Đóng cửa cơ sở mầm non nơi cô giáo kéo trẻ ra góc lớp tát tới tấp
Một vụ bạo hành trẻ em vừa xảy ra ngay tại Hà Nội đang làm dậy sóng dư luận. Vì em bé không chịu ăn, cô giáo đã kéo em vào một góc khuất camera, sau đó tát tới tấp vào má bé…
Cô giáo đánh trẻ tím mặt trong lớp học ở Hà Nội. Ảnh cắt từ clip
Phạt hành chính 10 triệu đồng vì chưa được cấp giấy phép hoạt động, cô giáo bạo hành trẻ
Chiều 27/2, trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Thúy Hồng – Phó trưởng phòng phụ trách khối Mầm non, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm cho biết, đơn vị đã yêu cầu UBND xã Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) có công văn báo cáo hướng giải quyết đóng cửa cơ sở nhà trẻ Ngôi sao hạnh phúc (Happy Stars), xử phạt hành chính khoảng 10 triệu đồng với chủ cơ sở này về việc chưa được cấp phép đã hoạt động trông trẻ và cô giáo bạo hành trẻ.
“Từ ngày 20/2, sau khi kiểm tra cơ sở giáo dục này, nhận thấy còn chưa đảm bảo đủ điều kiện về phương án phòng cháy chữa cháy để thành lập trường. Do đó, chúng tôi đã yêu cầu xã giải quyết đóng cửa cơ sở này. Thế nhưng, khi chưa thực hiện xong, lại xảy ra việc cô giáo bạo hành trẻ”, bà Hồng thông tin.
Theo bà Hồng, sau khi nhận được thông tin từ gia đình cháu bé phản ánh bị cô giáo bạo hành, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã cùng Công an huyện, chính quyền xã xuống thăm gia đình cháu bé. Sau đó, công an có mời cô giáo và nhóm trẻ đến làm việc. Tại đây, cô giáo và nhóm trẻ đã nhận trách nhiệm và xin lỗi gia đình. Hai bên đã hòa giải, gia đình cũng chấp nhận lời xin lỗi của cô giáo.
“Thực ra cô giáo này còn trẻ mới sinh năm 1995 nên hành động vẫn còn bồng bột. Gia đình cháu bé cũng không muốn kiện cáo, làm to chuyện nên đã đồng ý hỏa giải”, bà Hồng nói.
Cô giáo tát tới tấp trẻ vì không chịu ăn?
Video đang HOT
Trước đó, ngày 24/2, chị T. chia sẻ loạt video ghi lại cảnh con gái chị bị cô giáo tại mầm non Happy Stars bạo hành trong giờ ăn trưa tại lớp ngày 23/2/2019.
Theo đoạn video, sau khi em bé không chịu ăn, một cô giáo mặc áo cam đã kéo bé vào góc khuất camera. Ngay sau đó, một giáo viên khác lại gần tát liên tục vào má bé rồi lấy thìa cơm tống vào miệng, ép bé ăn. Phụ huynh về nhà thấy má con bị bầm tím liền kiểm tra camera và phát hiện ra vụ việc.
Mặc dù cô giáo đã đến nhà xin lỗi nhưng phụ huynh không chấp nhận và yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết. Được biết cơ sở tư thục này vẫn chưa được cấp phép.
Chia sẻ với báo chí, Anh Thanh Tùng, người cung cấp clip ghi lại hình ảnh con mình bị đánh tại lớp từng chia sẻ: “Con gái tôi đi học được 3 ngày bé về khóc khản tiếng và tím một bên má. Đoạn clip đưa con tôi vào góc khuất camera và dí đầu, tát vào mặt cháu cho thấy toàn bộ sự việc”.
Sau khi xảy ra sự việc, gia đình anh Tùng đã báo cơ quan chức năng vào cuộc xác minh cô giáo bạo hành con anh là cô Nguyễn Thị Hồng Hải (SN 1995).
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Câu chuyện giáo dục: Lời xin lỗi của cô hiệu trưởng
Một tuần sau khi lớp có cô giáo chủ nhiệm mới, học trò lên gặp cô hiệu trưởng phản ánh cô giáo "trước sau không như một". Cô hiệu trưởng đã xuống lớp xin lỗi học sinh cả lớp...
Câu chuyện được một phụ huynh ở TPHCM kể lại từ chính trường hợp của con mình. Con chị học tại một trường tư thục, khi đó lớp thay đổi giáo viên vì cô cô chủ nhiệm ốm, phải nghỉ dạy để chữa bệnh.
Con trẻ cực kỳ nhảy cảm trước cách ứng xử của người lớn trước mỗi sự việc (Ảnh mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết)
Nhà trường đã tổ chức cho các ứng viên vào lớp dạy thử tại lớp của các con và sau đó, trẻ sẽ bình chọn cô giáo các con thích nhất. Cô giáo được bình chọn nhiều nhất nhận lớp, đồng thời nhà trường giữ cô thứ có phiếu bình chọn thứ hai ở diện "dự phòng". Vài ngày đầu các con rất vui...
Một tuần sau, khi chị đón con, bé kéo tay chị nói "Má phải đi cùng con để gặp cô hiệu trưởng". Lúc này, "chân dung" cô giáo mới chính thức được lộ diện qua lời kể của trẻ thơ.
Con chị phản ánh khi có mặt cô hiệu trưởng hay giáo viên khác thì cô rất ngọt ngào, vui vẻ với cả lớp. Nhưng lúc chỉ có cô với cô bảo mẫu thì cô như một con người khác, cô la mắng, xúc phạm học trò. Trong giờ Toán, học sinh nào chưa làm được bài tập cô liền nói "Xuống lớp 2 mà học lại đi".
Một bạn gái trong lớp đi học mang đôi dép nhựa mà bạn ấy yêu thích thì bị cô nói: "Bộ nhà không có tiền hay sao mà mang đôi dép thấy gớm" làm bạn khóc tức tưởi.
Đỉnh điểm nhất là chuyện vừa xảy ra, một học sinh để đồ dùng học tập hơi lộn xộn trên bàn thì cô đến dùng tay gạt văng xuống nền rồi yêu cầu học sinh này phải bò đi nhặt lại từng cái một. Hộp sáp chì gần 50 cái tung tóe khắp lớp và không bạn nào dám nhặt giúp vì sợ hãi...
Người mẹ dẫn con lên phòng cô hiệu trưởng để con trình bày, con vừa kể vừa khóc vì thương bạn và bức xúc. Nghe con kể xong, cô hiệu trưởng cúi xuống xin lỗi con và hứa sẽ xem xét ngay.
Ngày hôm sau, sau khi xem xét sự việc, trước giờ vào học, cô hiệu trưởng vào lớp và xin lỗi cả lớp vì nhà trường đã không theo sát để các con bị đối xử bất công. Ngay sau đó, đã thay cô giáo "dự phòng" vào dạy các con...
Một tình huống nhưng thể hiện sự nhân văn của nhà trường, và bằng hành động của mình đó cũng là cách họ dạy trẻ con dũng cảm, biết nhận trách nhiệm và sửa sai.
Câu chuyện khác xảy ra tại một trường mầm non. Vị phụ huynh vô tình làm kẹt tay một em bé và vội rời đi chưa kịp xin lỗi con. Với ngón tay được băng bó, về nhà đứa bé thắc mắc với mẹ vì sao cô ấy làm con đau mà không xin lỗi con.
Người mẹ lên trường trao đổi tình huống này với quản lý và nhà trường liên hệ với vị phụ huynh kia và chị nhận ra lúc đó mình đang vội, đầu óc không để ý. Chị rất hợp tác và ngày hôm sau, chị lên trường gặp đứa trẻ bị đau và xin lỗi con.
Các nhà quản lý, giáo viên tiểu học ở TPHCM trong chuyên đề tập huấn ứng xứ trước các vấn đề của học trò.
Trong rất nhiều tình huống giáo dục, điều đáng ngại nhất không phải là người lớn, giáo viên làm sai. Ai cũng có thể sai lầm, trẻ hay lớn tuổi đều có thể sai lầm trong cuộc sống, trong công việc. Nhưng điều quan trọng là sau khi làm sai cần dũng cảm nhận lỗi chân thành và sửa sai.
Và nữa, không ít vụ bạo hành học sinh khi bị phanh phui, nhiều giáo viên vội vã xin lỗi nhà trường, phụ huynh, xin lỗi dư luận... mong được tha thứ nhưng chúng ta thường quên xin lỗi chủ thể bị gây tổn thương trực tiếp chính là học sinh.
Trong tiềm thức chúng ta vẫn đồng ý rằng người lớn không cần xin lỗi trẻ con, xin lỗi trẻ con là hạ mình. Trong khi nếu làm sai, lời xin lỗi với học sinh sẽ xoa dịu rất nhiều thứ, xoa dịu chính mình và cả học trò... Trẻ con rất dễ tha thứ và tin tưởng vào người lớn dám nhận lỗi khi làm sai. Chưa kể, việc người lớn dũng cảm nhận lỗi cũng là cách dạy trẻ chân thực nhất.
Hai câu chuyện trên cũng là bài học về sự gắn kết, hợp tác trong giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Hai chủ thể chung tay với nhau bằng sự chân thành, để giáo dục con trẻ tốt hơn chứ không phải để đỗ lỗi, bắt bẻ.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có đang "né" trách nhiệm? Trong phần trả lời chất vấn sáng nay (31/10), khi nói về quy định trong dự thảo, trong đó quy định, sinh viên ngành đào tạo giáo viên hệ cao đẳng, trung cấp chính quy "bán hoa" lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng ban soạn thảo và đặc biệt là cá nhân...