Động đất ở Hải Phòng, cao ốc Hà Nội rung lắc
10h18 sáng nay, cư dân các tòa nhà ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương… có cảm giác chóng mặt, đồ đạc rung lắc. Viện Vật lý Địa cầu xác định, đã xảy ra động đất 4,4 độ richter ở Kiến An (Hải Phòng).
Chị Diệp Sa (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, đang làm việc tại tòa nhà trên đường Lạc Long Quân, chị cảm giác khó thở, bàn, lọ hoa rung lắc. Ở ngõ 1002 đường Láng, dù chỉ ở tầng 2 nhưng bác Nguyễn Đức Phong cũng thấy rung chấn nhẹ. Lo sợ có động đất, bác vội chạy xuống tầng dưới để nghe ngóng.
Bản đồ chấn tâm động đất (màu đỏ). Ảnh: Viện Vật lý Địa cầu.
Tương tự, anh Đoàn cho hay, khoảng 10h20, đang làm việc ở cơ quan trên đường Điện Biên Phủ (Hải Phòng), anh cảm nhận ghế ngồi rung lắc khoảng 5-6 giây. Nhiều người dân ở quận Kiến An, Ngô Quyền cũng phản ánh nhà có cảm giác giật như bị lún, mọi người lo sợ chạy ra ngoài.
Đang ngồi, anh Lê Hòa (Bãi Cháy, Quảng Ninh) chợt thấy nhà lắc mạnh, đồ đạc rung bần bật còn âm thanh bị nhiễu. Còn chị Hồng Minh (Bắc Ninh) cho biết, chị ở nhà cấp 4 nhưng cũng cảm nhận được dư chấn, các vật dụng trong nhà đều bị chao đảo. Người dân ở một số địa phương khác như Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Phú Thọ… cũng cảm nhận được rung lắc.
Video đang HOT
Ông Lê Huy Minh, Phó giám đốc Viện Vật lý địa cầu xác nhận, 10h18 đã xảy ra trận động đất có độ lớn 4,4 độ richter ở khu vực Kiến An (Hải Phòng), độ sâu chấn tiêu là 15 km. Trận động đất này có thể gây nên rung động cấp 5 (theo thang MSK-64). Đây là trận động đất yếu không có khả năng gây thiệt hại nhưng người dân ở khu vực tâm chấn cảm thấy được đồ vật treo bị đung đưa.
Theo ông Minh, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trong khi đó, 2h sáng nay, nhiều người dân ở xã Trà Bui (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) ghi nhận động đất kèm theo tiếng nổ lớn gây rung lắc nhà cửa. Ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã cho hay, suốt ba ngày qua, đêm nào cũng xảy ra những trận động đất, lòng đất thỉnh thoảng rung bần bật khiến người dân lo sợ. “Động đất dồn dập xảy ra khiến hơn 300 nhà dân ở các khu tái định cư của xã bị nứt, hư hỏng. Người dân bây giờ không dám ở nhà xây nữa, đổ xô đi dựng lều, nhà sàn gỗ để phòng tránh động đất”, ông Tiến nói.
Tuy nhiên, do Trạm địa chấn ở quá xa nên không thể ghi nhận những trận động đất nhỏ xảy ra tại khu vực này. Các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu đang lắp đặt hệ thống trạm địa chấn ở huyện Bắc Trà My và một số địa phương lân cận thủy điện nói trên để có thể đo đạc những trận động đất từ 1 độ richter trở lên.
Đêm cuối tháng 3/2011, trận động đất mạnh cấp 4 (theo thang MSK-64) khiến người dân ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Lai Châu… hốt hoảng vì thấy nhà cửa, đồ đạc rung lắc. Cảm nhận rõ nhất là người dân sống trong các khu chung cư cao tầng.
Theo VNE
Đánh cược tính mạng với cầu treo 42 tuổi
Cầu treo Đoỏng Kính được xây từ năm 1970 đã bị gãy dầm, quang treo, dây cáp hoen gỉ, ván cầu mục gẫy, lan can cầu mất ốc... Con đường độc đạo dẫn vào 4 xã nơi có hơn 3.000 hộ dân hiện rung lắc mỗi khi có người qua lại.
Xã Bình Long (huyện Hòa An, Cao Bằng) ngăn cách với thị trấn Nước Hai bởi con sông Bằng Giang. Năm 1970, nhà nước xây cây cầu treo Đoỏng Kính (dài 30 mét, rộng hơn 1,5 mét) bắc từ đường Pác Bó sang xã Bình Long phục vụ giao thông của nhân dân 4 xã Bình Long, Trương Lương, Công Trừng và Lương Can.
Hàng nghìn người dân đi chợ, vận chuyển hàng hóa, học sinh đến trường... buộc phải qua cầu treo Đoỏng Kính bởi đây là con đường độc đạo vào bốn xã. Lượng người qua lại lớn nên dù được tu sửa cách đây gần 20 năm nhưng hiện cầu xuống cấp trầm trọng và có nguy cơ gây sập bất cứ lúc nào.
Cầu treo Đoỏng Kính được xây dựng từ năm 1970. Ảnh: Trung Kiên.
Dầm cầu đã bị gẫy sáu thanh, quang treo, dây cáp hoen gỉ. Ván cầu đã mục gẫy, lan can cầu bị gẫy và mất ốc, mối hàn bị bật ra tạo thành những mũi tên sắc nhọn như những cái "bẫy" vô hình cho người qua lại. Do dây chống lắc đã mất tác dụng nên khi có người đi qua, cây cầu lại chao đảo, rung lên bần bật.
Ông Lý Đức Canh (50 tuổi, ở xóm Đoỏng Kính) thường xuyên qua đây cho biết, các học sinh khi qua cầu gặp xe máy đi ngược chiều, cầu rung mạnh đành phải dừng xe dựa vào nhau cho xe máy đi qua rồi mới dám đi tiếp. "Cầu cao, sông sâu nếu chẳng may rơi xuống sông người không biết bơi chỉ có chết đuối. Đấy là chưa kể vào mùa mưa, nước ngấp nghé gầm cầu càng nguy hiểm", ông Canh nói.
Còn anh Nông Văn Thượng (35 tuổi, xã Trương Lương) chia sẻ, ngoài nguy hiểm đến tính mạng, cầu yếu còn gây khó khăn cho người dân trong việc xây nhà bởi khâu vận chuyển vật liệu rất đắt đỏ. Xe tải phải đi qua cầu Ngầm vượt sông Bằng Giang với dòng nước chảy xiết.
Cầu treo hư hại nặng sau khi bị xe tông liên tiếp. Ảnh: Trung Kiên.
Mặc dù UBND xã Bình Long đã đặt biển thông báo ghi rõ tải trọng tối đa cho phép qua cầu là 500 kg nhưng theo phản ánh của người, nhiều người vẫn lái máy cày gắn thùng chở phân bón, xi măng, gạch... vẫn qua cầu treo Đoỏng Kính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây cầu vốn đã xuống cấp lại càng xuống cấp nghiêm trọng hơn.
Trao đổi với VnExpress, đại diện UBND xã Bình Long cho biết, cây cầu phục vụ hơn 3.000 hộ dân đã xuống cấp, nhiều lần nhân dân và UBND xã đã làm tờ trình lên các cấp nhưng hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời.
tHEO vne
Lo ngại động đất lan rộng nhiều địa phương ở Quảng Nam Động đất không chỉ gây rung chuyển huyện Bắc Trà My gần sát với thủy điện Sông Tranh 2 mà dư chấn còn lan rộng ra huyện Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn... khiến lãnh đạo Quảng Nam lo lắng. Ngày 8/9, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng các Sở, ngành đã làm việc với hai đoàn công tác gồm...