Đóng cửa trường kém chất lượng: Thời cơ đã đến?
Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đã khép lại với sự thất bại “ê chề” của các trường ngoài công lập. Mặc dù không ít trường đã mạnh dạn đầu tư với số tiền “khủng” để thu hút thí sinh nhưng kết quả vẫn không mấy khả thi.
Giải thích về tình trạng ế ẩm không thể tuyển được thí sinh, nhiều trường kêu ca cho rằng, Bộ GD-ĐT quá cứng nhắc về mức điểm sàn. Tuy nhiên theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT thì mức điểm sàn đưa ra đủ để cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu, còn chuyện thí sinh đạt điểm trên sàn nhưng không đầu đơn vào các trường thì cần đánh giá lại khâu chất lượng của mình.
Kém chất lượng, thí sinh chê
Nếu như những năm trước kia thí sinh chỉ đặt ra mục tiêu là làm thế nào để đặt chân được đến giảng đường ĐH còn ít quan tâm đến đó là trường ra sao thì vài năm trở lại đây nhiều địa phương đổi mới mô hình tuyển dụng nên đòi hỏi thí sinh phải tính toán kỹ càng hơn.
Theo thí sinh Lê Thị Thơm, quê ở Thanh Hóa, thì nếu theo học các trường chưa được xã hội thừa nhận sẽ rất khó để xin việc. Thà rằng không đi học còn hơn là sau khi tốt nghiệp chẳng có đơn vị tuyển dụng nào chấp nhận.
Cùng chung quan điểm với Thơm, thí sinh Duy Quang đến từ Hưng Yên chia sẻ thêm: “Thời đại Internet nên thông tin luôn rộng mở và cũng là cơ hội để thí sinh hiểu rõ hơn các trường. Bên cạnh đó với những chia sẻ của những anh chị đi trước thì bản thân thí sinh cũng đánh giá được vấn đề. Đối với em vào được ĐH là một ước mơ rất lớn nhưng không phải trường nào cũng chọn. Học xong phải tiến đến mục tiêu có việc làm, còn học xong cũng như không thì theo đuổi làm gì?”.
Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT từng chia sẻ: “Quan điểm của Bộ là từ nay giao cho các trường tự chủ nhiều hơn, Bộ chỉ quản lý về mặt pháp lý cũng như quy chế. Đơn vị nào làm sai thì xử lý thật mạnh tay. Hiện nay nhận thức của thí sinh khác trước rất nhiều, nếu trường không đào tạo nghiêm túc dù có “hút” kiểu nào thí sinh cũng chẳng mặn mà”.
Thực tế cho thấy, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn thì khối các trường ngoài công lập đã rầm rộ lên phương án “chữa cháy”. Từ việc đề xuất xin Bộ GD-ĐT đưa ra điểm sàn riêng đối với khối trường này cho đến những cuộc họp “ nóng” để gia tăng áp lực. Tuy nhiên không hẳn trường ngoài công lập nào cũng chung quan điểm nhất thống với các “đồng minh” bởi đối với họ thí sinh “chê” nghĩa là trường cần phải cố gắng nhiều hơn.
Một chuyên gia tuyển sinh của văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam đánh giá: “Các trường nên đối mặt thực tế để cải cách nâng cao chất lượng sau đó hút thí sinh là điều cần thiết vào lúc này. Rõ ràng một số trường như ĐH Hoa Sen, ĐH Thăng Long… cũng là cảnh ngoài công lập nhưng dường như họ rất ít “phàn nàn” về việc không tuyển đủ chỉ tiêu bởi họ đã thể hiện được mình”.
Thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 tại trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. (Ảnh: Lê Phương)
Đóng cửa các trường ĐH yếu kém!
Video đang HOT
Theo đánh giá của giới chuyên môn, từ trước đến nay chưa có một trường ĐH nào ở Việt Nam bị đóng cửa hoặc thu hồi quyết định thành lập trường. Sở dĩ Bộ GD-ĐT không thể làm mạnh được việc này bởi vượt phải quyền hạn của họ. Chính vì thế những năm qua nhiều trường “lay lắt” tuyển sinh cho có, thậm chí là sai phạm nhưng biện pháp xử lý mới chỉ dừng lại nhắc nhở, phạt tiền và cao nhất là đình chỉ tuyển sinh.
Trong khi các bên liên quan vẫn còn cái khó trong việc xử lý thì có lẽ người học sẽ là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh cho các trường kém chất lượng. Trường mở ra nhưng không có người đăng ký thì ắt hẳn một lúc nào đó sẽ bị “lụi tàn”.
Chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho biết sẽ siết chặt các quy chế, quy định để chấn chỉnh các trường ĐH, CĐ hiện nay. Trường nào 3 năm liên tiếp không tuyển sinh được sẽ đình chỉ hoặc thậm chí đề xuất để thu hồi quyết định thành lập.
Mặc dù tỏ ra rất mạnh tay trong việc tuyển sinh năm nay nhưng hiện tại Bộ GD-ĐT đang phải đối mặt đối với các hình thức biến tướng dưới sạng chỉ tiêu liên thông, liên kết, đào tạo theo địa chỉ, hệ tại chức… Trên thực tế thì không ít trường ngoài công lập chẳng mặn mà gì với việc tuyển sinh chính quy bởi các hệ không chính quy vẫn thu được “lợi nhuận” nhiều hơn. Chính vì thế chúng ta chỉ cần lướt qua website của các trường ngoài công lập thì không khó để thấy việc thông báo tuyển sinh không chính quy một cách ồ ạt.
Bộ GD-ĐT từng nhấn mạnh là sẽ chấn chỉnh các hệ đào tạo không chính quy cũng như các hệ đào tạo liên kết trong thời gian tới. Lộ trình giải quyết bài toán này đã được Bộ GD-ĐT khởi động bằng việc trong kì thi tuyển sinh 2011 yêu cầu các trường xác định điểm chuẩn hệ đào tạo theo địa chỉ không được thấp hơn điểm chuẩn vào trường. Không những thế lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng tiết lộ: “Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra các quy định mới để quản lý chặt chẽ các hệ đào tạo, đặc biệt là hệ đào tạo liên thông”.
Với động thái quyết liệt của Bộ GD-ĐT và sự hậu thuận mạnh mẽ của người học thì câu chuyện đóng cửa các trường ĐH, CĐ kém chất lượng ở Việt Nam chỉ còn là yếu tố thời gian.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Loạn phí trường tư
Không có khung học phí, cũng không có quy định cụ thể về tiền trường trong khối trường ngoài công lập. Ràng buộc duy nhất là quy định mơ hồ "tiền trường thu theo mức do phụ huynh và nhà trường thỏa thuận".
Điều này khiến tiền học tại trường tư vốn đã cao nay còn tăng đến chóng mặt.
Một buổi liên hoan của học sinh lớp 1A2 do phụ huynh học sinh đóng tiền tổ chức cho các cháu - Ảnh: Minh Phương
Học phí tăng ít nhất 30-40% trong năm học mới là thông tin không vui vẻ gì với những phụ huynh có con học trường tư ở Hà Nội.
Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm làm một cú nhảy vọt từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng trong năm học này. Trường Lê Quý Đôn chỉ tính các khoản học phí, tiền ăn, ôtô đưa đón, năm trước nộp 3,4 triệu đồng/tháng, năm nay tăng lên 4,5 triệu đồng/tháng. Trường tiểu học Nguyễn Siêu tăng học phí từ 160 USD lên 200 USD/tháng... Từ mầm non đến tiểu học, trung học, năm học mới này rất hiếm trường giữ nguyên mức học phí cũ.
Chỉ có ở trường tư
Tự bảo vệ Ông Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho biết: Theo luật, không có khung học phí áp dụng cho trường tư mà học phí trường tư do nhà trường và phụ huynh tự thỏa thuận. Nhà trường có trách nhiệm công khai mức học phí, công khai các khoản thu chi và cam kết về chất lượng. Như vậy với thực tế hiện nay, phụ huynh trường tư sẽ phải tự bảo vệ mình. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó.
Ngoài học phí cao, phụ huynh còn méo mặt với rất nhiều khoản tiền khác nhau, trong đó có những khoản chỉ có ở trường tư.
Trường mầm non New Star Kids (phố Chùa Hà, Hà Nội) chia các bé từ 18-60 tháng tuổi thành các lớp: lớp nhà trẻ có học phí 145 USD/tháng; lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn đều có mức phí chung là 140 USD/tháng. Đặc biệt, khi bắt đầu nhập học trẻ phải đóng đến 70 USD. Và dù học thử phụ huynh cũng phải đóng 1/2 phí nhập học thông thường (35 USD), cộng với tiền học 7 USD/nửa ngày hoặc 8 USD/cả ngày.
Tại trường này, phí học phẩm một năm cho học sinh là 80 USD, được mô tả chi tiết là "phí học phẩm dùng mua đồ dùng học tập cho trẻ, giáo trình làm quen tiếng Anh và học múa".
Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề đăng ký cho con học lớp nhà trẻ (dưới 3 tuổi), các cháu chưa được "làm quen tiếng Anh", "vận động múa", liệu có được trừ bớt học phí thì lãnh đạo nhà trường thủng thẳng: "Dù chưa đến tuổi học, nhưng mức học phí không giảm vì tiền dư sẽ được... bù vào chế độ dinh dưỡng".
Trường tiểu học Academy ngoài các loại tiền được đóng một lần khi nhập học như nhiều trường tư khác đã thu tới 6.000 USD/năm cho một chương trình song ngữ được "nhập khẩu". Nhưng theo thông báo của nhà trường, phụ huynh vẫn phải nộp thêm phí bản quyền (tiền mua chương trình) là 100 USD.
Ngoài số tiền phải nộp để mua sách giáo khoa là 200 USD, phụ huynh phải đóng thêm tiền mua sách quốc tế mà theo giải thích của nhà trường là "phí cử người đi mua sách và quản lý sách".
Ngoài các khoản đóng cố định đã rất cao, phụ huynh cho con em học ngoại khóa phải đóng thêm tiền. Trong ảnh: buổi học chơi cờ tướng ngoại khóa của học sinh Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội - Ảnh: nguyễn khánh
Quạt bây giờ mau hỏng
Chỉ biết bấu víu vào quy định "được thỏa thuận" và được "giải thích rõ ràng, minh bạch" để tính toán mức học phí cho con, nhưng thực tế nhiều phụ huynh cho biết nhà trường không bàn bạc, trao đổi, giải thích không thuyết phục về tiền trường.
Điều khiến đa số phụ huynh trường mầm non tư thục thắc mắc là các trường này đều đi thuê địa điểm, không phải xây dựng mới, nhưng đa số đều có khoản "tiền xây dựng" với nhiều tên gọi khác nhau.
Người phụ trách một trường mầm non tư thục tại khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy lý giải: "Trường không phải xây dựng nhưng phí đó được tính vào tiền cơ sở vật chất. Chẳng hạn, quạt treo tường cho các cháu đều phải sáu tháng thay một lần vì bây giờ quạt sản xuất... nhanh hỏng lắm".
Tại một trường mầm non ở khu tập thể Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội), ngoài phí nhập học, học phí, phí học phẩm được tính theo tháng, phụ huynh còn phải đóng thêm tiền nước, phụ phí... Khi được hỏi phụ phí là gì khi tiền học phẩm, tiền nước, tiền hỗ trợ cơ sở vật chất đã riêng rẽ đủ cả thì người phụ trách trả lời phụ phí chính là tiền điều hòa và tiền... giấy vệ sinh.
Không còn lựa chọn
Nhiều phụ huynh Trường Academy sau nhiều ngày trời đeo đẳng để được giải thích về những khoản tiền phi lý nhưng cũng không có được lời giải đáp. Chị Ng., một phụ huynh có con học lớp 3 trường này, cho biết: phản ứng về các khoản tiền vô lý, một số phụ huynh xin chuyển trường cho con nhưng đã bị giữ học bạ vì "phải đóng nốt tiền trước khi đi".
Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh ở các khu đô thị như Trung Hòa - Nhân Chính, Văn Quán, Việt Hưng, Định Công... cho biết "vì "trắng" trường công nên mới phải cho con học trường tư". Một phụ huynh ở Văn Quán cho biết: "Thu nhập của vợ chồng tôi gộp lại chừng hơn 10 triệu đồng/tháng nhưng phải lo cho hai con đi học. Với mức tiền này nếu con học trường công thì đỡ khổ hơn nhưng trường không có, đành phải cắn răng cho vào trường tư, nhưng cũng không biết cố được tới bao giờ khi trường tư tăng giá chóng mặt".
Ông Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - nhận xét: Trường tư ngày càng bung ra nhiều. Các trường này đều thu phí cao nhưng lại chưa có một cơ quan đứng ra giám sát về chất lượng tương ứng với mức học phí, giám sát cam kết của nhà trường đối với phụ huynh, giám sát về vấn đề thu chi đã minh bạch, hợp lý chưa.
Phải "nộp một cục" Theo thông báo của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, những khoản tiền phải đóng ngay khi học sinh nhập học trên 17 triệu đồng. Một số phụ huynh ở Trường tiểu học Brendon cho biết trường có quy định thu học phí theo học kỳ và phụ huynh phải nộp tiền trong vòng 10 ngày trước khi vào đầu kỳ học với số tiền 20 triệu đồng, chưa kể một số khoản được lưu ý là "sẽ tính theo phát sinh thực tế". Ở một số trường khác, không bắt buộc "nộp một cục" nhưng quy định rất rõ sẽ tính thêm tiền "trượt giá" với tỉ lệ 3-5% đối với những trường hợp nộp tiền theo tháng.
Theo TTO
Không thể bỏ điểm sàn 1. Sau khi vừa kết thúc kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một loạt trường lên tiếng đòi Bộ GD&ĐT bỏ thi "ba chung", họ cho rằng chiếc áo 3 chung" đã quá "chật", không còn phù hợp, các trường đều muốn "cải tiến" theo hướng được tự tổ chức tuyển sinh. Trong đó "sốt sắng" nhất là các trường ngoài...