Đông đảo các tầng lớp người Nhật học và dự thi tiếng Việt để lấy bằng
Có 2 nhóm chính lựa chọn học tiếng Việt: Yêu mến Việt Nam và muốn làm việc liên quan đến Việt Nanm; muốn hỗ trợ cho cộng đồng Việt ở Nhật.
Kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 3 do Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Nhật Bản thuộc Hiệp hội giáo dục phi lợi nhuận Bunsai Gakuen tổ chức đã diễn ra ngày 23/6 tại Tokyo, Nhật Bản. Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Nhật Bản là đơn vị đầu tiên và duy nhất cho đến hiện tại có chức năng tổ chức thi và cấp bằng năng lực tiếng Việt cho các thí sinh trên toàn Nhật Bản.
Quang cảnh buổi thi.
Kỳ thi năm nay thu hút 703 thí sinh tham gia, tăng gần gấp đôi so với 379 thí sinh dự thi lần thứ 1 được tổ chức vào năm 2017. Thí sinh cao tuổi nhất 83 tuổi là ông Mitsuo Kozumi, ít tuổi nhất 12 tuổi là em Rin Hashimoto đều dự thi ở cấp độ 6-cấp độ thấp nhất (theo bảng phân trình độ tại Nhật Bản). Đối tượng dự thi rất phong phú từ học sinh, sinh viên, đến luật sư, cảnh sát… đều tham gia.
Theo ông Yanagisawa Yoshio, Chủ tịch Hội đồng thi, kỳ thi đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các thí sinh từ 36 địa phương trên khắp Nhật Bản, từ các địa phương lân cận Tokyo như tỉnh Chiba, Saitama, Kanagawa… đến các thí sinh đến từ những điểm cực Đông, cực Tây của Nhật Bản như Hokkaido và Okinawa…đều đến từ sớm để có thể tham gia kỳ thi. Nhóm thí sinh dự thi nhiều nhất là đối tượng nhân viên công ty và những người có liên quan đến Việt Nam.
Kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 2 chia thành 6 cấp độ. Cấp độ thấp nhất là cấp 6, cấp cao nhất là cấp 2. Các cấp độ được dựa trên tiêu chuẩn của kỳ năng lực tiếng Nhật của Nhật Bản đã phổ cập trên toàn thế giới, trong đó cấp độ cao nhất là cấp độ 1. Tuy nhiên, đối với kỳ thi năng lực tiếng Việt, do trình độ chưa đủ đáp ứng ở cấp độ 1, nên kỳ thi lần 2 chỉ dừng lại ở cấp độ cao nhất là cấp độ 2. Tỷ lệ đỗ cũng tăng dần. Ở lần 1 tỷ lệ đỗ trung bình cho tất cả các cấp độ mới chỉ có 16,7%, nhưng đến kỳ thi lần 2 tỷ lệ đỗ đạt 29,8.
Tiến sĩ Đinh Sỹ Diên (bìa trái).
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Đinh Sỹ Diên, thành viên của Hội đồng thi, đề thi năm nay cố gắng bám sát năng lực của các thí sinh và cân bằng so với các kỳ thi trước. Đề thi cũng gắn với mục đích học tiếng Việt của các thí sinh, nội dung liên quan tới văn hóa, sinh hoạt đời thường của Việt Nam giúp thí sinh không chỉ hiểu tiếng Việt mà con có kiến thức chung về Việt Nam. Đặc biệt kỳ thi còn thu hút nhiều thí sinh nước ngoài đến từ các nước châu Á như Hàn Quốc…
Các thí sinh dự thi đều cho rằng đề thi phù hợp với năng lực của thí sinh ở từng cấp độ. Đồng thời, nội dung đề thi có nhiều kiến thức về Việt Nam, quan hệ hai nước, do vậy qua đề thi, thí sinh cũng hiểu hơn về văn hóa, đất nước con người Việt Nam.
Các thí sinh tham gia có nhiều người do yêu mến Việt Nam, có bạn bè là người Việt Nam nên đã học tiếng Việt. Ở cấp độ cao 2 và 3, đa phần các thí sinh có mục đích học tiếng Việt để làm việc tại Việt Nam.
Anh Mamoru Fujita, hiện đang làm việc tại công ty Itochu rất thích thú học tiếng Việt, và anh cho biết anh đã học tiếng Việt 6 tháng ở Đại học Quốc gia Hà Nội do yêu cầu của công ty. Theo anh, tiếng Việt khó hơn nhiều so với tiếng Nhật. Hiện tại kinh tế Việt Nam rất phát triển. Do dó, có nhiều công ty Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Anh hy vọng nhân dân hai nước ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau.
Ôn lại bài trước khi thi.
Em Yamaishi Nastumi, sinh viên đại học sống ở Tokyo năm nay dự thi ở cấp độ 4. Tuy chưa phải ở cấp độ cao nhưng em nói tiếng Việt khá lưu loát, phát âm chuẩn tiếng Việt. Lý do mà em học tiếng Việt do em yêu thích Việt Nam và mong muốn đến Việt Nam để du lịch và làm việc.
Giám đốc phụ trách đối ngoại, ông Masayoshi Fujino cho biết, đến thời điểm này, đây là kỳ thi năng lực tiếng Việt duy nhất tại Nhật Bản với mục đích khuyến khích người Nhật Bản nói tiếng Việt, gắn tiếng Việt với công việc, với hoạt động tăng cường giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước. Thông qua ngôn ngữ, con người sẽ hiểu biết nhau hơn và tin tưởng nhau hơn, đóng góp vào sự phát triển của quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Chủ tịch Hiệp hội giáo dục phi lợi nhuận Bunsai Gakuen, Hiệu trưởng Trường cao đẳng ngoại ngữ Nhật Bản, ông Ise Yoji cho biết, những năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Nhật bản phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư…Cùng với đó nhu cầu học tiếng Việt của người Nhật Bản ngày càng tăng. Do đó, kỳ thi năng lực tiếng Việt sẽ đáp ứng nguyện vọng học tiếng Việt của người Nhật Bản cũng như người nước ngoài tại Nhật Bản.
Hiệu trưởng Trường cao đẳng ngoại ngữ Nhật Bản, ông Ise Yoji.
Ông Ise khẳng định rằng, kỳ thi năng lực tiếng Việt được tổ chức với độ tin cậy cao khiến lượt thí sinh đăng ký tăng mạnh. Ông hy vọng các kỳ thi tiếp theo sẽ được tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn, thu hút lượng thí sinh đông đảo hơn.
Ông Phạm Quang Hưng, Bí thư thứ nhất phụ trách giáo dục, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: “Phong trào học tiếng Việt của người Nhật trong những năm gần đây rất phát triển. Có thể chia ra làm mấy đối tượng như sau: Thứ nhất, các em sinh viên học tiếng Việt trong các trường Đại học có khoa tiếng Việt. Số lượng này đang tăng lên, đây là những em có lòng yên mến đối với Việt Nam và tương lai mong muốn làm việc có liên quan tới Việt Nam. Thứ hai, hiện tại số người Việt Nam tại Nhật Bản tăng mạnh. Do đó, nảy sinh nhu cầu hỗ trợ về cuộc sống cho những người Việt Nam tại Nhật Bản.
Các cơ quan, chính quyền địa phương Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến sự hỗ trợ người nước ngoài bằng chính ngôn ngữ của nước đó. Ví dụ sẽ có những hướng dẫn bằng tiếng Việt cho người Việt Nam khi có những vấn đề phát sinh. Chính vì vậy nhu cầu biết tiếng Việt của người Nhật rất lớn, làm cho số lượng người học tiếng Việt kể cả chính quy ở trường lớp cũng như tự học, hay vừa học vừa làm tăng lên nhanh”.
Thí sinh nhiều tuổi nhất, 83 tuổi.
Để khuyến khích người Nhật Bản học tiếng Việt, chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng cần tăng cường hỗ trợ để giúp cho kỳ thi có tính khách quan cao và đánh giá chính xác năng lực của các thí sinh, đồng thời hỗ trợ sự phối hợp với các khoa tiếng Việt tại các trường Đại học của Việt Nam, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của kỳ thi này.
Theo kế hoạch, kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 4 sẽ được tổ chức cuối tháng 6/2020./.
Bùi Hùng
Theo VOV-Tokyo
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ: "Chìa khóa" nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số
Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em.
Vì vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh (HS) tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1682/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Đến nay, sau 3 năm triển khai thực hiện, việc dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non (MN) vùng DTTS trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Giờ học của cô, trò Trường Mầm non Luận Thành (Thường Xuân).
Không như HS người Kinh, trước khi đến trường đa số HS người DTTS chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Vì vậy, trong quá trình lên lớp, việc giao tiếp thông thường với thầy, cô giáo của các em không chỉ khó khăn mà thậm chí là không thể. Việc nghe giảng những kiến thức bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Điều này ảnh hưởng đến tiếp thu và hứng thú học tập của HS. Khó khăn của các em cũng chính là thách thức, trách nhiệm đặt lên vai những người thầy trong quá trình giảng dạy. Là trường MN có gần 60% trẻ là người DTTS nên nhiều năm qua ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên Trường MN Luận Thành (Thường Xuân) luôn quan tâm và tăng cường tiếng Việt cho đối tượng HS này. Cô giáo Nguyễn Thị Hương, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Phần lớn các em HS người DTTS của trường khi vào nhập học đều chưa biết hoặc chưa nói thạo tiếng Việt. Trước thực tế đó, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho các em phù hợp với tình hình thực tế nhà trường và địa phương. Trong thực hiện kế hoạch nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức cho giáo viên là người Kinh được bồi dưỡng và học tiếng dân tộc, bảo đảm cho giáo viên dạy vùng DTTS biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quan điểm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường là khi dạy trẻ học tiếng Việt giáo viên luôn linh hoạt trong mọi tình huống, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt. Tạo cho các nhóm, lớp có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động trong môi trường tiếng Việt như, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh. Đặc biệt, các đồ dùng đồ chơi trong lớp đều được dán ký hiệu bằng cả tiếng Kinh, tiếng Thái, Mường... Với cách làm trên, sau 1 năm học 100% trẻ DTTS đều phát âm và nhận biết chuẩn tiếng Việt, 100% trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đều giao tiếp thông thạo tiếng Việt.
Có thể thấy, khó khăn về giao tiếp tiếng Việt chính là rào cản lớn nhất của các trẻ DTTS khi đến trường. Vì vậy, Sở GD&T luôn chỉ đạo các cơ sở giáo dục linh hoạt, sáng tạo thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tạo điều kiện cho trẻ nhận biết và phát âm tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi bằng cách gắn chữ cái lên các thiết bị đồ chơi, đồ dùng... Tổ chức xây dựng không gian phòng học tại các lớp giàu chữ viết tiếng Việt để giúp trẻ có nhiều cơ hội nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, giúp các em có nhiều cơ hội và thuận tiện trong việc kết nối sử dụng tài liệu tiếng Việt trong học tập. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục MN cần tích cực đổi mới, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, sau 3 năm thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em MN, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025" của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, 100% các cơ sở giáo dục MN đã lồng ghép các nội dung của đề án vào trong chương trình dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tích cực đổi mới, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm tăng cường tiếng Việt cho trẻ em MN vùng DTTS. Sở GD&ĐT tổ chức hàng chục lớp tập huấn tại tỉnh và tại các cụm Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn, Thạch Thành để các huyện được tham quan, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Một số huyện như Lang Chánh, Cẩm Thủy, Như Xuân... còn mở lớp dạy ngôn ngữ thứ 2 cho giáo viên người Kinh dạy trẻ em MN vùng DTTS. Cũng từ việc thực hiện đề án, giáo viên đã biết chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt, cho trẻ tập nói tiếng Việt trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ và lồng ghép tích hợp ở mọi lúc, mọi nơi; 100% các trường MN có giáo viên là người địa phương và người biết tiếng dân tộc nên chất lượng, phương pháp và kỹ năng dạy trẻ phù hợp, kịp thời và hiệu quả. Đầu mỗi năm học nhiều trẻ DTTS vẫn nói tiếng mẹ đẻ khi đến trường, chưa biết sử dụng tiếng Việt, hoặc sử dụng chưa thành thạo, nhưng sau khi đến trường học 100% trẻ đã biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp...
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Nên, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN vùng DTTS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, bảo đảm cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình giáo dục MN, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiếp theo và là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS. Từ vai trò, ý nghĩa đó, trong giai đoạn tới, ngành giáo dục tỉnh nhà xác định, đẩy mạnh tham mưu với các cấp chính quyền tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu phục vụ dạy, học tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS. Tổ chức bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ của trẻ cho giáo viên dạy các nhóm, lớp vùng DTTS. Có giải pháp bố trí đủ giáo viên cho những nhóm, lớp có đông trẻ em vùng DTTS. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt quan tâm đến việc vận động gia đình tạo điều kiện để trẻ đi học chuyên cần, thường xuyên sử dụng tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng.
Bài và ảnh: Lê Phong
Theo baothanhhoa
Siêu bảng điểm vào trường Ams: Lại lo chạy học bạ Trong 933 em đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 1 vào lớp 6 trường Ams, đa số đều đạt điểm 10 trong tất cả các môn suốt 5 năm. Những bức ảnh chụp danh sách thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển của trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đang gây xôn xao khi đa số các học sinh đều có kết...