Dòng điện thoại Legion 2 Pro có cứu được Lenovo?
Mẫu điện thoại chuyên game mới ra mắt của Lenovo đang nhận được sự quan tâm từ phía người dùng, nhưng đó có phải lối thoát của thương hiệu này trong lĩnh vực điện thoại di động?
Với sự trỗi dậy của ngành công nghiệp thể thao điện tử, đang tự mở ra hướng đi để lấp chỗ trống trong thị phần smartphone gaming chuyên dụng cho eSports, thay vì chạy theo cuộc đua về hiệu suất hình ảnh của các dòng điện thoại di động thông thường.
Dòng sản phẩm Legion 2 Pro ra mắt lần này của Lenovo còn có tên gọi khác là Savior 2 Pro, một chiếc điện thoại “cứu tinh” theo đúng nghĩa đen đối với nhà sản xuất smartphone này. Thu hút được sự quan tâm nhờ kiểu dáng thiết kế độc đáo với 2 mặt kính cong 6 cạnh, phím Iori, 2 quạt ở mặt sau và camera “thò thụt”, Legion 2 Pro hướng tới trải nghiệm chơi game của người dùng.
Tuy nhiên, ngay sau cuộc họp báo giới thiệu sản phẩm lần đầu vào ngày 8/4, một số video trải nghiệm Legion 2 Pro được công bố nhằm kiểm tra độ bền của chiếc smartphone gaming này lại mang lại cảm giác thất vọng cho nhiều người.
Không chỉ có thiết kế quá mỏng manh, dễ gãy gập khi có lực tác động mạnh, có thể bẻ gãy bằng tay không, mô-đun vân tay dưới màn hình của Legion 2 Pro cũng được nhận định là khá bất thường. Ngoài ra, màn hình điện thoại cũng dễ gây xước chỉ với Mohs (độ cứng) cấp độ 6 khiến dư luận quan ngại về độ bền của sản phẩm.
Kinh doanh bằng “tư duy”
Lenovo đã thụ động chạy theo xu hướng của thị trường tiêu dùng và tỏ ra hơi non nớt trong lĩnh vực này suốt một thời gian dài. Năm 2002, Lenovo mua lại 60% cổ phần mảng kinh doanh smartphone của Xoceco và tuyên bố chính thức gia nhập thị trường điện thoại di động.
So với các thương hiệu khác, Lenovo gia nhập thị trường điện thoại bằng con đường “thâu tóm” chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Năm 2008, một quyết định sai lầm khi bán Lenovo Mobile cho một số quỹ đầu tư tư nhân do Hony và Hony Capital đứng đầu với giá 100 triệu USD, vào thời điểm này, điện thoại thông minh bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Năm 2009, Tập đoàn Lenovo đã chi 200 triệu USD để mua lại Lenovo Mobile từ Hony, sau khi sáp nhập, cả hai có hệ điều hành hoàn toàn khác nhau. Điều này cũng cho thấy sức mạnh của Lenovo PC không thể hiện được sức mạnh của Lenovo Mobile.
Cho đến năm nay, tại đại hội cổ đông vào giữa tháng 4, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Chủ tịch Tập đoàn Lenovo Liu Jun mới khởi động “Kế hoạch Rồng Hổ, nhấn mạnh phát triển mảng máy tính. Còn với điện thoại di động, Lenovo chỉ tập trung vào 2 nhóm khách hàng là doanh nhân và game thủ.
Legion 2 Pro dễ dàng bị bẻ gãy bằng tay không
Đâu là lối thoát cho điện thoại di động Lenovo?
Kể từ khi dấn thân vào lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, việc áp đặt tư duy kinh doanh máy tính một cách cứng nhắc khiến Lenovo luôn gặp phải bất lợi trong chiến lược quảng bá và vận hành. Do quá phụ thuộc vào các kênh bán hàng của nhà mạng, dưới sự bao vây của các thương hiệu chất lượng, bong bóng nhà mạng của Lenovo cũng dần cạn kiệt.
Ngay cả thương vụ thâu tóm Motolora cũng không giúp Lenovo bước chân vào thị phần điện thoại cao cấp, khiến quá trình R&D liên tục phải cơ cấu lại và công đoạn xúc tiến thị trường của thương hiệu này đến nay là một trong những thử thách không hề nhỏ.
Video đang HOT
Dưới góc độ phát triển của điện thoại di động, tốc độ đổi mới về phía con người của Lenovo đang không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Việc tìm chỗ đứng sẽ không thể có lối ra nếu Lenovo còn tiếp tục duy trì “khái niệm phát triển” và tư duy kinh doanh cũ như trước đây.
Tất nhiên, động thái mới đây nhằm hướng tới các khách hàng ở phân khúc tầm trung, để cạnh tranh với một số mẫu điện thoại khác với giá thành rẻ hơn có thể là một lựa chọn hợp lý ở thời điểm này.
Nhưng ngay cả với mẫu điện thoại “cứu tinh” là Legion 2 Pro, việc còn tồn tại những điểm bất lợi như đã nói, hiện không rõ liệu sản phẩm này có thể đáp ứng được thị hiếu của người dùng được hay không, còn lối thoát cho Lenovo nhờ mảng kinh doanh smartphone gaming giờ đây vẫn còn là câu khỏi quá khó để trả lời…
V Gaming: Hành trình từ những gã vô danh đến nhà vô địch thế giới "mang 16 tỷ về cho mẹ"
Sẽ chẳng ai ngờ một đội tuyển từng bị xem là "lót đường" với những cái tên lạ hoắc trở thành thế lực số 1 của Liên Quân. Cũng chẳng ai tin một đội từng để thua 4 trận Chung kết liên tiếp có thể phá bỏ cái dớp "vua về nhì" để vô địch thế giới. Ấy vậy mà các chàng trai V Gaming đã làm được!
"Đây rồi V Gaming ơi, đây rồi... V Gaming đã trở thành tân vương của AIC 2022!"
Đó là tiếng thét của BLV trong khoảnh khắc chiến thắng của V Gaming ở trận chung kết, như lan tỏa niềm vui đến với hàng trăm nghìn người hâm mộ Liên Quân nước nhà đang theo dõi trực tiếp. Một lần nữa, Việt Nam lại vô địch thế giới để mang về chiếc cúp danh giá nhất, sau 3 năm dài đằng đẵng.
Đánh bại nhà đương kim vô địch của khu vực GCS là ONE Team với một thế trận không thể chống đỡ trong lần tái đấu, V Gaming thực sự đã trở thành những người mạnh nhất để bước lên đỉnh thế giới. Cùng với đó là những lời tán dương cũng như trầm trồ về khoản tiền thưởng khổng lồ hơn 16 tỷ đồng, điều mà trước nay chưa từng có.
Thế nhưng, để có được những thành công của hiện tại, họ đã trải qua một hành trình không trải hoa hồng. Quang Hải và các đồng đội đã thất bại không chỉ một lần, nhưng cách mà đứng lên, rắn rỏi hơn sau mỗi lần vấp ngã ngay trước cổng vinh quang mới là điều khiến những chàng trai này trở nên đặc biệt.
Đấu Trường Danh Vọng mùa Đông 2020 là mùa giải đầu tiên mà màu áo vàng đen của V Gaming xuất hiện tại sân chơi cấp độ cao nhất của Liên Quân Mobile Việt Nam. Tuy nhiên họ hầu như toàn là những tên tuổi chẳng mấy nổi bật. Thậm chí điểm gây chú ý chính là việc không thể vô địch ĐTDV Series B và phải mua lại suất thăng hạng của Puppies Esports.
Người hâm mộ chẳng mấy ai biết đến những cái tên BirdLB, Hoàng TĐ hay Han trước đó. Họ chỉ là những game thủ không mấy tên tuổi, được biết đến thông qua những highlight tại giải Series B, "nghe đồn" từng là top Thách Đấu của máy chủ Việt Nam hay một anh bộ đội chuyển hướng làm game thủ. Với nhiều người, V Gaming chẳng khác nào một đội tuyển lót đường cho các ông lớn vốn đã làm mưa làm gió ở sân chơi này như Team Flash, Saigon Phantom hay BOX Gaming...
Mùa giải đầu tiên của V Gaming khép lại với vị trí thứ 5 trên BXH và sau đó mới chính là bước ngoặt của đội tuyển này.
Gray đang là tuyển thủ được đánh giá cao nhất của V Gaming khi ấy cũng rời đi để chuyển sang Team Flash. Người ta một lần nữa đặt dấu hỏi chấm cho sức mạnh của đội tuyển này!
Gray rời đội để chuyển sang Team Flash, Quang Hải trở lại vị trí đi rừng sở trường. Cũng thời gian này, Maris từ một tân binh không nhiều người biết đến cũng được giao trọng trách đường giữa. Trong số thành viên của V Gaming, duy nhất Quang Hải là người đã có chút tiếng tăm với mùa giải đột phá cùng In The Dark, dẫu vậy tâm lý "bị ngợp" trước đối thủ mạnh cũng khiến anh chàng này không được đánh giá quá cao.
Nhìn đội hình của V Gaming, họ đều là những cái tên chẳng mấy tên tuổi, thậm chí là vô danh trước khi đến với sân chơi hàng đầu như ĐTDV. Nhưng chỉ sau một thời gian ăn ngủ, luyện tập cùng nhau họ đã khiến tất cả phải ngỡ ngàng.
Bộ khung nhân sự chính thức được thiết lập, V Gaming bắt đầu trình diễn một lối chơi đầy lôi cuốn và trở thành một thế lực mới của giải đấu. Họ thắng thuyết phục những đối thủ được đánh giá ngang bằng sức mạnh, chơi sòng phẳng với các ông lớn. Tuy nhiên, V Gaming chỉ có thể cán đích ở vị trí thứ 3 sau một trận thư hùng cực kỳ căng thẳng với Team Flash suốt 7 ván đấu, nơi mà kinh nghiệm bản lĩnh - những yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên nhà vô địch chính là thứ họ thua thiệt quá nhiều.
Dù vậy, tấm vé lần đầu tiên đến với giải đấu quốc tế AWC 2021 cũng là phần thưởng khích lệ với một đội tuyển vẫn còn non trẻ.
Bộ khung đội hình hoàn chỉnh biến V Gaming trở thành ngựa ô so kè cùng các ông lớn tại sân chơi khắc nghiệt
Sự khẳng định sức mạnh của "5 anh em" nhà V Gaming chỉ thực sự đến ở mùa giải ĐTDV mùa Đông 2021. Họ và Saigon Phantom đã tạo nên một cuộc đua song mã đích thực và thẳng tay gạt Team Flash ra khỏi đường đua vô địch. Những ngày đêm miệt mài luyện tập một cách vô cùng kỷ luật đã bắt đầu có được thành tích từ con số 0 tròn trĩnh ban đầu. Lần đầu tiên Quang Hải cùng các đồng đội được chơi ở một trận Chung kết.
Vinh quang đã cận kề, chính V Gaming cũng chơi cực kỳ xuất sắc để tạo nên một trong những trận đấu rượt đuổi tỷ số hấp dẫn nhất. Nhưng thật đáng tiếc, trước một Lai Bâng ở độ chín phong độ và sự tỏa sáng của những ngôi sao Saigon Phantom đã khiến V Gaming chưa thể có lần đầu tiên chạm tay vào chiếc cúp.
Sau trận Chung kết đầu tiên không có được trái ngọt, V Gaming vẫn miệt mài luyện tập một cách kỷ luật và họ đã thực sự trở thành đội tuyển mà bất cứ ai đụng độ cũng phải dè chừng. Không phải là nơi hội tụ những thần đồng hay ngôi sao, nhưng họ là đội tuyển có khả năng đánh bại mọi đối thủ bất kể mạnh đến mức nào.
Lúc này đội hình V Gaming sở hữu một BirdLB đầy đột biến và cũng rất tinh quái nơi đường trên, một Quang Hải hỗ trợ hết mình cho cho đồng đội và tỏa sáng khi cần thiết hay Maris là người gánh đội cùng sát thương khổng lồ. Họ còn có một cặp đôi ăn ý tuyệt vời ở cánh Rồng mà Hoàng TĐ cùng Han trấn giữ.
V Gaming chứng minh thực lực của mình bằng 3 lần liên tiếp lọt vào trận Chung kết từ ĐTDV cho đến AIC 2021 hay cả vòng tuyển chọn SEA Games. Nhưng có vẻ như, ở những trận đấu đặc biệt quan trọng này họ vẫn thiếu đi một chút gì đó. Đôi khi là phong độ của một vài cá nhân, sự quyết đoán ở những tình huống quyết định và cả một chút may mắn nữa. Họ lại thất bại ở trận đấu quan trọng nhất. Cứ thế 1 lần, 2 lần rồi 4 lần gục ngã ngay trước danh vọng để rồi bị gắn cho danh xưng trớ trêu mà chẳng ai muốn nhận, "vua về nhì".
Sau những thất bại cay đắng, nhiều đội tuyển sẽ đi tìm thành viên mới để thay thế cho vị trí bị xem là lỗ hổng, nhưng V Gaming thì không. Với họ, thất bại không có nghĩa là dừng lại mà đây chính là liều thuốc để từng thành viên hoàn thiện bản thân cũng như thêm mạnh mẽ cho những thử thách tiếp theo. Sau mỗi lần thất bại, V Gaming vẫn với 5 cái tên đó, nhưng chơi tốt hơn, khó lường và bản lĩnh hơn.
Theo dõi hành trình của V Gaming, Elly - cựu tuyển thủ Team Flash cũng dành lời khen và tỏ ra ghen tị với đội tuyển này: "Mình đã từng thắng, nhưng đánh tới đâu là thắng tới đó. Sau khi thua thì team cũng xa dần. Cảm thấy rõ ràng tình cảm, sự gắn kết của VGM với FL xưa là một trời một vực. Điều nhìn vào mà mình vẫn mong ước và cố gắng ở bây giờ."
Những ai xem V Gaming thi đấu trong thời gian qua hẳn cũng đồng ý với những gì mà cựu sao Team Flash Liên Quân chia sẻ. Rõ ràng chuyện đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã là điều không hề dễ dàng và chỉ khi 5 thành viên thực sự chung một khát khao, cùng nhau quyết tâm thi đấu thì mới có thể đạt được. Để rồi cuối cùng trái ngọt cũng đã đến với những người dũng cảm vượt qua thất bại!
AIC 2022 là giải đấu có tiền thưởng khủng nhất của Liên Quân từ trước đến nay - 16 tỷ đồng, và V Gaming đến với sân chơi này với vị thế của kẻ quá nhiều lần về nhì. Nhưng lần này họ đã làm nên chuyện.
Vượt qua vòng bảng không mấy khó khăn, nhưng V Gaming lại sớm nhận trọng trách "gánh gồng" cả khu vực AOG khi Saigon Phantom ngã ngựa ngay vòng bảng còn Team Flash lại đang ở giai đoạn tái thiết. Dẫu vậy, họ băng băng tiến đến Chung kết nhánh thắng gặp ONE Team - hạt giống số 1 của khu vực Đài Bắc Trung Hoa (GCS). Ở trận đấu này, họ lại thất bại nhưng cũng thu về rất nhiều điều từ khâu cấm chọn cho đến bài đánh chiến thuật của đối thủ.
Ở nhánh dưới, V Gaming xuất sắc đánh bại một đội tuyển xứ Đài khác là Bikertopia để tiến đến trận Chung kết quyết định. Lần này, những thất bại trước đây đã thực sự phát huy tác dụng, họ đã quá dạn dày kinh nghiệm để khắc phục những thiếu sót trước đó. Cộng thêm việc nắm bắt được lối chơi cũng như ban/ pick tốt, chiến thắng áp đảo với tỉ số 4-1 được ấn định và khúc khải hoàn đã đến với V Gaming.
Giờ phút ấy, nụ cười đã nở trọn vẹn trên gương mặt tất cả thành viên. Maris không còn ăn mừng với nét mặt lạnh lùng và điềm tĩnh nữa, cả studio thi đấu như bùng nổ sau khi nhà chính đối phương nổ tung. Hàng trăm nghìn khán giả của Liên Quân Mobile nước nhà theo dõi trận đấu đặc biệt này cũng không giấu nổi niềm vui sướng tự hào. Họ đã chờ đợi rất lâu sau những trận Chung kết quốc tế dang dở, Việt Nam một lần nữa đứng trên đỉnh Liên Quân thế giới!
V Gaming đã không còn là "kẻ về nhì vĩ đại", họ là những nhà vô địch thế giới, những người mang lại sự tự hào của một khu vực Liên Quân Mobile Việt Nam hùng mạnh. Những chàng trai từ vô danh ngày nào đã trở thành những con người đặc biệt, hay thậm chí là những "tỷ phú game thủ" theo cách gọi vui của cộng đồng. Số tiền thưởng kếch sù 16 tỷ đồng mà các chàng trai "mang tiền về cho mẹ" sau chức vô địch AIC 2022 thực sự sẽ làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của họ. Tất nhiên, sự tưởng thưởng ấy là hoàn toàn xứng đáng.
Từ ban đầu, V Gaming chẳng phải đội tuyển có truyền thống, có nguồn kinh tế dồi dào thuộc hàng "đại gia" hay sở hữu những ngôi sao, thần đồng xuất chúng. Họ là một đội tuyển được lắp ghép bởi những cái tên vô danh nhưng có chung một khát khao, một mơ ước. Những chàng trai ấy chưa có điều kiện tốt nhất nhưng họ có tuổi trẻ, đam mê và đặc biệt là sự ủng hộ từ phía gia đình.
"Con mới đánh thắng rồi, ba mẹ có xem không? Con cân 3 trong trụ luôn đó mẹ", Han gọi về ngay cho mẹ ngay sau chiến thắng.
Kỹ năng, kinh nghiệm có thể nhờ rèn luyện để tiến bộ nhưng tinh thần thì luôn cần một chỗ dựa vững chắc. Thực sự những chàng trai này đã may mắn khi luôn có gia đình ở bên, ủng hộ để họ bước qua thất bại và san sẻ niềm vui chiến thắng.
Không chỉ vậy, từng thành viên của V Gaming đã nỗ lực không ngừng trong suốt quãng thời gian dài. Họ tuân thủ giờ giấc tập luyện, train team khắc nghiệt để tiến bộ và duy trì phong độ tốt nhất. Đặc biệt là sự đoàn kết và tin tưởng đồng đội hơn bất kỳ đội tuyển nào tại ĐTDV. Bộ khung đội hình đã được giữ nguyên suốt 2 năm mà không có bất cứ thay đổi nào. Khi thua trận họ cùng nhau làm lại, cùng nhau nỗ lực để hướng đến vinh quang. Một điều nói nghe rất dễ nhưng chẳng mấy ai làm được.
Sau chức vô địch AIC 2022, đội trưởng Han đã chia sẻ rằng: "Khoảnh khắc để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất không phải chức vô địch hay lúc thi đấu mà chính là quãng thời gian luyện tập với nhau. Bọn mình đã tập luyện rất chăm chỉ để có được chức vô địch này." Khi đã đối mặt với thất bại quá nhiều lần nhưng vẫn cố gắng để vượt qua thì thành công đến là một điều tất yếu. Câu nói của Han đã thể hiện rất rõ điều này. Sự cố gắng và quãng thời gian khắc khổ bên nhau chính là những kỷ niệm quý giá đối với anh chàng đội trưởng điềm tĩnh sinh năm 1997 này.
Cái ôm sẻ chia niềm vui chiến thắng của toàn đội thể hiện rất rõ tinh thần đoàn kết của V Gaming
Sau tất cả, chức vô địch AIC 2022 sẽ là một chương đáng nhớ trong chặng đường tuổi trẻ của V Gaming. Và một khi tinh thần đoàn kết, cùng nhau nhìn về một hướng còn được giữ vững, những chàng trai áo vàng đen sẽ còn làm nên những điều diệu kỳ, là niềm tự hào của Thể thao điện tử Việt Nam.
Riot bị chỉ trích vì cơ chế xử phạt quá máy móc khiến một nữ game thủ bị oan Riot đang bị nhiều chỉ trích vì cơ chế xử phạt quá máy móc. Từ trước đến nay, trong Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) nói riêng và Thể thao điện tử nói chung không bao giờ thiếu những câu chuyện về các hành vi độc hại của một bộ phận người chơi, và gây ảnh hưởng đến những người khác. Ấy vậy nhưng,...