Đồng cảm từ bức ảnh mẹ đút cho con ăn trước cổng trường
Đón con ở trước cổng trường tiểu học, người mẹ đút cho cậu bé ăn bằng phần cơm làm sẵn mang theo. Hình ảnh này làm dấy lên mối đồng cảm của không ít phụ huynh…
Bức ảnh do anh Nguyễn Dũng, một phóng viên ở TPHCM chụp lại trước cổng một ngôi trường tiểu học ở quận 1, TPHCM. Đó là hình ảnh một người mẹ đút cho con ăn trước cổng trường.
Nhìn vào bức ảnh, đập vào mắt nhiều người là suy nghĩ đứa bé lớn tướng rồi mà mẹ còn đút từng thìa thì rất khó để chấp nhận. Tuy nhiên, chưa hẳn đã như mọi người đánh giá, có thể chỉ trong bối cảnh đó, trong sự gấp gáp, người mẹ mới tranh thủ đút cơm cho con.
Nhìn bức ảnh này, không ít phụ huynh bày bỏ những tâm tư, nhức nhối.
Anh Trần Hùng, một phụ huynh ở TPHCM cho biết, cảnh này ở khắp mọi nơi, mỗi sáng đưa con đi học lại càng thấm thía, đồng cảm với phụ huynh.
Ở cổng trường, sân trường tiểu học con Hùng đang theo học, mỗi sáng có hàng chục phụ huynh đứng đút thức ăn cho con hoặc đứng canh con ăn sáng. Còn các con, có đứa mắt nhắm, mắt mở cố nuốt thức ăn.
Như con anh, trường cách nhà chưa đến một cây số nhưng mỗi sáng mẹ cháu phải đánh thức con dậy từ 6h để vệ sinh, rồi lo ăn uống. Có những hôm con ngủ gật trên bàn ăn… Mắt không mở nổi!
Nhiều khi mẹ không kịp vì công việc thì ba ghé mua ổ bánh mỳ, ép con ăn vội hoặc dỗ dành, năn nỉ.
Video đang HOT
Nhà gần nên 6h30 sáng thì con anh Hùng đi học. Đến trường còn vài phút để cháu uống hộp sữa nhưng cũng có khi uống không kịp… Nghe tiếng trống trường cháu vùng chạy “Con xếp hàng chứ không sẽ bị sao đỏ ghi tên”.
Buổi tối, cháu ngủ sớm nhất cũng gần 22h vì phải học, làm các kiều bài tập. Giờ vào học là 6h45 sáng.
Với những học sinh nhà cách trường vài cây số, bố mẹ vội đi làm thì đưa con học mà như con rối. Nếu giờ vào học như vậy, anh Hùng ước nhà trường tổ chức bữa ăn sáng để các cháu có bữa ăn quan trọng nhất một cách đoàng hoàng. Hoặc ước giờ vào học muộn hơn 30 phút.
Hình ảnh mẹ đút cho ăn có thể khó coi, nhưng anh Hùng lại thấy đồng cảm. Đó là sự lo lắng, quan tâm của người mẹ về bữa ăn của con. Để cháu tự ăn có thể lâu không kịp giờ hoặc cháu bỏ bữa… Lý do vậy có thể cũng không đúng nhưng nếu có thời gian thong thả thì không bố mẹ nào lại muốn con phải đứng ăn ngoài đường.
“Đó là trường hợp bức ảnh được chụp vào lúc sáng sớm, trước giờ vào học. Còn giờ tan học, có thể người mẹ này sắp phải đưa con đi học thêm”, ông bố dự đoán.
Học trò thiếu ngủ, bữa ăn tạm bợ, sơ sài, ăn ngay khi ra khỏi trường hay ăn ngay khi đang ngồi trên xe máy… là hình ảnh không hiếm ở các thành phố lớn.
Điều đó cũng phần nào phản ánh thực trạng con trẻ đang gánh những hậu quả từ áp lực cuộc sống, áp lực về học hành, về giáo dục, giao thông… Những áp lực này khiến các nhu cầu cơ bản của con người là ăn, ngủ cũng bị ảnh hưởng.
Theo Dân Trí
GV chủ nhiệm: Áp lực nhưng không thể chối bỏ trách nhiệm!
Vụ việc 5 học sinh nữ đánh đập, lột đồ bạn tại lớp học ở Hưng Yên đã gây làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Sư việc chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại được phen sục sôi với nội dung bênh vực cô giáo chủ nhiệm được một trang mạng đăng tải.
Điều đáng nói là, nội dung này lại được một bộ phận không nhỏ thầy cô bỗng thấy "đồng cảm" với đồng nghiệp của mình, theo kiểu "việc học sinh gây ra, sao giáo viên phải chịu?" hay "giáo viên chúng tôi đâu phải thánh",...
Một sự đồng cảm đáng trách
Trao đổi về vấn đề này, TS. Vũ Thu Hương cho biết: Sau vụ việc làm rúng động dư luận liên quan đến nữ sinh bị bạn học đánh hội đồng ở Hưng Yên, tôi rất đồng tình với cách xử lý kịp thời và cương quyết của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, trước khi kết luận cuối cùng về mức kỷ luật được đưa ra, nội dung bênh vực giáo viên theo hướng chối bỏ trách nhiệm lại được một bộ phận thầy cô tán dương đã thể hiện sự thiếu nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Nội dung chia sẻ có đoạn: "...Hiện nay, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tại các trường phổ thông hầu hết là giáo viên dạy các bộ môn kiêm nhiệm thêm. Cũng hầu hết trong đó, không được đào tạo về quản lý giáo dục một cách bài bản.
Một giáo viên vừa phải đứng nhiều lớp dạy học kiến thức bộ môn, vừa phải quản lý tình hình trong một lớp học thì đạt kết quả cao như thế nào? Đó là còn chưa kể đến việc lương giáo viên ngày nay chẳng thể nào đủ đầy.
Sau mỗi tiết dạy, hàng tá giáo viên lại phải đối mặt nỗi lo cơm áo gạo tiền, áp lực đủ điều. Vậy, còn đâu tâm trí mà bắt họ phải theo sát lớp mình chủ nhiệm với thời lượng 24/24 để biết hết mọi chuyện diễn ra. (...)"
Theo TS. Vũ Thu Hương, với những lý lẽ này, bài báo đã hồn nhiên công nhận: người giáo viên hiện nay không có đủ kiến thức, không được đào tạo bài bản để quản lý học sinh, vậy tại sao họ lại được giao quản lý học sinh?
Bài báo cũng thừa nhận giáo viên này đã không dành toàn bộ tâm sức cho việc giáo dục trẻ với lý do cơm áo gạo tiền. Giáo viên có thể không ngay lập tức biết hành động của các em nhưng chẳng lẽ cô lại "không biết tí gì" về tâm tính, về suy nghĩ của học sinh? Nếu vậy, cô có gọi là hoàn thành trách nhiệm của 1 GVCN lớp hay không?
"Theo phân tích của bài báo trên, giáo viên hầu như chỉ làm việc giảng kiến thức, phải chăng giáo viên chỉ là thợ dạy chữ? Một trong 3 mục tiêu giáo dục học sinh là giáo dục đạo đức, nói như luận điệu trên, có lẽ đạo đức không còn là 1 mục tiêu giáo dục trong các nhà trường? Phải chăng, trẻ chỉ đến lớp để học chữ là xong, còn mọi vấn đề đạo đức của trẻ, người giáo viên phụ trách không phải quan tâm?", TS. Vũ Thu Hương đặt câu hỏi.
TS. Vũ Thu Hương
GVCN thiếu năng lưc hay thiếu tình người?
TS. Vũ Thu Hương cho rằng: Khi trả lời trên truyền thông, cô chủ nhiệm nói không làm gì sai nên cô không việc gì phải ngại. Thật kì lạ. Một GVCN để tồn tại trong lớp 5 em học sinh có suy nghĩ, hành vi côn đồ, vô nhân tính liên tục hành hạ bạn, chưa kể một số không ít học sinh trong lớp vô cảm trước các hành vi côn đồ mà có thể nói là vô can ư?.
Hơn nữa, 1 trong 5 học sinh tham gia đánh đập, làm nhục bạn lại đang được giao nhiệm vụ lớp phó học tập. Vậy, có còn ai tin được khả năng "chọn mặt gửi vàng" của cô chủ nhiệm khi cô có 1 cán bộ lớp "nhiệt tình, năng động" như vậy?
Thiết nghĩ, nếu là 1 GVCN tốt, chắc chắn cô phải biết 5 đứa trẻ côn đồ này có những suy nghĩ "khác thường" ngay từ trước khi vụ việc xảy ra. Vậy cô đã thực sự can thiệp, giáo dục các em chưa? đã phối hợp với gia đình để giáo dục các em chưa? hoặc đã báo cáo lên Ban Giám hiệu chưa?... Nhưng cô lại "hoàn toàn không biết". Vậy cô đã hoàn thành trách nhiệm hay chưa?
Bạo lực bao giờ cũng có mầm mống, phát triển rồi mới đến cao trào. Bởi vậy, nếu thật sự có trách nhiệm, có tình yêu thương, chắc chắn việc em Y. thường xuyên bị các bạn bắt, bị đánh trước đó,... sẽ không thể lọt qua mắt một GVCN, có thể bằng nhiều kênh: từ phản ánh của các học trò khác hay từ tâm sự của chính nạn nhân.
Và như vậy, với tình thương và trách nhiệm của một nhà giáo, phối hợp với gia đình, lắng nghe tâm tư học trò, chắc chắn sẽ góp phần đẩy lùi bạo lực học đường, ngăn chặn được hậu quả đáng tiếc. Vì "ở đâu có yêu thương, ở đó có bình yên!".
"Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiến hành quy trình kỷ luật những cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc. Riêng đối với GVCN, nếu cô không thực sự nhận ra lỗi, thiếu chân thành và cầu thị, chắc chắn nhiều người, trong đó có tôi sẽ không ngần ngại "bỏ phiếu mời cô ra khỏi ngành"", TS. Vũ Thu Hương nêu quan điểm.
Theo GDTĐ
Cô giáo tâm sự: "Mất ăn, mất ngủ" vì học sinh bỏ học Đọc bài viết "Khổ như... giáo viên chủ nhiệm duy trì sĩ số lớp" của cô giáo Loát Trần, tôi rất đồng cảm với nỗi lòng của người trong cuộc. Bởi chính tôi cũng đã có một thời "mất ăn, mất ngủ" vì học sinh bỏ học và lặn lội đi vận động các em đến lớp. Ảnh minh họa Nhiều người hay...