Động lực duy trì ổn định và nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục
Cử tri thành phố Hải Phòng đề nghị thực hiện hình thức xét tốt nghiệp THPT, HS nào có nhu cầu thì tham gia kỳ thi ĐH, nhằm giảm gánh nặng việc học, thi cử cho học sinh, tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.
Ảnh minh họa/INT
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Vấn đề không tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được đặt ra nhiều lần từ nhiều năm trước, ngay cả khi xây dựng Luật Giáo dục năm 2019. Nhìn lại quá trình giáo dục ở bậc phổ thông nước ta hiện nay, chúng ta không có kỳ thi tốt nghiệp bậc học tiểu học và trung học cơ sở. Chỉ khi kết thúc lớp 12 thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Do đó, kết quả của kỳ thi này rất quan trọng, được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau: Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Vì những lý do này, việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005, năm 2009 và tiếp tục được giữ nguyên trong Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 năm 2019.
Video đang HOT
Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thì sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT và tỷ lệ này có thể cao tùy theo chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh các địa phương, các nhà trường, tương ứng với điều kiện kinh tế – xã hội và điều kiện giáo dục của từng vùng miền.
Việc phân hóa nêu trên rất có ý nghĩa cho công tác quản lý giáo dục, tạo động lực để chất lượng giáo dục được duy trì ổn định và nâng cao không ngừng (không có điểm dừng của chất lượng giáo dục). Thêm nữa, với đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, nếu không tổ chức một kỳ thi kết thúc bậc học THPT sẽ không tạo động lực học tập tích cực, thậm chí sẽ có một bộ phận nhỏ học sinh phổ thông không học (không thi, không học).
Với các lý do trên, việc học sinh tham gia kỳ thi cuối cùng khi kết thúc 12 năm học tập ở bậc phổ thông được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả vào nhiều mục tiêu khác nhau như đã nói ở trên là cần thiết.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo vừa "hồng" vừa "chuyên"
Trong bối cảnh ngành giáo dục đang đổi mới căn bản, toàn diện thì một trong những yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là chất lượng của đội ngũ các thầy, cô giáo.
Trước yêu cầu của thực tiễn, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh xác định công tác xây dựng được đội ngũ nhà giáo vừa "hồng", vừa "chuyên" là nền tảng vững chắc tiếp thêm động lực giúp tỉnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nhà giáo ưu tú Đồng Thị Thanh Hương, Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Hạ Long hướng dẫn học sinh làm bài tập Toán, tháng 4/2021.
Tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, cô giáo Ngô Thị Thái (SN1987), Trường Tiểu học Hạ Long đã có chuyên môn rất vững vàng, luôn say mê với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Nhờ tích hợp nhiều trò chơi trong quá trình giảng bài, các tiết học của cô Thái luôn lôi cuốn học sinh.
Với nhiều sáng kiến trong giảng dạy, cô Thái trở thành tấm gương sáng để đồng nghiệp, học trò noi theo. 4 năm gần đây cô luôn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Nhiều năm liền, cô được công nhận giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi cấp thành phố, hai lần được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh các năm học 2016-2017 và 2020-2021. Năm 2020, cô Thái được tôn vinh là nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp tỉnh.
Cô giáo Ngô Thị Thái chia sẻ: Tôi luôn mong muốn có được những tiết học hay, tạo hứng thú cho học sinh. Vì thế, bản thân luôn chủ động tìm hiểu các phần mềm mới để ứng dụng trong soạn giảng, kiểm tra, đánh giá. Các tiết học khi được ứng dụng CNTT thì bổ trợ hiệu quả hơn cho cả giáo viên và học sinh.
Cô giáo Ngô Thị Thái, Trường Tiểu học Hạ Long luôn say mê với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Ảnh chụp cô Thái hướng dẫn học sinh lớp 4A5 sử dụng máy tính bảng.
Cống hiến cho sự nghiệp trồng người, những năm qua, lớp lớp các thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực khẳng định bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, không chỉ giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi học sinh. Nhiều tấm gương nhà giáo có thành tích tốt, chuyên môn giỏi hoặc có hoàn cảnh khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên trong giảng dạy được ngành giáo dục tỉnh quan tâm, biểu dương, nhân rộng, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò và đồng nghiệp.
Giáo viên Trường THCS Nam Hải, TP Cẩm Phả sinh hoạt chuyên môn, tháng 4/2021.
Còn nhà giáo ưu tú Đồng Thị Thanh Hương, Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Hạ Long, tâm sự: Năm 2021, tôi vinh dự là một trong 9 nhà giáo của tỉnh được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Đây vừa là niềm vui, niềm tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm, đòi hỏi bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc dạy học.
Theo Sở GD&ĐT, những năm qua, ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên đáng kể. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành ở bậc học mầm non, phổ thông hiện có 20.603 người, với 5 tiến sĩ và 844 thạc sĩ.
Qua 15 đợt xét tặng, tỉnh Quảng Ninh đã có 114 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Nhờ sự dìu dắt của các thế hệ nhà giáo, chất lượng giáo dục của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước ở tất cả các cấp học, bậc học, ở giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Nổi bật, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, toàn tỉnh có 220 học sinh đạt điểm giỏi vào hệ chính quy các trường đại học.
Nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang đặt lên vai đội ngũ nhà giáo trong tỉnh những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn trong dạy học và giáo dục. Để đội ngũ giáo viên hội tụ cả đức và tài thì công tác bồi dưỡng giáo viên, phải chú trọng đến cả hai mặt kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, hướng tới mục tiêu tất cả vì học sinh thân yêu.
Chắc chắn, với sự tận tâm, nỗ lực, đội ngũ nhà giáo của tỉnh sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến trong sự nghiệp trồng người, giúp các thế hệ học trò tiếp tục trưởng thành, thành tài, góp phần xây dựng Quảng Ninh và đất nước phát triển.
Vĩnh Phúc triển khai CT GDPT mới: Giải bài toán thiếu giáo viên như thế nào? Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Do vậy, khi triển khai Chương trình GDPT mới, đội ngũ giáo viên cần được bổ sung đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu. Giờ học của cô và trò Trường THCS Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Thiếu giáo viên diễn ra phổ biến Theo báo...