Dòng họ hiếu học đầu tiên của bản người Tày
Men theo dòng sông Chảy hiền hòa thơ mộng của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đến với xã Nghĩa Đô – Một lòng chảo giữa bao quanh núi non trùng điệp. Vùng quê này đang ngày càng sáng lên bởi truyền thống hiếu học đã được duy trì và phát huy từ lâu đời. Trong truyền thống quý báu ấy, dòng họ Ma – dòng họ của bản người Tày là một dòng họ đã và đang phát huy truyền thống ấy.
Vùng quê này đang ngày càng sáng lên bởi truyền thống hiếu học
đã được duy trì và phát huy từ lâu đời
Sinh ra và lớn lên trong dòng họ Ma của Nghĩa Đô, ông Ma Kim Cư – Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô vui mừng cho biết: “Hiện xã có 90 gia đình với gần 400 khẩu mang họ Ma, sống tập trung ở các thôn Bản Rịa, Bản Hốc, Nà Khương, Nà Uốt, Nà Đình…”. Thời Pháp thuộc, gần như 100% dân số của Nghĩa Đô mù chữ. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, mang lại cho người dân Nghĩa Đô một cuộc đời mới. Đi kèm với tự do, có đủ cơm ăn áo mặc, người dân được học hành. Thời điểm đó, phong trào xóa giặc đói, diệt giặc dốt được phát động sâu rộng trên cả nước, Nghĩa Đô là một trong những địa phương thực hiện nghiêm túc phong trào này. Dòng họ Ma cũng tích cực tham gia, vận động con cháu đến trường học chữ. Vì thế, dòng họ có 60 người thì hơn 40 người biết chữ. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, dù vừa phải sản xuất lao động xây dựng quê hương, vừa cử người ra tiền tuyến nhưng họ Ma vẫn say mê học tập. Những năm ấy, tất cả con em trong họ đều được phổ cập tiểu học.
Năm 2008, huyện Bảo Yên quyết định xây dựng phong trào dòng họ hiếu học. Đầu tháng 10-2008, phong trào xây dựng dòng họ hiếu học đã được phát động ở Nghĩa Đô. Ông Cư không giấu được niềm tự hào: “Năm 2009, họ Ma có 17 người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trong đó có 8 người học đại học, 9 người học cao đẳng, hơn 70 em học trung học phổ thông, gần 100% các em trong độ tuổi được phổ cập trung học cơ sở”. Ông cho biết thêm, nhờ tích cực học tập và đạt thành tích cao, cuối năm 2008, huyện Bảo Yên chính thức công nhận họ Ma là dòng họ hiếu học nhất huyện. Riêng năm 2009, cả xã Nghĩa Đô có 7 người đỗ đại học thì họ Ma có 4 người.
Video đang HOT
Hiện nay, dòng họ Ma tiếp tục vận động con cháu trong họ tộc vượt mọi khó khăn để đi học, dòng họ cũng xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài để thưởng cho các cháu có thành tích đặc biệt trong học tập, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho con em được đến trường.
Theo Đại Đoàn Kết
Cô học trò nghèo hiếu học ở Sóc Trăng
Sinh ra trong gia đình nghèo, cha mẹ lại ly thân nên từ nhỏ em cùng mẹ và anh trai sống với ông bà ngoại và ăn học nhờ vào tiền làm mướn của người cậu. Với nghị lực và quyết tâm học tập, em trở thành một trong những HS giỏi nhất trường mình.
Cô học trò hiếu học ấy là Lâm Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Mặc dù không được đầy đủ cha mẹ như các bạn khác, Hằng luôn có ý thức tự học và rèn luyện. Từ nhỏ Hằng đã được ông bà dạy bảo tính siêng năng học tập, cần cù chịu khó và đạo đức làm người.
"Năm mình bước vào lớp 1 không có tiền mua tập sách để đến trường, ông ngoại phải vay mượn người khác để lo cho mình, còn cậu Bảy và cậu Út thì đi làm mướn để có tiền phụ giúp gia đình. Ông ngoại nói cuộc đời của ông bà không được ăn học đến nơi đến chốn thì không để cho con cháu mình thất học. Những câu nói này luôn theo bên mình trong suốt 12 năm học qua", Hằng rưng rưng nước mắt tâm sự.
Học tập là niềm đam mê của Hằng từ lúc còn nhỏ, nhưng hàng ngày ngoài việc học Hằng còn dành thời gian phụ mẹ chăm sóc ông bà ngoại. Mỗi sáng Hằng thức sớm để nấu cơm, giặt quần áo cho mẹ và ông bà ngoại và xem lại bài vở rồi mới đến trường. Hôm nào mẹ bị bệnh, Hằng lại làm thay mẹ các phần việc trong nhà.
Thu Hằng chụp ảnh cùng mẹ.
Hàng ngày Hằng dành từ 5 tiếng trở lên cho việc học và cô bạn luôn phân rõ thời gian và sắp xếp lịch học hợp lý. Đối với các môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Hằng rất cẩn thận trong việc áp dụng công thức và làm đi làm lại rất nhiều lần. Thậm chí những công thức nào khó nhớ, cô bạn lại ghi đầy trên giấy dán trên vách nhà nơi mình đi lại thường xuyên để nhìn nó mà nhớ kĩ hơn. Còn đối với các môn xã hội, Hằng học thuộc các ý chính sau đó mới triển khai dần dần các ý còn lại, chính vì thế mà cô bạn có một cách học thật tốt mà nhiều bạn bè phải "ganh tị".
Say mê học tập, Hằng hiếm khi nghỉ học. Ngay cả lúc bị bệnh, Hằng vẫn cố gắng đi bộ hơn 1 km đến trường để kịp giờ học, bởi cô bạn sợ là dù chỉ nghỉ một ngày nhưng kiến thức của mình mất đi rất nhiều.
Thu Hằng (thứ 2 từ phải qua) nhận danh hiệu học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Võ Văn Liền - Bí thư đoàn Trường THPT Phú Tâm cho biết: "Em Hằng hiền, lại đối xử tốt với bạn bè và mọi người xung quanh, luôn lễ phép với thầy cô giáo, hiếu thảo với ông bà ngoại, tích cực tham gia phong trào, vì thế mà ai ai cũng mến".
Hôm chúng tôi đến thăm đúng lúc Hằng được nhận một suất học bổng 500.000 đồng do những tấm lòng vàng đóng góp và một suất học bổng Lương Định Của do Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng trao tặng cho học sinh nghèo hiếu học. Số tiền này Hằng trao lại tận tay cho mẹ để có tiền lo cho gia đình và mua thuốc men cho ông bà ngoại.
Trong suốt 11 năm học, Hằng đều nhận được những thành tích xuất sắc kèm theo những lời biểu dương khen ngợi của nhà trường. Đặc biệt, trong năm học 2008-2009 vừa qua, Hằng là học sinh giỏi đứng đầu khối 11. Ngoài những thành tích đạt được trong năm học qua, trong năm học 2009-2010 này, Hằng còn đạt được giải khuyến khích ở bộ môn Lịch sử trong kì thi học sinh giỏi do Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào ngày 1/11/2009 vừa qua.
Học tập đều ở các môn với trung bình mỗi môn từ 8,0 trở lên, Hằng ước mơ sẽ đỗ ngành Sư phạm Toán để được làm cô giáo, truyền đạt lại cho thế hệ sau những kiến thức và kinh nghiệm của mình.
Theo Dân Trí
Chuyện hiếu học kỳ diệu nhất năm 2009 Ngồi bên cây đàn bầu tự chế, chậm rãi tấu lên khúc nhạc "Về quê" da diết, ông Bằng nói đời mình "rứa mà vẫn còn may hơn nhiều gia đình khác"... Thằng Định con ông, dù chỉ cao 1,12 m, nặng chưa đầy 40kg, chân tay khuềnh khoàng, ốm đau suốt nhưng vẫn học tốt. Tự hào lắm chứ khi Định hiện...