các cáo buộc về tội cản trở pháp lý, mua chuộc nhân chứng và khai man, theo văn phòng công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Ông Stone, 66 tuổi, là nhà tư vấn chính trị, vận động hành lang và chiến lược gia có tiếng tại Mỹ.
Theo Guardian, cáo trạng nói rằng ông đã nhiều lần nỗ lực liên hệ với WikiLeaks thông qua một trung gian để có được tài liệu bị đánh cắp từ Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và ban vận động tranh cử của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Sau đó, ông đã chuyển thông tin về tài liệu này cho đội ngũ của ông Trump, đối thủ của bà Clinton trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Ông Roger Stone là đồng minh lâu năm của Tổng thống Trump. (Ảnh: Getty)
Theo phát ngôn viên của ông Mueller, người phụ trách cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, ông Stone bị bắt tại bang Florida của Mỹ. Ông sẽ ra tòa cùng ngày tại thành phố Fort Lauderdale thuộc bang này.
Video đang HOT
Cáo trạng của ông Mueller nói rằng trong mùa hè 2016, ông Stone đã trao đổi với các nhân vật cấp cao trong ban vận động tranh cử của ông Trump về WikiLeaks và “thông tin nó có thể nắm giữ mà sẽ gây tổn hại cho chiến dịch của bà Clinton”.
Cáo trạng cũng nêu ông Stone, cố vấn chính trị lâu năm của ông Trump, đã “nhiều lần khai man” về những tương tác của ông liên quan đến WikiLeaks. Ông cũng được cho là đã “phủ nhận một cách sai trái việc có những ghi chép chứa đựng bằng chứng về những tương tác này”. Ngoài ra, ông còn bị cáo buộc đã “nỗ lực thuyết phục một nhân chứng đưa ra lời khai sai sự thật và giấu các điều tra viên thông tin có liên quan”.
Cáo trạng nêu khoảng ngày 4/10/2016, người đứng đầu WikiLeaks, Julian Assange, “đã tổ chức họp báo nhưng không công bố bất cứ tài liệu nào gây hại cho chiến dịch của bà Clinton”. Không lâu sau, ông Stone nhận được email từ một nhân vật cấp cao trong đội ngũ tranh cử của ông Trump hỏi về hiện trạng của những tài liệu mà WikiLeaks sẽ công bố trong tương lai.
Khoảng ngày 7/10/2016, WikiLeaks “công bố những bức thư đầu tiên bị đánh cắp từ chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton (John Podesta)”. Ngay sau đó, một nhân vật cấp cao trong đội ngũ tranh cử của ông Trump gửi tin nhắn cho ông Stone và nói “làm tốt lắm”.
Dù ông Stone không có vị trí chính thức trong ban vận động tranh cử của ông Trump, ông có lẽ là cố vấn chính trị phi chính thức làm việc lâu nhất với tổng thống Mỹ. Hai người có mối quan hệ gắn bó trong hợp một thập kỷ.
Ông Stone là nhân vật gây tranh cãi trong giới chính trị gia đảng Cộng hoa, bắt đầu từ những năm 1970, khi ông làm việc trong ủy ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Richad Nixon.
Nguồn: Zing News
Những thách thức pháp lý bủa vây ông Trump
Các cuộc điều tra về những thanh toán tiền điện tử trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2016 và mối quan hệ giữa những người đứng đầu chiến dịch tranh cử tổng thống Trump với Nga "thống trị" những thách thức pháp lý đang bủa vây ông chủ Nhà Trắng.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump còn hứng chịu những tai ương pháp lý khác. Ở New York và Washington, danh sách các câu hỏi về ông Trump đang được mở rộng - bất kỳ điều nào trong số đó có thể gây đau đầu cho vị tổng thống vốn luôn khó đoán định này.
Lễ nhậm chức của Donald Trump đã phá vỡ một kỷ lục gây quỹ - và chính điều đó gây ra vấn đề pháp lý đau đầu cho ông chủ Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images
Lễ tuyên thệ nhậm chức năm 2017
Mới đây, tờ WSJ đưa tin, Ủy ban phụ trách lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Trump hồi tháng 1-2017 đang bị điều tra tội phạm liên bang. Theo nguồn tin, Ủy ban này nhận số tiền tài trợ kỷ lục 107 triệu USD, gồm 14 triệu USD từ những người làm việc cho các Cty chứng khoán và đầu tư, và gần 10 triệu USD từ những ông lớn trong lĩnh vực bất động sản. Tổng số tiền gần gấp đôi so với người tiền nhiệm Barack Obama năm 2009. Ủy ban điều tra đang xem xét số tiền trên đã được sử dụng như thế nào và liệu những người ủng hộ có tìm cách tiếp cận với chính quyền mới hay không. Một báo cáo của ProPublica cho thấy những quan ngại về việc khách sạn quốc tế Trump ở Washington đã nâng giá tiền phòng, bữa ăn và các phương tiện cung cấp cho Ủy ban phụ trách lễ tuyên thệ của ông Trump, một động thái có thể vi phạm luật thuế.
Ảnh hưởng từ nước ngoài
Những trọng tâm cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller là tìm kiếm bất kỳ mối quan hệ nào giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhưng theo các báo cáo, cuộc điều tra đã mở rộng về sự liên quan của các nước khác. Theo tờ Daily Beast, "giai đoạn 2" của cuộc điều tra sẽ bắt đầu vào năm 2019 và gồm các hồ sơ của tòa án - và các bản cáo trạng có thể - phác thảo các mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Saudi Arabia, Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Cơ quan điều tra cũng được cho là đang tìm hiểu liệu các nhóm ủng hộ ông Trump có nhận tiền từ nước ngoài trong chiến dịch tranh cử năm 2016 hay không. Saudi Arabia, UAE và Qatar nằm trong tầm ngắm. Tổng thống Trump đã gọi toàn bộ cuộc điều tra của ông Mueller là "cuộc săn phù thủy" và chắc chắn sẽ phản đối kịch liệt bất kỳ việc điều tra mở rộng nào.
Khách sạn Trump và Quỹ Trump
Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, Tổng thống Trump tuyên bố các Cty của ông ủng hộ tất cả khoản thu nhập từ chính phủ nước ngoài cho Kho bạc Mỹ. Tháng 3-2017, tổ chức Trump Organization góp 151.470 USD lợi nhuận từ nước ngoài cho kho bạc nhưng không cho biết thêm thông tin cụ thể. Đây là thủ tục cần thiết để tránh vi phạm điều khoản trong Hiến pháp, vốn nghiêm cấm các quan chức liên bang nhận quà tặng hoặc tiền từ nước ngoài trước khi có sự đồng thuận của Quốc hội. Tuy nhiên, vào tháng 6, Văn phòng Tư pháp quận Columbia và Maryland cáo buộc Tổng thống Trump tiếp tục thu lợi nhuận từ chi tiêu tại các khách sạn của ông, đặc biệt là khách sạn Trump. Dù thách thức pháp lý này đã lắng dịu nhưng phe Dân chủ lại một lần nữa yêu cầu điều tra vụ việc này. Trong khi đó, quỹ từ thiện Trump của ông chủ Nhà Trắng cũng đang bị điều tra. Khó khăn của ông Trump hiện nay là các giới chức điều tra hiện đang tìm cách yêu cầu tổng thống bồi thường gần 3 triệu USD, cùng với nhiều hình phạt khác như cấm ông trong vòng 10 năm không được đứng đầu bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào ở New York và áp lệnh cấm tương tự một năm đối với 3 người con lớn nhất của ông.
Những khoản tiền để "bịt miệng"
4 nguy cơ pháp lý tiềm tàng trên không gây chú ý bằng những khoản tiền "bịt miệng" này. Mới đây, luật sư riêng của ông Trump, Michael Cohen đã dàn xếp các khoản tiền "bịt miệng" 2 phụ nữ nói về mối quan hệ tình dục với ông Trump. Là một phần của thỏa thuận bào chữa với các công tố viên liên bang ở New York, ông thừa nhận cáo buộc vi phạm luật tài chính tranh cử. Trong hồ sơ tòa án và các tuyên bố sau đó, ông Cohen đã nói hành động theo chỉ đạo của ông Trump - điều mà tổng thống đã kịch liệt phủ nhận.
Sự can thiệp của Nga
Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và các mối quan hệ có thể xảy ra với chiến dịch này vẫn là vấn đề pháp lý gây chú ý nhất. Ông Cohen mới đây giúp sức cho các nhà điều tra khi xác nhận các cuộc đàm phán về liên doanh bất động sản trị giá nhiều triệu USD ở Moscow vẫn diễn ra cho đến mùa bầu cử tổng thống 2016 và bao gồm cả các mối liên hệ với giới chức Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn khẳng định ông không câu kết với Nga và cho rằng, cuộc điều tra là âm mưu của đảng Dân chủ.
KHẢ ANH
Theo cadn.com.vn
Ông Trump thừa nhận con trai gặp gỡ phía Nga trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 6/8 thừa nhận con trai ông đã gặp gỡ với phía Nga tại Tháp Trump năm 2016 trong chiến dịch tranh cử của ông nhằm thu thập thông tin bất lợi liên quan đến đối thủ ở đảng Dân chủ Hillary Clinton. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Theo Reuters, trong dòng trạng thái đăng...