Động lực nào để Bitcoin phá cản 42.000 USD, đảo ngược chu kỳ giảm giá?
Đà tăng giá mạnh nhất kể từ chu kỳ giảm giá cuối tháng 5 đang khiến nhà đầu tư Bitcoin khấp khởi mừng thầm về ngày trở lại.
Tháng 6 đỏ lửa khiến các nhà đầu tư tiền ảo ‘tay lạnh chân run’ khi Bitcoin tiến sát mốc 30.000 USD, có thời điểm tưởng chừng như sẽ phá vùng đáy cũ để tiến về mốc 20.000 USD trong dài hạn.
Tuy nhiên, cơn mưa rào đầu tiên của mùa hạ đã đến đúng vào thời khắc đen tối nhất, mở đầu bằng việc El Salvador là quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin là tiền hợp pháp.
Đà giảm của Bitcoin đã được rà phanh, nhưng thị trường cuối tuần qua tiếp tục chứng kiến một đợt sụt giá do các vấn đề về tính thanh khoản và khả năng xoay sở dòng vốn của các nhà đầu tư khi ngân hàng không làm việc vào ngày cuối tuần.
Sau tất cả, Elon Musk lại xuất hiện để thao túng tiền ảo bằng một dòng tweet hôm 14/6. Nhờ đó, Bitcoin đã tăng tới 12,5% trong một ngày để tiến gần ngưỡng 40.000 USD, đà tăng mạnh nhất kể từ chu kỳ giảm (downtrend) cuối tháng 5.
Động lực nào để Bitcoin tăng giá và đảo ngược chu kỳ giảm này?
Cá mập mua vào
Trong một thị trường tiền ảo nơi nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) và nỗi sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ (FUD) vẫn còn ngự trị, mọi động thái của cá mập sẽ lái bầy cá con theo hướng dòng nước đã vạch sẵn.
Video đang HOT
Cá mập Elon Musk đã nhiều lần làm vậy với chỉ một dòng tweet. Việc Tesla cân nhắc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin chính là cơ sở để tạo ra niềm tin dài hạn cho các nhà đầu tư. Nhưng trong ngắn hạn thì sao?
Trong cùng ngày, MicroStrategy của cá mập Michael Saylor thông báo đã hoàn tất việc huy động gần 500 triệu USD từ trái phiếu để đầu tư vào tiền ảo. Sau đó một ngày, công ty này tiếp tục hé lộ dự định bán 1 tỷ USD từ cổ phiếu hiện có để mua vào Bitcoin. Hiện tại, MicroStrategy đang giữ 92.079 Bitcoin mà tương đương 3,6 tỷ USD ở mức giá hiện tại.
Từ đó, dữ liệu phân tích on-chain (trên các chuỗi khối) của Glassnode chỉ rằng các thợ đào lẫn nhà đầu tư đang ôm vào nhiều Bitcoin hơn bao giờ hết (ảnh trên). Một chỉ dấu cho thấy mùa xuân của chu kỳ tăng giá có thể đang tới gần.
Giảm lực cản
Cuối tuần qua, tin tức quan trọng nhất được giới thợ đào chú ý là các mỏ đào Bitcoin đã đạt được sự đồng thuận để cập nhật Taproot vào khoảng tháng 11/2021. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, Bitcoin mới lại có một bản cập nhật mang tính cách mạng với thị trường.
Sự kiện này đến đúng vào thời điểm các mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc bị trấn áp, làm giảm công suất đào xuống còn khoảng 13 EH/s so với thời điểm lập đỉnh 21 EH/s hồi tháng 3, theo dữ liệu từ BTC.com.
Điều này cho thấy một tác động tích cực đến từ việc Trung Quốc mạnh tay trấn áp tiền ảo, giúp giảm tầm ảnh hưởng của các thợ đào ở đại lục và đẩy nhanh sự đoàn kết của các mỏ đào tiến tới trung hòa carbon cho hoạt động khai thác Bitcoin.
Một khi các tin tức xấu từ Trung Quốc đã không còn đáng sợ như thời điểm giữa tháng 5, thời điểm để các tin tốt đến cùng lúc sẽ là phát súng báo hiệu thời kỳ tăng giá trở lại.
Sắc xanh đã trở lại toàn thị trường, nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là nó kéo dài trong bao lâu.
“Khi thị trường không trong giai đoạn hưng phấn sẽ chỉ có Bitcoin là tạo niềm tin bền vững và an toàn cho cả cá con và các tổ chức, bởi Bitcoin gần giống như bản vị cho toàn thị trường. Khi thấy bất an, nếu chưa thoát ra stablecoin (tiền ảo ngang giá USD) người ta cũng sẽ nhảy sang Bitcoin.
Một số người đu đỉnh chia tài khoản do altcoin (tiền ảo khác ngoài Bitcoin) cũng sẽ tìm cách tái cơ cấu tài khoản, nhảy sang Bitcoin để yên tâm có thể chờ đến vài năm để ‘về bờ’ mà không lo bị bốc hơi hoàn toàn tài khoản như một số altcoin mới đầy rủi ro do họ chỉ dự định đầu tư trong ngắn hạn mà thôi”, nhà đầu tư Hoàng Tú Linh nhận định.
Tính đến chiều ngày 15/6, giá Bitcoin đang dao động ở quanh mốc 40.000 USD với vốn hóa toàn thị trường là khoảng 1.740 tỷ USD.
Cảnh sát Malaysia đột kích 7 mỏ đào Bitcoin trái phép
Chính quyền Malaysia đã tịch thu dàn "trâu cày" Bitcoin do sử dụng năng lượng trái phép từ công ty điện lực địa phương.
Theo The Star , cảnh sát Malaysia đã thu giữ 441 máy khai thác Bitcoin, giá trị khoảng 44.000 USD trong cuộc đột kích vào 7 cơ sở ăn cắp điện để khai thác tiền mã hóa. Ngoài dàn "trâu cày", 4 nghi phạm cũng bị bắt giữ.
Soffian Santong, Phó cảnh sát George Town, bang Penang cho biết lực lượng chức năng quận, sở điều tra tội phạm tiểu bang và công ty điện lực Tenaga Nasional đã phối hợp thực hiện 4 cuộc đột kích các "trại đào" Bitcoin, diễn ra từ 23h30 10/6 đến 3h 11/6 (giờ địa phương).
Hàng trăm máy đào Bitcoin bị cảnh sát Malaysia tịch thu do ăn cắp điện trái phép.
Chiến dịch đột kích diễn ra sau khi cảnh sát thẩm vấn 4 nghi phạm bị bắt từ 3 đợt truy quét trước đó tại Jelutong. Họ khai rằng chỉ là lao công dọn dẹp, mới làm việc được 2 tháng.
Ngoài dàn "trâu cày" Bitcoin, cảnh sát còn tịch thu 4 máy tính, 11 router mạng, 4 modem và 10 chiếc quạt. Ông Santong cho biết những cuộc đột kích đều tìm thấy bằng chứng về việc tiêu thụ nguồn điện trái phép.
Tenaga Nasional ước tính thiệt hại từ hoạt động ăn cắp điện để đào coin trong 2 tháng qua là hơn 100.000 USD. Kẻ chủ mưu đang được cảnh sát truy tìm.
Hồi đầu năm, CoinDesk đưa tin cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 7 "thợ đào" Bitcoin vì ăn cắp lượng điện trị giá hơn 2 triệu USD để khai thác tiền mã hóa.
Tác động đến nguồn năng lượng khi khai thác Bitcoin là vấn đề khiến nhiều nước đau đầu. Tại Trung Quốc, Cơ quan Quản lý Năng lượng tỉnh Vân Nam vừa thông báo sẽ xử phạt hành vi sử dụng điện trái phép của các thợ đào Bitcoin. Nội Mông và Tân Cương cũng ban hành lệnh cấm tương tự. Trong khi đó, tỉnh Tứ Xuyên đang giám sát chặt chẽ hoạt động của các mỏ đào.
Thợ đào không còn mặn mà với Bitcoin Việc Trung Quốc mạnh tay với khai thác và giao dịch Bitcoin đã ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Chiến dịch xóa sổ tiền điện tử ở Trung Quốc diễn ra trong hơn 2 tuần qua. Kể từ ngày 21/5, khi Trung Quốc tuyên bố cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, mức giá của đồng tiền mã hóa...