Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ chính thức đưa khí đốt sang EU vào giữa năm 2020
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak cho biết Dòng chảy Phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt của Nga cho Đức và các khách hàng châu Âu khác sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2020.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak hôm 21/11 thông báo tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ sớm được thông dòng và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào giữa năm 2020.
Dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào giữa năm 2020.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói với các phóng viên rằng việc cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 có thể bắt đầu trong những tháng tới.
Hệ thống tuyến đường ống khí đốt ở ngoài khơi và đất liền đã được kết nối tại Đức vào năm ngoái. Giấy phép để tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 chạy qua vùng lãnh hải của các quốc gia khác, gồm Nga, Phần Lan, Thụy Điển và Đức, đã được phê duyệt từ lâu. Hồi tháng 10 vừa qua, chính quyền Copenhagen cuối cùng đã “bật đèn xanh” cho đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 đi qua lãnh hải của Đan Mạch.
Dự án này hiện nay đã được hoàn thiện 80%. Hạn chót cho việc xây dựng đường ống đã được ấn định vào cuối năm 2019.
Video đang HOT
Với việc Dòng chảy Phương Bắc 2 được thông dòng vào giữa năm 2020, Nga – Ukraine – châu Âu sẽ càng phải có quyết định sớm hơn về hợp đồng khí đốt trong tương lai gần bởi hợp đồng hiện tại sẽ hết vào cuối năm nay.
Các nước phản đối Dòng chảy Phương Bắc, trong đó có Ukraine, cho rằng dự án rằng sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng châu Âu nhưng lại không thể phủ nhận rằng châu lục này rất cần khí đốt Nga.
Vấn đề liên quan đến việc trung chuyển khí Nga – Châu Âu – Ukraine đang được thảo luận gấp rút. Ukraine mới đây đã nói về ý định sẽ không mua khí đốt Nga theo hợp đồng 1 năm một mà theo hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo nguồn cung một cách ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu.
Theo kinhtedothi.vn
Nga đề nghị Ukraine, EU thực hiện đúng pháp luật châu Âu
Thay vì thỏa thuận vận chuyển khí đốt trong nhiều năm với giá siêu rẻ, Nga yêu cầu EU, Ukraine thực hiện đúng các cơ chế châu Âu mới.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 3/10 đã tuyên bố, việc quá cảnh khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu sẽ được ấn định theo luật pháp châu Âu hiện hành.
Một phần đường ống trung chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu. Ảnh: Reuters
Phí quá cảnh cũng được xác định theo luật hiện hành của châu Âu thay vì do nhà cung cấp Gazprom của Nga đưa ra như trước đây, vốn được ra giá rất "ưu đãi" với quốc gia láng giềng có mối quan hệ tốt đẹp như Ukraine.
"Giá quá cảnh theo luật pháp châu Âu sẽ được xác định theo các luật pháp châu Âu hiện hành. Đây không phải là chi phí bơm trên 1.000 mét khối và trên 100 km, như hợp đồng trước đây" - Bộ trưởng Novak nói.
Nga và Ukraine, EU đang thực hiện các vòng đàm phán về gia hạn quá cảnh khí đốt Nga qua đường ống ở Ukraine sau năm 2019.
Trong hợp đồng gia hạn quá cảnh khí đốt Nga đang được thảo luận, Ukraine đề xuất thực hiện nghĩa vụ bơm 60 tỷ mét khối khí mỗi năm trong vòng 10 năm từ Nga sang châu Âu.
Tuy nhiên, Gazprom không đồng ý với điều này bởi những con số gia tăng gần đây về lượng khí đốt mà châu Âu mua của Nga đã tăng lên nhanh chóng. Năm ngoái, quá cảnh qua Ukraine lên tới khoảng 86 tỷ mét khối. Trong khi đó, công suất của Nord Stream-2 là 55 tỷ mét khối và đường ống Thổ Nhĩ Kỳ là 31,5 tỷ mét khối khí. Một khi hai đường ống này được hoàn thành, Nga không có nhu cầu sử dụng đường ống qua Ukraine nữa.
Không chỉ là lý do đó, luật pháp về năng lượng ở châu Âu điều chỉnh các hợp đồng năng lượng được ký kết hàng năm. Dù liên tục yêu cầu Nga thực hiện các quy tắc mới của châu Âu, tuy nhiên, cả EU và Ukraine đều không muốn kịch bản như vậy xảy ra bởi điều đó có nghĩa họ sẽ phải trả chi phí quá cảnh lớn cũng như giá khí đốt mua vào EU sẽ cao lên.
EU không muốn mua khí đốt với giá cao nhưng các quy định pháp lý mới của châu Âu lại thúc đẩy điều này. Brussels dường như đã ngầm bắn tín hiệu với Ukraine về việc trì hoãn thực hiện các hợp đồng trung chuyển khí đốt theo luật pháp châu Âu, gia tăng thêm những khó khăn đàm phán với Nga. Đến nay, Kiev vẫn chần chừ tuân thủ pháp luật của châu Âu về năng lượng, đồng thời càng chông gai hơn trên con đường "Âu hóa".
Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu Maros Sefcovic mới đây đã thông tin, vòng đàm phán ba bên tiếp theo về vấn đề khí đốt theo định dạng Nga-EU-Ukraine sẽ được tổ chức vào ngày 28/10 tại Brussels (Bỉ).
Ông Sefcovic thông báo về vòng đàn phán trên Twitter và cho biết ông rất mong chờ về điều đó.
Trước đó, vòng đàm phán đầu tiên về nội dung này đã tổ chức vào ngày 19/9 tại Brussels. Sau vòng đàm phán vận chuyển khí, ông Sefcovic gọi đây là các tín hiệu tích cực.
Các cuộc đàm phán xoay quanh nội dung: việc vận chuyển khí đốt tuân thủ quy tắc năng lượng của EU trong một thỏa thuận khung trong tương lai; thời hạn thích hợp của hợp đồng tương lai; khối lượng cần thiết với khả năng thay đổi có thể; giá vận chuyển khí.
Gazprom trong vòng đàm phán vào ngày 19/9 đã đồng ý về khả năng ký kết hợp đồng trung chuyển theo các quy tắc của châu Âu từ ngày 1/1/2020, nếu chúng cũng được thực hiện đầy đủ tại Ukraine trước cuối năm nay.
Huy Vũ
Theo baodatviet
"Chiếc ô" Mỹ sụp đổ ở Trung Đông, Nga mang S-400 đến Saudi Arabia định hình lại "bàn cờ" khu vực? Nếu Saudi Arabia và Nga thực hiện thương vụ S-400, điều này có thể tạo ra một sự khó chịu đối với Tehran. Nga có thể sử dụng kho vũ khí ngoại giao của mình để giúp xoa dịu căng thẳng và giữ gìn mối quan hệ với Saudi Arabia. Cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi...