Đông cứng khớp vai và biện pháp chữa trị
Đông cứng khớp vai còn gọi là sự dính của bao khớp, là nguyên nhân gây đau và cứng bên trong khớp, càng ngày khớp càng trở nên khó vận động. Cứng khớp vai chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai, thường thấy ở tuổi từ 40-60, nữ nhiều hơn nam.
Nguyên nhân của đông cứng khớp vai
Nguyên nhân của khớp vai đông cứng chưa được hiểu đầy đủ. Không có mối liên hệ rõ ràng đến tay thuận hay tay làm việc. Một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khớp vai đông cứng trong đó khớp vai đông cứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỉ lệ này khoảng 10% – 20%. Một số bệnh lý liên quan khớp vai đông cứng bao gồm cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim.
Ngoài ra, khớp vai đông cứng có thể phát triển sau thời gian bất động dài sau phẫu thuật, sau chấn thương hoặc sau những tổn thương khác. Vì vậy cho bệnh nhân vận động sớm biên độ cho phép sau chấn thương hay phẫu thuật giúp ngăn ngừa cứng khớp vai.
Hình ảnh cứng khớp vai.
Biểu hiện không rõ ràng
Đau do cứng khớp vai thường không rõ ràng âm ỉ, nó trở nên tệ hơn do bệnh lý nền và di chuyển xuống cánh tay, đau thường ra bên ngoài quanh khớp vai, thỉnh thoảng xuống tay. Có 3 giai đoạn cứng khớp vai:
Giai đoạn đau khớp vai: Bệnh nhân bị đau khớp vai với tính chất của đau do viêm. Đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm có khi làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đau tăng với bất kỳ vận động nào của cánh tay. Ban đầu đau thường nhẹ, tăng dần và dai dẳng trong nhiều tháng. Mức độ đau thường ít trầm trọng so với viêm quanh khớp vai thông thường.
Video đang HOT
Giai đoạn đau khớp vai thường kéo dài vài tuần tới 6-8 tháng. Triệu chứng nổi bật là đau khớp vai, về sau tầm vận động khớp vai giảm dần.
Giai đoạn đông cứng: Hạn chế vận động khớp vai tăng dần đến mức khớp vai như bị đông cứng lại. Bất kỳ một vận động nào của cánh tay đều kéo theo vận động của xương bả vai mà không có vận động của khớp ổ chảo – cánh tay. Đau khớp vai giảm dần khi khớp vai ngày càng đông cứng.
Tuy nhiên, bệnh nhân không hết đau ngay cả khi khớp vai bị đông cứng hoàn toàn. Bệnh nhân không thể cử động được vai, không với được tay lên để chải tóc, không gãi được sau lưng, không thể với tay để lấy đồ vật được. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 6 tháng, khớp vai bị mất chức năng hoàn toàn, không vận động được.
Giai đoạn tan đông: Tầm vận động của khớp vai tăng dần nhưng chậm chạp trong nhiều tháng, có khi hằng năm. Giai đoạn này một số bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau. Giai đoạn tan đông kéo dài từ 1 – 9 tháng, có thể hàng năm, cuối cùng tầm vận động của khớp vai trở lại bình thường, nhưng đau khi vận động còn kéo dài thêm một vài tháng.
Và biện pháp chữa trị
Cứng khớp vai là một thể bệnh khó khăn trong điều trị, cứng khớp vai có thể mất một hoặc nhiều năm để phục hồi. Vấn đề điều trị tập trung vào kiểm soát đau và biên độ vận động cũng như sức mạnh cơ thông qua tập vật lý trị liệu.
Hơn 90% bệnh nhân tiến triển tốt với phương pháp đơn giản giảm đau và phục hồi biên độ vận động. Bệnh nhân được dùng thuốc giúp giảm đau và giảm sưng nề.
Tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện biên độ vận động, nó có thể nhờ vào cơ sở chuyên phục hồi chức năng hay chương trình tập luyện tại nhà.
Bài tập bao gồm căng giãn, tăng biên độ vận động khớp vai, đôi khi sử dụng nhiệt làm lỏng bao khớp trước khi tập căng giãn.
Một số bài tập đơn giản có thể giúp phục hồi trong đó có các động tác xoay ngoài thụ động bằng cách đứng trước cửa, gập khuỷu 90 độ để vịn khung cửa, giữ chặt cánh tay và xoay người giữ 30 giây, thả thư giãn và thực hiện lại. Bài tập gập trước tư thế nằm cụ thể, nằm ngửa, thẳng chân, sử dụng tay lành nâng tay đau qua đầu cho đến khi thấy căng nhẹ, giữ 15 giây và từ từ hạ xuống tư thế ban đầu. Thư giãn và lặp lại. Bài tập căng giãn bắt chéo tay. Nhẹ nhàng đưa cánh tay bắt chéo qua ngực với khuỷu tay dưới cằm kéo cánh tay càng xa càng tốt không gây đau, giữ trong vòng 30 giây, thư giãn và lặp lại.
Nếu tập luyện những tổn thương không giảm bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân vẫn phải tập luyện để vận động khớp vai điều đó để đạt được kết quả điều trị, thời gian phục hồi kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng, do đó cần hiểu rằng vật lý trị liệu hết sức quan trọng để đạt phục hồi khớp vai.
Những điều không nên làm khi bị đông cứng khớp vai
Không tự ý dùng thuốc giảm đau. Vì dùng thuốc giảm đau chỉ che lấp triệu chứng còn căn nguyên của bệnh thì vẫn vậy nên bệnh càng trầm trọng hơn. Chưa kể, tác dụng phụ của thuốc giảm đau sẽ là cơ hội gây bệnh gan, thận.
Không dùng dầu nóng để xoa bóp cho đỡ đau. Điều này là nguy hiểm bởi vì khi bôi dầu nóng cùng với các động tác xoa bóp mạnh sẽ làm cho bao khớp co rút nhiều. Càng xoa bóp, kéo nắn càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
BS. Nguyễn Đức Hiếu
Theo SK&ĐS
Nga mô phỏng trạng thái không trọng lực để chữa bệnh Parkinson
Theo TASS, các nhà khoa học Nga đã điều chỉnh các tác động của tình trạng không trọng lực để phục hồi chức năng của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, căn bệnh hủy hoại hệ thần kinh trung ương vào hàng thứ hai sau bệnh Alzheimer.
Tác động của tình trạng vi trọng lực có thể được sử dụng trong y học, đặc biệt là trong thần kinh học như cải thiện chức năng bệnh nhân Parkinson - Ảnh: FOTODOM
Trích dẫn thông cáo báo chí của Bộ khoa học và giáo dục đại học Nga, TASS cho biết tình trạng không trọng lực ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các hệ sinh lý của con người. Vì vậy, khi một người rơi vào tình trạng không trọng lực, chỉ sau vài chục phút, trương lực cơ giảm, nghĩa là cơ bắp thư giãn nhẹ.
Nếu trên Trái đất chúng ta tạo ra các điều kiện gần với tình trạng không trọng lực thực sự thì tác động của vi trọng lực có thể được sử dụng trong y học, đặc biệt là trong thần kinh học.
Các chuyên gia ở Đại học quốc gia Petrozavosk đã quyết định sử dụng trạng thái vi trọng lực để phục hồi chức năng những người mắc bệnh Parkinson. Bệnh mạn tính tiến triển chậm này của các tế bào thần kinh đại não được biểu hiện qua sự cứng cơ, run rẩy của tứ chi và sự bất ổn của cơ thể trong tư thế ngồi và đứng.
Để giải quyết sự cứng cơ, các chuyên gia đã quyết định đưa bệnh nhân mắc bệnh Parkinson vào môi trương không có trọng lực nhân tạo. Phương pháp này dựa trên công nghệ của cái gọi là "ngâm khô" khi một người được đặt trong một hồ bơi, nhưng anh ta không tiếp xúc trực tiếp với nước nhờ vào màng đặc biệt bao phủ, tạo ra cảm giác phi trọng lực. Trong các thử nghiệm đầu tiên, một người được "ngâm ướt" trực tiếp trong nước, nhưng điều này hóa ra không an toàn.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem cách "ngâm khô" ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh cũng như hệ thống tim mạch của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson như thế nào. Các đối tượng phải hoàn thành một khóa thử nghiệm gồm 7 bước ngâm trong điều kiện gần giống như không trọng lực, mỗi lần 45 phút. Tổng cộng, họ đã nhận được hơn 5 giờ không trọng lực.
Hóa ra, ngay sau lần đầu tiên, trương lực cơ của bệnh nhân giảm 30-40% và hiệu quả này kéo dài vài giờ liên tiếp. Hiệu quả lâu dài giảm 15-20% trương lực cơ trở nên rõ rệt trong lần thứ năm hoặc thứ sáu và hiệu quả được thể hiện tối đa vào cuối tuần thứ hai sau khóa thử nghiệm. Tuy nhiên, 2 tháng sau, hiệu ứng này biến mất.
Hai tuần sau quá trình "ngâm khô", các nhà khoa học nhận thấy rằng ngoài giảm trương lực cơ, nhiều thông số khác được cải thiện ở bệnh nhân, chẳng hạn như thay đổi thời gian phản ứng trong các thử nghiệm tâm sinh lý và cải thiện kết quả các bài kiểm tra liên quan đến việc ra quyết định, kiểm tra chú ý. Ngoài ra, họ còn giảm được huyết áp và cải thiện nhịp tim.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
3 sai lầm nhiều người mắc phải khiến miệng hôi, hay chảy nước dãi khi ngủ vào mùa đông Nhiều người thức dậy với tình trạng nước dãi chảy dài xuống cằm và miệng có mùi hôi khó chịu. Điều này không thường xuyên diễn ra, lý do bắt nguồn từ 3 việc làm mà nhiều người mắc phải dưới đây. Nước bọt của con người được chia làm 2 loại là nước bọt sinh lý và nước bọt bệnh lý. Trong...